Hà Nội chìm trong bụi bẩn và sương mù
Sương mù kết hợp với bụi bẩn không thể khuếch tán lên cao khiến không khí Hà Nội ô nhiễm nặng nề. Hiện tượng này khả năng kéo dài, trước khi khu vực đón thêm không khí lạnh.
Sáng 21/1, Hà Nội chìm trong lớp sương mù kèm bụi bẩn. Các tòa nhà cao tầng biến mất trong lớp bụi mờ, tầm nhìn xa giảm, ô nhiễm không khí dễ dàng được nhìn thấy bằng mắt thường. Trạng thái này bắt đầu xuất hiện từ ngày 20/1 và kéo dài cả ngày.
Lúc 10h, Airvisual thể hiện chỉ số AQI trung bình tại Hà Nội là 241 đơn vị, ngưỡng cực kỳ có hại cho sức khỏe con người.
Trong khi đó, kết quả quan trắc của PamAir cho thấy tất cả khu vực nội thành đang có chất lượng không khí báo động. Chỉ số AQI dao động 200-300 đơn vị, ngưỡng rất xấu. Điểm quan trắc tại Ngọc Thụy ( Long Biên) tiếp tục được cảnh báo mức độ ô nhiễm cao nhất với hơn 420 đơn vị.
Không chỉ Hà Nội, chỉ số AQI tại các tỉnh, thành miền Bắc cũng đều đạt ngưỡng có hại sáng nay, tập trung nhiều ở phía Đông Bắc Bộ. Tại Bắc Giang, chỉ số AQI đạt tới 400 đơn vị, mức độ ô nhiễm tương đương Hà Nội.
Chỉ số AQI tại các điểm quan trắc ở Hà Nội đồng loạt ở ngưỡng rất xấu và nguy hại lúc 10h sáng 21/1. Ảnh: PamAir .
Lý giải hiện tượng này, TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới Không khí sạch Việt Nam, cho biết miền Bắc đang bước vào giai đoạn không khí lạnh suy yếu, gió lặng, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn nên ô nhiễm không khí tái diễn.
Video đang HOT
Những ngày qua, bụi bẩn không thể khuếch tán lên cao kèm theo hiện tượng sương mù khiến chất lượng không khí trở nên tồi tệ. Hiện tượng này vẫn thường xuyên xuất hiện trong thời kỳ giao mùa, hoặc xảy ra trước và sau khi các đợt không khí lạnh tràn về.
Trong khi đó, Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết thời gian này, các điều kiện khí tượng bất lợi vào mùa đông kèm theo gió mùa Đông Bắc mang theo một lượng lớn bụi từ phía bắc đến Việt Nam, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng không khí ở miền Bắc.
Cơ quan này đưa ra dự báo thời gian tới, chất lượng không khí tại các đô thị miền Bắc còn ở mức xấu. Một số đợt ô nhiễm không khí có thể tái diễn do kết hợp của các yếu tố như lặng gió, nghịch nhiệt, đối lưu khí quyển thấp làm cho các chất ô nhiễm không thể phát tán lên cao hoặc đi xa.
Tổng cục Môi trường khuyến cáo người dân nên chủ động bảo vệ sức khỏe của mình và người thân bằng cách thường xuyên theo dõi thông tin về ô nhiễm không khí. Khi tình trạng ô nhiễm không khí diễn ra, người dân nên hạn chế các hoạt động ngoài trời vào ban đêm và sáng sớm, đóng các cửa sổ và cửa ra vào, sử dụng loại khẩu trang ngăn được bụi mịn.
Trước đó, trao đổi với Zing , TS Hoàng Dương Tùng nhận định thời tiết là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng không khí nhưng không phải nguyên nhân trực tiếp gây ra ô nhiễm. Tác nhân của ô nhiễm không khí vẫn đến từ các nguồn phát thải như hoạt động giao thông, xây dựng trong thành phố.
Do đó, vị chuyên gia cho rằng Hà Nội cần quyết liệt hơn nữa trong việc giảm thiểu các nguồn phát thải, bởi thành phố không thể chờ đợi cơ may đến từ những ngày có thời tiết thuận lợi.
Mọi biện pháp về giảm nguồn phát thải từ phương tiện cá nhân, công cộng, các công trình xây dựng trong thành phố… cần phải được làm ngay, làm quyết liệt và kiên trì, mới có thể trả lại cho Hà Nội bầu không khí trong lành.
Ứng dụng AirVisual cảnh báo mức không khí ô nhiễm rất cao ở Hà Nội
Hệ thống cảm biến chất lượng không khí PAM Air và ứng dụng AirVisual đều cảnh báo chất lượng không khí ở mức "Rất xấu" và "Rất có hại cho sức khỏe" tại Hà Nội.
Các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh những ngày gần đây đang chìm trong lớp "sương mù" do ô nhiễm không khí và bụi mịn khiến nhiều người cảm thấy khó chịu, lo lắng.
Từ khoảng 6 giờ 30 phút sáng nay (5/1), hệ thống cảm biến chất lượng không khí PAM Air tại khu vực Hà Nội cảnh báo nhiều điểm đo phổ biến chuyển sang hai màu tím và nâu, tượng trưng cho chất lượng không khí ở mức "Rất xấu" và "Nguy hại".
Ứng dụng PAM Air cảnh báo nhiều khu vực có chất lượng không khí ở mức rất xấu tại Hà Nội.
Sử dụng ứng dụng AirVisual trên điện thoại thông minh cũng thông báo Hà Nội đang có chỉ số chất lượng không khí (AQI) lên tới 247, mức "Rất có hại cho sức khỏe".
Cùng với đó, chỉ số bụi mịn PM2.5 tại Hà Nội đo được là 203 g/m3, cao gấp 8 lần quy chuẩn quốc gia (25 g/m3) và 20 lần trung bình năm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Chỉ số của ngày hôm nay cũng cao hơn so với cùng thời điểm hôm qua.
Theo bản đồ dựa trên các điểm quan trắc cố định về chất lượng môi trường của Sở Tài nguyên - Môi trường Hà Nội, khu vực Minh Khai, Trung Hòa - Cầu Giấy, Xuân Thủy, Linh Đàm, Đường Tô Hiệu (Hà Đông) có chỉ số chất lượng không khí ở mức xấu nhất, có nơi đo được chỉ số AQI lên tới hơn 400.
Điều đáng nói là không chỉ Hà Nội, mà các khu vực lân cận như Bắc Ninh, Hải Dương, Việt Trì, Nam Định, Thanh Hóa,... cũng có chỉ số AQI ở mức cao, trung bình từ 190 - 250 tùy theo từng khu vực.
Ứng dụng AirVisual cũng đánh giá chất lượng không khí tại Hà Nội ở mức "Rất có hại cho sức khỏe".
Được biết, dữ liệu về chỉ số AQI được ứng dụng tính toán từ 2 nguồn: từ các thiết bị cảm biến chất lượng không khí do công ty D&L (công ty phát triển ứng dụng PAM Air) sản xuất, lắp đặt và vận hành và từ các nguồn dữ liệu khác mà PAM Air được phép thu thập và chia sẻ.
Trong các thành phần của không khí ô nhiễm thì các hạt bụi có vai trò quyết định chất lượng không khí. Thông thường các hạt bụi mà chúng ta nhìn thấy hay cảm nhận được là các hạt bụi kích thước lớn.
Còn các hạt bụi siêu mịn, kích thước dưới 2,5 micromet thì chúng ta sẽ không cảm nhận được rõ ràng, khi hít vào phổi, chúng sẽ đi theo đường máu đến các cơ quan trong cơ thể và gây ra phản ứng viêm và có thể gây bệnh ở nhiều cơ quan khác nhau.
Dựa vào chỉ số này cho phép người dùng có thể sắp xếp chế độ sinh hoạt hay đi lại phù hợp. Chẳng hạn nếu vào thời điểm mức độ ô nhiễm không khí tăng cao thì nên ở trong nhà, hạn chế ra ngoài đường, chạy máy lọc không khí, đóng cửa sổ để tránh không khí bẩn bên ngoài, hoặc nếu phải ra bên ngoài thì nên mang theo khẩu trang.
Chỉ số không khí Hà Nội 'đỏ rực' ngày cuối tuần Sáng cuối tuần (17/1), các hệ thống quan trắc đều ghi nhận chỉ số chất lượng không khí ở Hà Nội đạt ngưỡng đỏ và cam. Mức ô nhiễm này có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người dân. Liên tiếp trong các ngày cuối tuần 16-17/1/2021, chất lượng không khí Hà Nội có chiều hướng xấu đi khi các chỉ...