Hà Nội: Chi 20 tỷ đồng tuyên truyền phát triển điện hạt nhân
Tổng kinh phí Hà Nội dự kiến chi tuyên truyền phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam từ nay đến 2020 gần 20 tỷ đồng. Trong đó, Hà Nội đề nghị ngân sách Trung ương bố trí kinh phí thực hiện năm 2016 là hơn 2,1 tỷ đồng, giai đoạn 2017 – 2020 là 12,5 tỷ đồng.
UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 136/KH-UBND, triển khai kế hoạch khung giai đoạn 2016 – 2020 thực hiện đề án thông tin tuyên truyền về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam đến năm 2020 của thành phố Hà Nội.
Theo UBND TP Hà Nội thông tin tuyên truyền về phát triển điện hạt nhân là một nhiệm vụ quan trọng cần được tiến hành một cách hệ thống, thường xuyên, lâu dài để tạo ra nhận thức đúng đắn, sự đồng thuận của công chúng, xây dựng văn hóa an toàn góp phần đảm bảo sự thành công của chương trình phát triển điện hạt nhân.
Phối cảnh nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận trong tương lai
Video đang HOT
Điều đó cũng nhằm tăng cường nhận thức và sự hiểu biết một cách đầy đủ, đúng đắn của các tầng lớp xã hội và các tổ chức trên địa bàn TP Hà Nội về tính chất, đặc điểm, sự cần thiết và lợi ích của điện hạt nhân trong việc đảm bảo an ninh năng lượng, phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Việc này cũng xuất phát từ yêu cầu đảm bảo an toàn, an ninh, góp phần duy trì và nâng cao sự đồng thuận của công chúng cho việc triển khai thực hiện thành công Dự án điện hạt nhân một cách bền vững ở Việt Nam.
Hà Nội đặt ra mục tiêu trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, nhiệm vụ trọng tâm của công tác thông tin, tuyên truyền là tập trung phục vụ thực hiện thành công và đảm bảo an toàn cao nhất cho Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và các dự án điện hạt nhân tiếp theo.
Kế hoạch trên của Hà Nội nhằm phối hợp tuyên truyền, đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất và phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, ngành, đơn vị có liên quan, đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, chính xác, kịp thời trong việc cung cấp thông tin tiếp nhận và trả lời ý kiến công chúng.
Tổng kinh phí để triển khai thực hiện kế hoạch trên khoảng gần 20 tỷ đồng. Trong đó, Hà Nội đề nghị ngân sách Trung ương bố trí kinh phí thực hiện năm 2016 là hơn 2,1 tỷ đồng, giai đoạn 2017 – 2020 là 12,5 tỷ đồng.
Quang Phong
Theo Dantri
Xét cơ chế đặc thù làm nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận
Sáng 9/3, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì cuộc họp xem xét cơ chế hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng tỉnh Ninh Thuận nhằm góp phần phát triển kinh tế-xã hội, ổn định đời sống nhân dân vùng chịu ảnh hưởng của việc xây dựng Nhà máy điện hạt nhân.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì cuộc họp xem xét cơ chế đặc thù phục vụ xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận (ảnh: Chinhphu.vn).
Tại cuộc họp, các cơ quan chức năng trình bày các đề xuất phương án hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, triển khai đề án hỗ trợ nói trên. Tỉnh Ninh Thuận và Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đề xuất danh mục các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội quan trọng, cấp bách. Trong đó có các dự án như hồ thủy lợi Tân Mỹ, Đầm Nại, cầu Ninh Chữ, một số tuyến đường ven biển,...
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu cơ quan tiếp tục hoàn thiện Đề án, trong đó chú trọng về phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Ninh Thuận, làm rõ những tác động, điểm mới khi triển khai Nhà máy điện hạt nhân theo từng giai đoạn tiến độ xây dựng Nhà máy.
Trong các đề xuất cơ chế hỗ trợ, Phó Thủ tướng gợi ý cần chia ra các giai đoạn phù hợp để đảm bảo cân đối nhu cầu với nguồn lực, đưa thêm các dự án hỗ trợ về văn hóa, giáo dục, y tế,... cho người dân trong vùng.
"Quan trọng là phải sắp xếp theo thứ tự ưu tiên và phân kỳ đầu tư trên cơ sở tiến độ phù hợp với 2 dự án điện hạt nhân và đảm bảo lồng ghép hợp lý với các quy hoạch, nhất là các chương trình mục tiêu quốc gia đang và sẽ triển khai trên địa bàn", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng cũng cho ý kiến về nội dung một số kiến nghị đầu tư, dự án cụ thể mà Ninh Thuận dự kiến trình lên để hoàn thiện nội dung đề án trước khi trình lên cấp có thẩm quyền.
Theo báo cáo, đến thời điểm này, dự án Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận 1 & 2 đã hoàn thành Báo cáo nghiên cứu khả thi và Hồ sơ phê duyệt địa điểm để lấy ý kiến các Bộ, ngành và Hội đồng Thẩm định Nhà nước. Song song với các dự án hạ tầng, chủ đầu tư cũng đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực với việc cử 235/325 sinh viên và 24 kỹ sư học chuyên ngành điện hạt nhân tại Nga và Nhật Bản. Theo Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được Quốc hội thông qua tháng 11/2009, dự án gồm hai nhà máy với công suất trên 4.000 MW. Công nghệ chính là lò nước nhẹ cải tiến, thế hệ lò từ thứ ba trở lên, đã được kiểm chứng, đảm bảo tuyệt đối an toàn và hiệu quả kinh tế tại thời điểm lập dự án đầu tư. Tổng mức đầu tư của dự án khoảng 200.000 tỷ đồng (tại thời điểm lập dự án, quý 4/2008).
P.Thảo
Theo Dantri
Hà Nội nghiên cứu phần mềm quản lý cây xanh Ngày 7/7, UBND TP Hà Nội cho biết, thời gian tới sẽ nghiên cứu xây dựng phần mềm quản lý cây xanh đô thị. Phần mềm này sẽ giúp thành phố kiểm soát việc trồng, thay thế cây xanh... Báo cáo gửi đến HĐND TP Hà Nội, UBND TP Hà Nội cho biết, để khắc phục những tồn tại, thiếu sót trong kết...