Hà Nội chi 11 tỷ cho ‘đường ánh sáng’ và ‘đường hoa’
Tổng kinh phí để trang trí, chiếu sáng dịp Tết ở Hà Nội là 10,8 tỷ đồng.
Sở Xây dựng TP Hà Nội đã được UBND TP thống nhất phương án chiếu sáng trang trí dịp tết Nguyên đán 2014 theo đề xuất.
Theo đó, trong dịp Tết Nguyên đán này, Hà Nội sẽ trang trí phạm vi toàn thành phố bằng hệ thống chiếu sáng thường xuyên, bổ sung thêm hệ thống chiếu sáng khu vực quanh hồ Hoàn Kiếm.
Cụ thể, tuyến phố Đinh Tiên Hoàng được trang trí với chủ đề “Đường hoa”; tuyến Tràng Tiền có chủ đề “Hà Nội ngàn năm văn hiến”, Hàng Khay có chủ đề “Con đường sáng”…
Ngoài ra, mặc dù Hà Nội đang có hệ thống chiếu sáng tốt nhất cả nước nhưng thành phố này vừa quyết định đầu tư gần 3000 tỷ đồng xây dựng trung tâm điều khiển, giám sát chiếu sáng công cộng; xây dựng mới hệ thống chiếu sáng tác các quận, huyện, thị xã và xây dựng mới hệ thống chiếu sáng ngõ xóm tại các quận, huyện…
Hà Nội sẽ dành gần 11 tỷ chiếu sáng khu vực quanh hồ Gươm dịp Tết Nguyên đán 2014
Video đang HOT
Hà Nội đặt ra mục tiêu đảm bảo chiếu sáng theo quy chuẩn, quy hoạch, an toàn, hiệu quả và tiết kiệm điện. Mục tiêu hướng tới đến năm 2020, 100% đường đô thị, 80% ngõ xóm, 30% đường chương trình xây dựng nông thôn mới được chiếu sáng.
Kế hoạch cụ thể của Hà Nội đặt ra là đầu tư các hạng mục bao gồm công tác quy hoạch, trung tâm điều khiển chiếu sáng, chiếu sáng đường giao thông, chiếu sáng kiến trúc các công trình tiêu biểu, theo ranh giới hành chính 10 quận nội thành, 19 huyện và thị xã Sơn Tây.
Theo đó, kế hoạch bao gồm nâng cấp trung tâm điều khiển, giám sát chiếu sáng công cộng 45 tỷ đồng. Hà Nội cũng xây mới hệ thống chiếu sáng khắp các quận, huyện, thị xã 199 công trình trị giá gần 1.700 tỷ đồng. Ngoài ra, thành phố còn đầu tư 464 tỷ đồng xây dựng mới hệ thống chiếu sáng ngõ xóm tại các quận huyện và 158 tỷ đồng để cải tạo nâng cấp hệ thống chiếu sáng hiện có…
Cùng với Thủ đô, Thành phố Đà Nẵng cũng đã công bố dành số tiền trên 5 tỷ đồng triển khai đường hoa và chiếu sáng đô thị Tết Nguyên đán, trong đó chủ yếu sử dụng nguồn kinh phí xã hội hóa.
Theo VNN
Sắp có lời giải cho 156.000 tỷ đồng nợ xấu
Dự thảo Nghị định về Công ty quản lý tài sản đã hoàn thành, nếu thuận lợi trong tháng 4 sẽ ban hành. Đây là một giải pháp quan trọng để xử lý gần 156.000 tỷ đồng nợ xấu của hệ thống ngân hàng, qua đó gỡ nút thắt tín dụng.
Trao đổi với Dân trí tại Hội thảo "Triển vọng kinh tế 2013 - Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam" do trường doanh nhân PTI tổ chức ngày 10/03/2013, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển (thành viên nhóm cố vấn kinh tế của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng) tiết lộ, Dự thảo Nghị định thành lập Công ty Quản lý tài sản Việt Nam (VAMC) hiện đã hoàn thành, nếu thuận lợi sẽ ban hành vào tháng 4 tới.
Trước đó, tại Nghị quyết phiên họp triển khai nhiệm vụ đầu năm diễn ra sau Tết Nguyên đán, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước phải khẩn trương trình Thủ tướng phê duyệt Đề án xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng, trình Chính phủ thành lập và quy định về Điều lệ Công ty quản lý tài sản để triển khai thực hiện ngay trong quý I/2013.
Theo nhận định của chuyên gia Trương Đình Tuyển, nợ xấu là một trong những thách thức lớn nhất của nền kinh tế Việt Nam 2013. Theo đó, đây là mấu chốt của nhiều vấn đề liên quan đến tăng trưởng tín dụng, khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp và từ đó ảnh hưởng đến chỉ tiêu tăng trưởng GDP.
Trong 6 tháng đầu năm, Chính phủ sẽ tập trung vào việc xử lý nợ xấu và đến cuối tháng này, trong phiên họp Chính phủ thường kỳ có thể sẽ bàn đến việc ban hành một khung pháp lý cho thành lập VAMC. Tuy nhiên, theo đánh giá của ông thì vấn đề nợ xấu sẽ vẫn chưa thể được giải quyết trong nửa đầu năm và sẽ cần một thời gian - do đó, tín dụng đến giữa năm chưa tăng trưởng được như mong muốn. Hai tháng đầu năm, dư nợ tín dụng ra nền kinh tế vẫn ở mức âm 0,16%.
Nợ xấu đang là nút thắt, gây tắc nghẽn dòng tín dụng từ ngân hàng tới doanh nghiệp.
Từng trao đổi về vấn đề này với Dân trí tại cuộc họp báo gần đây của Worldbank, TS Võ Trí Thành nhận xét, tiến trình xử lý nợ xấu cũng như xử lý các ngân hàng yếu kém của Việt Nam có phần chậm trễ - mà một trong những lý do là "thiếu tính kiên quyết và triệt để".
Điều này thể hiện ở việc thiếu sự giải trình với xã hội trước những băn khoăn liên quan đến vấn đề dòng tiền, lợi ích nhóm, những vấn đề văn bản pháp lý cho giao dịch tài sản và nguồn lực thực hiện.
"Cái khó nhất hiện nay là liệu các nhà hoạch định chính sách có dám ra đối diện với thị trường để có một cách giải trình minh bạch hay không. Đây là điều quan trọng trong bối cảnh lợi ích nhóm và hiệu quả sử dụng vốn nhà nước đang là những vấn đề rất nhạy cảm".
Ông cũng khẳng định, những nguyên tắc cho xử lý nợ xấu đã được đặt ra khá rõ ràng: Nguyên tắc trước hết là minh bạch. Thứ đến đảm bảo thị trường mua bán nợ xấu có thanh khoản. Ba là tối thiểu hóa can thiệp và chi phí của Nhà nước - chưa đề cập đến khả năng có thể có lãi từ hoạt động này hay không. Cuối cùng là phải gắn xử lý nợ xấu với chương trình tái cơ cấu, ổn định kinh tế vĩ mô.
Đề cập đến nguồn vốn cho VAMC, TS Thành nói :"Tiền là quan trọng nhưng không phải quan trọng nhất, chúng ta có đủ cách và đủ tiền để làm." Theo đó, nếu coi nợ xấu của Việt Nam có 10 đồng, nhiệm vụ phải đưa về 3 đồng chứ không phải đưa về 0. Trong số 7 đồng phải xử lý thì dự phòng rủi ro đã là 3-3,5 đồng và phần còn lại 3-3,5 đồng cũng không bắt buộc phải xử lý ngay lập tức.
Ông cũng cho biết thêm, tất cả AMC trên thế giới hầu hết có hai cách tạo tiền ban đầu: cách thứ nhất là do Ngân hàng Trung ương bơm tiền; cách thứ hai là Chính phủ phát hành trái phiếu nhà nước bảo lãnh.
"Để chống lại lợi ích nhóm thì VAMC sẽ thuộc Chính phủ chứ không thuộc NHNN hay Bộ Tài chính, và sẽ có nhiều cơ quan tham gia để đảm bảo quá trình này minh bạch" - TS Võ Trí Thành cho hay.
Trong bối cảnh hiện tại, sự ra đời và vai trò của VAMC là cần thiết và hành động của Chính phủ phải thật sự quyết liệt. Bởi, điều này quyết định sự tăng trưởng dòng tín dụng trong ngắn hạn và tính lành mạnh của hệt thống ngân hàng.
Tuy nhiên, VAMC chỉ là một giải pháp quan trọng trong tổng thể rất nhiều giải pháp liên quan đến xử lý nợ xấu như cải cách doanh nghiệp nhà nước, cơ cấu lại nợ của các NHTM và gắn với vai trò của DATC (Bộ Tài chính).
Theo thông tin mới nhất, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng đã được giảm xuống còn 6% trên tổng dư nợ, tương đương với gần 156 nghìn tỷ đồng (tạm tính của tác giả bài viết dựa trên các số liệu công bố của NHNN).
Theo Dantri
Dập sốt đầu cơ tỷ giá Những đồn đoán và dao động tâm lý đã khiến tỷ giá biến động trong thời gian qua. Tuy nhiên, khi NHNN có một động thái nhỏ, sóng tỷ giá lập tức biến mất. Kỳ vọng và điểm yếu tâm lý Ngày từ đầu 2013, đã xuất hiện những đồn đoán về việc điều chỉnh tỷ giá. Nguyên nhân được đồn đoán nhiều...