Hà Nội: Cháy lớn đêm khuya giữa phố Hàng Đào
Vụ cháy bắt đầu lúc khoảng 10h tối và gây xôn xao cả con phố.
Chúng tớ đã lập tức có mặt tại hiện trường ở địa chỉ 67 phố Hàng Đào. Theo như những người hàng xóm xung quanh trực tiếp theo dõi thì đám cháy bắt đầu lúc khoảng 10h tối 24/5, lửa phát ra từ tầng 5 của ngôi nhà bị cháy. Đến 10 rưỡi tối thì đám cháy đã lan xuống tầng 1, lửa khá to và gây xôn xao khắp cả phố. Xe cứu hỏa đến lúc 11h và đã dập tắt ngọn lửa.
Tuy nhiên, trong quá trình cứu người trong nhà ra khỏi đám cháy, một bác hàng xóm đã phải nhảy từ tầng 2 xuống và bị gãy chân. Bác đã được đưa đi cấp cứu ở bệnh viện.
Điều đáng nói ở đây là nguyên nhân xảy ra đám cháy vẫn chưa được rõ. Thông tin từ những người xung quanh khá mâu thuẫn, có người nói là do chập điện, có người nói là nguyên nhân khác. Chúng tớ sẽ cập nhật những tin tức mới nhất về đám cháy này cho các bạn.
Hình ảnh tại hiện trường đám cháy.
Bức hình này được chụp lúc 11h đêm từ phía phố Gia Ngư. Có thể thấy lửa khá lớn ở phía nhà bị cháy (Ảnh: FB Trịnh Minh Trang)
Rất nhiều người dân tập trung quanh khu vực bị cháy.
Video đang HOT
Đám cháy đã được dập tắt khi xe cứu hỏa đến.
Tầm 12h đêm, nhà tiếp tục cháy ở trong nhà, phần cầu thang đám cháy này bùng phát sau khi cứu hỏa đã dập xong đám cháy lần đầu.
Một lát sau, bà chủ nhà là một phụ nữ trẻ người Trung Quốc xuất hiện. Bà chủ đã thoát khỏi đám cháy.
Ngôi nhà này là một cửa hàng quần áo, vì thế mọi người đã cùng phụ giúp một tay để chuyển hàng hóa ra khỏi nhà.
1, 2h sáng, công việc chuyển đồ vẫn được tiếp tục.
Theo PLXH
Điểm danh những phố Hàng còn giữ nghề ở Hà Nội
Một điểm đến mà không một khách du lịch nào có thể bỏ qua là khu phố cổ Hà Nội, đặc biệt là các phố hàng- phố nghề đặc trưng.
Từ xa xưa, thợ thủ công từ các làng nghề quanh Thăng Long tụ tập về đây hình thành nên từng con phố nghề chuyên sản xuất, buôn bán một mặt hàng riêng. Và chính sản phẩm được buôn bán trở thành tên phố, với chữ "Hàng" đằng trước, mỗi phố chuyên môn buôn bán một loại mặt hàng tạo nên. Ngày nay, khi nhịp sống ngày càng phát triển, có những phố nghề đã rơi vào quên lãng thì vẫn hiển diện những cái tên như Hàng Bạc, Hàng Thiếc... góp phần làm nên một nét đặc sắc của đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến.
Phố Hàng Mã
Con phố của những âm thanh, sắc màu và ánh sáng dân gian
Hàng Mã chạy từ ngã tư Hàng Đường đến phố Phùng Hưng dài 339 m, ngày xưa chuyên buôn bán đồ vàng mã để thờ cúng, bao gồm tiền giấy âm phủ, vàng giấy âm phủ, sau mở rộng thêm các tượng giấy hình các quan, hình nhà cửa... để đốt cúng cho người âm. Ngày nay phố Hàng Mã tập trung nhộn nhịp vào các dịp lễ, tết Trung Thu, Nguyên Đán, trở thành con phố của những âm thanh, sắc màu và ánh sáng dân gian, mang đậm dấu ấn tâm linh của người phương Đông. Ngoài ra, tại đây cũng là nơi bán các hàng trang trí phông màn đám cưới với các hình cắt cô dâu, chú rể làm tự bọt xốp nhiều màu sắc.
Phố Hàng Bạc:
Các nghệ nhân làm bạc gia truyền ở phố Hàng Bạc
Phố Hàng Bạc đã được hình thành từ thế kỷ 18 bắt nguồn từ việc ông Lưu Xuân Tín, người làng Châu Khê, làm thượng thư triều Lê Thánh Tông được nhà vua cho phép mở lò đúc bạc thành nén cho triều đình; ông đem người trong họ hàng và nguời làng ra Thăng Long mở phường đúc bạc. Trường đúc ở số nhà 58 Hàng Bạc. Ngày nay, phố hàng Bạc vẫn là điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước bởi nhiều đồ trang sức tinh sảo và đẹp, nổi tiếng. Đặc biệt, ngôi nhà số 86 là một di tích lịch sử mà bạn không thể bỏ qua khi đến với Hàng Bạc Đây chính là Trụ sở của Ban chỉ huy Trung đoàn Thủ đô từ tháng 12 - 1946 đến tháng 2 - 1947. Tòa nhà ba tầng, to và đẹp, xây dựng khoảng năm 1925, theo lối kiến trúc Pháp, của nhà tư sản Phạm Chấn Hưng. Ngôi nhà là nơi giao dịch, buôn bán vàng bạc có tiếng ở Hà Nội đương thời và được đánh giá là vào loại lớn ở Đông Dương. Ông Chấn Hưng là một nhà tư sản yêu nước, các con ông đều là những trí thức có tinh thần dân tộc, có tài, như nhà thơ Phạm Huy Thông, nhà văn Phạm Huy Thái.
Phố Hàng Đào
:
Phố Hàng Đào vốn tấp nập từ xưa
Hàng Đào vẫn được coi là phố buôn bán chính, đặc trưng của người Hà Nội với chữ Đào được lái từ chữ đỏ. Thời Pháp thuộc, phố mang tên là Rue de la Soie (phố bán lụa). Khi đó dọc phố có lắp đặt đường ray tàu điện bánh sắt chạy từ bờ hồ Hoàn Kiếm đi vườn hoa Hàng Đậu. Ngày nay đường ray tàu điện không còn nữa. Khoảng năm 1925, vải tây thắng thế, quá nửa phố cho thuê bán vải tây, hàng truyền thống vắng hẳn. Rồi dần dần phố không còn bán vải nhuộm màu nữa, các chủ hàng có nhiều vốn chuyển sang các loại hàng cao cấp, xa xỉ. Ngày ngay, hàng Đào trở thành phố quần áo, vải vóc sôi động thu hút hàng trăm nghìn thương nhân trên khắp cả nước và du khách đến viếng thăm. Ngoài ra, vào các tối ngày thứ 6, thứ 7, chủ nhật tuyến phố đi bộ chợ đêm Hàng Đào- Đồng Xuân đã tạo nên một nét văn hóa mới của thủ đô Hà Nội, làm nhộn nhịp cả khu phố cổ những ngày cuối tuần.
Phố Hàng Thiếc:
Phố dài 136m, nối từ phố Thuốc Bắc đến phố Hàng Nón. Đây là phố của thợ thủ công chuyên làm những cây đèn thắp dầu lạc, cây nén, lư hương, ấm pha chè, khay đựng đồ uống chè, bao chè, chóp nón... bằng thiếc sau phát triển sang cả hàng bằng sắt tây. Vì thế mà người Pháp gọi là Rue des Ferblanties (Phố thợ làm hàng sắt tây), nhưng phố vẫn được gọi theo tên cũ là phố Hàng Thiếc. Trải qua bao năm tháng phố Hàng Thiếc vẫn không thay đổi bao nhiêu, ngày ngày vẫn râm ran tiếng búa gõ vào những mảnh thiếc, mảnh tôn trắng lấp lánh, gò nên những sản phẩm thiết thực trong đời sống hàng ngày. Và mỗi dịp tết Trung thu thì Hàng Thiếc lại nhộn nhịp thêm vì nhà nào cũng cắt sắt tây vụn ra làm các thứ đồ chơi cho trẻ em như ô tô, xe lửa, tàu thuỷ, máy bay, đèn quả đào có cô tiên, đèn bướm vỗ cánh, thỏ đánh trống...
Phố hàng Chiếu:
Đây là phố đầu tiên ở Hà Nội có kiến trúc kiểu tây
Phố Hàng Chiếu nối từ cửa ô Quan Chưởng đến ngã tư Hàng Đường - Đồng Xuân, dài 275m. Gọi là hàng Chiếu bởi xưa kia nơi đây bán nhiều chiếu cói và còn có bán cả bát(nên còn có tên là phố Hàng Bát). Phố có vỉa hè, cây xanh, cột đèn như bên Pháp. Đây là phố đầu tiên ở Hà Nội có kiến trúc kiểu tây nên người dân quen gọi là phố Mới. Ngày nay, phố này vẫn giữ truyền thống bán chiếu và là phố gần khu chợ Đồng Xuân nên có nhiều mặt hàng bán phong phú hơn.
Phố hàng Đồng:
Người phố Hàng Đồng còn xuất khẩu sản phẩm của mình sang các nước
Phố Hàng Đồng là nơi ngụ cư của người dân làng nghề gò chạm đồng Đại Bái, thuộc huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh và người dân buôn bán đồ đồng làng Cầu Nôm, huyện Khoái Châu (tỉnh Hưng Yên) cùng số ít người dân vùng khác. Không chỉ là người của Kinh thành Thăng Long sử dụng đồ đồng ở phố, dân các nơi khác cũng tìm đến phố Hàng Đồng để sắm sửa và có thời gian sau này, người phố Hàng Đồng còn xuất khẩu sản phẩm của mình sang các nước. Phố Hàng Đồng ngày nay không chỉ có đồ đồng. Bà con tiểu thương còn khai thác triệt để tay nghề của người thợ, giúp họ có công ăn việc làm trong sản xuất, tăng thêm thu nhập.
Phố Hàng Đường:
Ô mai hàng Đường là món quà nhỏ của Hà Nội
Phố Hàng Đường đã có từ lâu, chuyên bán các loại đường, mứt. Trước những năm 60 của thế kỷ XX, đây vẫn là trung tâm buôn bán bánh kẹo lớn ở Hà Nội, nhất là vào các dịp Tết Trung Thu, Tết Nguyên Đán. Thời Pháp thuộc, phố này có tên là Rue du Sucre (Hàng Đường). Ngày nay, Hàng Đường bán đủ các loại ô mai nổi tiếng của Hà Nội. Đến khoảng những năm 1940, phố Hàng Đường bắt đầu có vài hàng ô mai nhỏ với vài thứ ô mai đơn sơ, đều chế biến từ mơ. Ô mai hàng Đường là món quà nhỏ của Hà Nội, theo chân biết bao du khách đến khắp nơi trên thế giới để rồi khi nhắc tới ô mai là người ta nghĩ ngay tới Hàng Đường. Cả phố giờ chỉ còn vài gia đình giữ được nghề nhưng phố vẫn ăn sâu vào tiềm thức của nhiều người bởi sản phẩm đậm đà hương vị quê hương, góp phần tạo nên bản sắc Hà Nội.
Phố Hàng Khay:
Phố Hàng Khay là một con phố ngắn chỉ khoảng hơn 100m trước đây được gọi là phố Thợ Khảm
Phố Hàng Khay là một con phố ngắn, đoạn phố từ ngã tư Hàng Bài - Tràng Tiền đến ngã tư Bà Triệu - Tràng Thi dài chỉ khoảng hơn 100m trước đây được gọi là phố Thợ Khảm. Hàng khảm ở đây có tiếng từ thế kỷ thứ XIII. Thương nhân Trung Hoa buôn đem về, được các nhà quyền quý mua, coi là vật báu trong nhà... Ngày nay, mặt hàng xuất hiện nhiều nhất ở phố Hàng Khay vẫn là các cửa hàng phát huy nghề truyền thống "gỗ khảm trai" được bày bán trong các Gallry: mỹ nghệ Hoàng Anh, Collcetion Shop, Moon Shop, Dịch vụ du lịch Hà Nội. Mẫu mã phong phú: Chân dung thiếu nữ, phong cảnh Văn Miếu, Khuê Văn Các, Chùa Một Cột, Cánh đồng quê lúa chín vàng, Nụ cười của lão nông say sưa nhả khói thuốc lào, ...
Phố thuốc Bắc chuyên bán thuốc Bắc
Ngoài ra, những con phố cổ không mang tên "Hàng" thuộc 36 phố phường Hà Nội vẫn lưu giữ ít nhiều những nghề truyền thống của mình như: phố thuốc Bắc chuyên bán thuốc Bắc, phố Bát Sứ chuyên gốm sứ, phố Tô Tịch vẫn còn lưu lại những nhà làm con quay gỗ truyền thống(chứ không phải là phố chuyên hoa quả dầm như nhiều người tưởng). Tất cả những phố hàng, phố nghề ấy đã làm nên một Hà Nội ngàn năm, để ai đặt chân đến đều lưu luyến không muốn rời đi.
Theo yeudulich
Cháo gà bà Mỹ Hà Nội nổi tiếng với các món ăn ngon và rất đỗi bình dị. Người Hà Nội theo đó cũng có một thú ẩm thực thật bình dân. Cháo gà là một trong những thú ẩm thực rất "nhã" của người dân Hà Thành. Cháo. Món ăn bình dị quen thuộc với mỗi gia đình trong những ngày hết gạo, khi ốm đau......