Hà Nội: Cảnh sát giao thông tìm nhà giúp cụ ông đi lạc
Phát hiện một ông già đi lạc, chân tay run lẩy bẩy, đang ngơ ngác giữa dòng phương tiện tấp nập, tổ công tác Đội CSGT số 2 – CATP Hà Nội đã hỏi thăm, dùng nhiều cách tìm người thân và đưa ông về nhà an toàn.
Vụ việc diễn ra khoảng 10h15 sáng nay, ngày 19/1, tại nút giao thông Cầu Giấy, Hà Nội.
Các chiến sỹ Đội CSGT số 2 nhiệt tình chăm sóc, thăm hỏi ông Thụy tại trụ sở đội.
Thời điểm trên, tổ công tác Đội CSGT số 2 gồm Đại úy Nguyễn Minh Tuấn và Thượng úy Nguyễn Minh Quân làm nhiệm vụ tại ngã tư này đã phát hiện một cụ ông có dấu hiệu bị lạc đường. Chân tay run lẩy bẩy, ông cụ ngơ ngác giữa dòng phương tiện tấp nập, bước từng bước nặng nhọc.
Thấy vậy, hai chiến sỹ lập tức chạy ra, dìu ông cụ vào trong bốt trực. Qua hỏi thăm, tổ công tác được biết ông cụ tên Nguyễn Ngọc Thủy, 65 tuổi, nhà ở phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội. Ông đi lạc đường, song ông không nhớ được chính xác địa chỉ nhà hay thông tin về người thân mình.
Anh Nguyễn Trọng Quyền (phải) đến trụ sở Đội CSGT số 2 cung cấp thông tin về người đồng nghiệp cũ.
Sự việc được tổ công tác báo cáo tới Ban chỉ huy đội. Thượng úy Nguyễn Tuấn Cường – Phó Đội trưởng Đội CSGT số 2 – đã yêu cầu Đại úy Tuấn và Thượng úy Quân đã dùng xe chuyên dụng đưa ông Thủy về trụ sở đội. Tại đây, sau khi nghỉ ngơi, ông Thủy cho biết thêm, mình từng công tác tại Viện Khoa học Việt Nam. Ông có 2 người con, 1 trai, 1 gái nhưng không nhớ được tên con mình.
Video đang HOT
Từ những thông tin ít ỏi trên, các chiến sỹ Đội CSGT số 2 đã dùng nhiều biện pháp khác nhau tìm địa chỉ chính xác nhà cũng như người thân của ông. Qua sóng truyền thanh, một người đàn ông đã liên hệ với Đội CSGT số 2, nhận là đồng nghiệp cũ của ông Thủy.
Các chiến sỹ CSGT đưa ông Thủy về nhà với con cháu.
Tại trụ sở Đội CSGT số 2, anh Nguyễn Trọng Quyền (42 tuổi, công tác tại Viện Vật lý địa cầu) cho biết, ông Thủy từng làm lãnh đạo tại Viện Vật lý địa cầu (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam). Ông Thủy nghỉ hưu được 2 năm nay. Gần đây, ông thường đi lạc do di chứng của lần bị tai biến.
Sau khi xác định chính xác địa chỉ nhà và người thân ông Thủy, Đội CSGT số 2 đã cắt cử 1 tổ công tác đưa ông Thủy về với gia đình một cách an toàn, đảm bảo sức khỏe. Cảm động trước nghĩ cử của các chiến sỹ CSGT, gia đình ông Thủy đã viết thư cảm ơn Đội CSGT số 2 và Phòng CSGT – CATP Hà Nội.
Theo Dantri
Nông dân "khóc đứng khóc ngồi" vì bò sữa
Những năm trở lại đây, ở Lâm Đồng, sự phát triển ồ ạt, thiếu tính định hướng của nghề chăn nuôi bò sữa đã khiến người chăn nuôi đang phải lãnh hậu quả nặng nề.
Vay ngân hàng, cắm sổ đỏ mua bò sữa giống
Tìm đến xã Hiệp Thành, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) một trong những vùng có nhiều hộ dân nuôi bò sữa, hiện tượng ồ ạt nuôi bò sữa đang đẩy người dân nơi đây vào cảnh điêu đứng vì lo trả lãi ngân hàng.
Anh Phạm Văn Tình, một người chăn nuôi bò sữa ở thôn Bồng Lai, xã Hiệp Thành (Đức Trọng) cho biết, anh đã thế chấp 2.000m2 đất thổ cư để vay ngân hàng 500 triệu đồng về mua bò sữa giống. Thời điểm này bò sữa đang "sốt" nên giá mỗi con giống cũng tăng cao, 75 triệu đồng/con.
Khốn khổ vì bò sữa
Mỗi ngày đàn bò sữa (5 con) của gia đình anh Tình cho khoảng 100 lít sữa, để tiêu thụ được sữa, hàng ngày gia đình anh phải đem sản phẩm thô bán lẻ cho các hộ làm sữa chua trên địa bàn các huyện với giá thành thấp, số lượng khiêm tốn. "Có những ngày mưa, sữa không bán được phải đem đổ nhưng mỗi tháng gia đình tôi phải trả lãi suất cho ngân hàng là 5 triệu đồng" - anh Tình buồn bã nói.
Cũng hiện trạng trên, gia đình Phạm Văn Hiếu cùng trú tại thôn Bồng Lai, cậu sinh viên vừa tốt nghiệp Trường Đại học Yersin Đà Lạt. Sau khi ra trường, Hiếu được hỗ trợ 90 triệu đồng từ dự án "Khởi nghiệp kinh doanh" với đề tài "Chăn nuôi bò sữa tại địa phương" của một tổ chức phi chính phủ Pháp thông qua trường Đại học Yersin tổ chức.
Sau khi đi tập huấn các lớp nuôi bò sữa, Hiếu đã mạnh dạn vay thêm của gia đình 200 triệu đồng để thực hiện hoài bão làm giàu trên quê hương mình. Nhận thấy con trai có quyết tâm tu nghiệp, chị Nguyễn Thị Mỹ Lệ, đã thế chấp mảnh đất gia đình đang ở để vay tiền ngân hàng cho cậu con trai đầu tư chăn nuôi bò.
Ngay khi có tiền dự án và gia đình cho vay, Hiếu tập trung vào xây dựng chuồng trại, sắm máy vắt sữa và bắt bò giống về nuôi. Hiện tại bò sữa đã cho sản phẩm, nhưng gia đình Hiếu chưa ký được bất kỳ hợp đồng nào của các công ty thu mua sữa. Sữa bò chỉ bán lẻ được một ít, còn lại đem cho hàng xóm, có hôm để tủ đông lạnh rồi gửi xuống Sài Gòn cho anh em họ hàng dùng. Hiện tại, mỗi tháng Hiếu phải trả lãi ngân hàng hơn 2 triệu đồng. "May mà nhà em còn làm thêm cà phê để bù lỗ chứ nhiều hộ dân ở đây chỉ trông vào nuôi bò sữa thì còn khốn khổ hơn" - Hiếu chia sẻ.
Với thực trạng trên, hiện nay những gia đình chăn nuôi bò sữa mới phát sinh sau, chưa ký được hợp đồng tiêu thụ sản phẩm sữa với bất kỳ doanh nghiệp nào đang lâm vào tình trạng "khóc đứng, khóc ngồi" khi không thể tìm kiếm được đầu ra ổn định cho sản phẩm sữa.
"Ế" sữa bò
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng, hiện nay toàn tỉnh Lâm Đồng có trên 13.300 con bò sữa, tăng 74% so với năm 2013, sản lượng sữa tươi đạt gần 40.500 tấn, tăng trên 45%. Đàn bò và lượng sữa tăng vượt tầm kiểm soát đã khiến người chăn nuôi mới phát sinh lâm vào cảnh khốn khó.
Được biết, Lâm Đồng hiện có 3 doanh nghiệp đang thu mua sữa thô cho người chăn nuôi là Vinamilk, Cô Gái Hà Lan và Đà Lạt milk. Hiện những doanh nghiệp này đang thu mua cho những gia đình trước đó đã ký hợp đồng với giá từ 11.500 - 14.000đ/lít.
Sữa không bán được, đành đem cho người thân hoặc đổ bỏ.
Tuy nhiên, hiện tại cả 3 công ty trên đều không có nhu cầu ký thêm hợp đồng thu mua sữa mới mà đang siết chặt quản lý chất lượng sữa, vì vậy mới dẫn đến tình trạng "ế" sữa bò và người dân hai xã Tu Tra và Đạ Ròn thuộc huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) phải đổ bỏ hàng ngàn lít sữa tươi.
Hiện tại, tình trạng đổ sữa tươi ra đường không còn nữa, lãnh đạo địa phương và các công ty thu mua sữa đang vận động bà con bình tĩnh lại, không nên đổ bỏ sữa và cũng đang tìm hướng giải quyết, để tiêu thụ lượng sữa dư cho nông dân thoát khỏi cảnh khốn đốn.
Ngọc Hà
Theo Dantri
Thông cầu Nhật Tân, đường Lạc Long Quân bất ngờ ùn tắc Sáng nay 15/1, đoạn đường Lạc Long Quân từ ngã 3 Xuân La hướng đi Lạc Long Quân - Bưởi (quận Tây Hồ) đã bất ngờ xảy ra tình trạng ùn tắc cục bộ, các phương tiện giao thông qua đoạn đường này gặp rất nhiều khó khăn. Đoạn ngã 3 đường từ Xuân La - Lạc Long Quân hướng đi Bưởi trở...