Hà Nội: Cảnh báo sởi, tay chân miệng cùng song hành
Trong tuần qua, Hà Nội ghi nhận thêm 18 ca mắc sởi mới, với tổng số 271 ca mắc từ đầu năm đến nay. Cùng đó, tay chân miệng nghi nhận 63 ca mắc mới, tích lũy gần 1.100 ca mắc từ đầu năm.
Với bệnh sởi, từ đầu năm đến nay, thành phố ghi nhận 271 trường hợp mắc sởi, gấp 4,5 lần số ca mắc trong năm 2017 (60 ca mắc). Trong tuần qua Hà Nội ghi nhận thêm 18 ca mắc sởi, số ca mắc rải rác tại 30/30 quận huyện; tập trung tại các quận nội thành như Đống Đa, Hà Đông, Hoàng Mai, Bắc Từ Liêm…
Trong số trẻ mắc sởi chủ yếu là trẻ dưới 5 tuổi (69%), trong đó trẻ dưới 1 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất. Hầu hết trẻ chưa được tiêm ngừa vắc xin hoặc tiêm chưa đầy đủ. Trong đó có nhiều trẻ dưới 9 tháng chưa đến lịch tiêm chủng đã mắc bệnh do miễn dịch mẹ truyền cho con không đủ.
Ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho biết, hiện các ca mắc sởi mới rải rác, chưa ghi nhận các ổ dịch lớn. Tuy nhiên, nguy cơ bùng phát dịch là có thể xảy ra. Bởi hiện nay, tỷ lệ tiêm vắc xin sởi đạt 95%, vẫn còn 5% trẻ không được tiêm.
“Mỗi năm Hà Nội có khoảng 140.000-150.000 trẻ chào đời, với tỉ lệ 5% trẻ chưa được tiêm phòng, tức là có khoảng 7.000 trẻ không được tiêm và con số sẽ tăng dần khi tích lũy theo các năm. Trong khi đó, sởi là bệnh dễ lây truyền, với người chưa có miễn dịch sởi, chưa được tiêm phòng khi tiếp xúc với nguồn bệnh tỉ lệ mắc bệnh gần như là 100%”, ông Cảm nói.
Video đang HOT
Vì thế, ông khuyến cáo các bậc cha mẹ cho con đi tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch, đủ số mũi tiêm. Mũi 1 khi trẻ đủ 9 tháng tuổi, tiêm mũi 2 là sởi-rubellla khi được 18 tháng tuổi. Gần 600 điểm tiêm chủng tại xã, phường, thị trấn của Hà Nội đều triển khai tiêm theo tuần, tạo điều kiện tốt nhất để trẻ có thể tiêm phòng bất cứ thời điểm nào.
Với bệnh tay chân miệng, trong tuần Hà Nội ghi nhận 63 trương hơp mắc mới. Lũy tích từ đầu năm 2018 đến nay: 1.091 trường hợp mắc, số mắc phân bố rải rác tại các xã, phường, thị trấn, không ghi nhận ổ dịch lớn nhiều bệnh nhân. Hầu hết các trường hợp mắc nhẹ (độ 1) tự khỏi và không có tử vong.
Ngoài ra, trong tuần Hà Nội ghi nhận 26 trương hơp sốt xuất huyết, lũy tích từ đầu năm đến nay ghi nhận 272 trường hợp mắc, giảm nhiều so với cùng kỳ năm 2017 (8.940 trường hợp) và không có tử vong.
Ho gà trong tuần ghi nhận 03 trương hợp, lũy tích năm 2018 đến nay có 46 trường hợp mắc, không có tử vong.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Trẻ dễ bị dị tật nếu mẹ nhiễm rubella khi mang thai
Thai phụ nhiễm rubella có thể gây điếc, tim bẩm sinh, thiểu năng trí tuệ... ở trẻ khi chào đời.
Bác sĩ Hồ Vĩnh Thắng, Phó Khoa Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh, Viện Pasteur TP HCM cho biết trong năm qua, số ca rubella phân bố nhiều nhất tại Bến Tre với 16 trường hợp và Long An với 14 bệnh nhân. Một số ổ dịch xuất hiện tại Tiền Giang, Trà Vinh, Bình Dương...
Ảnh: timesofoman
Rubella lây truyền qua đường hô hấp, được cho là một biến thể của bệnh sởi. Đây là bệnh hàng đầu gây ra dị tật thai nhi. Nhiễm rubella trong thời kỳ mang thai có thể gây sảy thai, thai chết lưu, đẻ non hoặc dị tật thai nhi (hội chứng rubella bẩm sinh). Mức độ nghiêm trọng tùy thuộc vào tuổi thai.
Trên 85% trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng nếu mẹ nhiễm bệnh trong 3 tháng đầu thai kỳ. Trẻ có nguy cơ bị điếc, đục thủy tinh thể, tim bẩm sinh, dị tật đầu nhỏ, thiểu năng trí tuệ, thay đổi xương, tổn thương gan và lá lách. Tỷ lệ hội chứng rubella bẩm sinh cao nhất tại châu Phi và Đông Nam Á, hai khu vực có độ bao phủ văcxin thấp.
Dấu hiệu thường gặp của rubella là mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ, viêm kết mạc mắt, nổi hạch, sau đó nổi mẩn đỏ từ đầu, mặt xuống lưng, các chi. Ban tồn tại 3-5 ngày nhưng không ngứa. Khoảng 20-50% trường hợp nhiễm không triệu chứng. Giai đoạn lây nhiễm mạnh nhất là 1-5 ngày sau khi xuất hiện phát ban. Bệnh thường xuất hiện theo mùa, khoảng tháng 2 đến tháng 5 với chu kỳ dịch mỗi 5-9 năm.
Bác sĩ khuyến cáo phụ nữ trước khi có thai nên tiêm ngừa rubella, tiêm trước khi mang thai 3 tháng. Những năm gần đây đã có các loại văcxin phòng sởi - rubella được tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi.
Lê Phương
Theo Vnexpress
Cúm A/H1N1 gây chết người ở Tp Hồ Chí Minh nguy hiểm đến mức nào? Cúm A/H1N1 từng gây đại dịch tại Việt Nam vào năm 2009 khiến hơn 10.000 mắc và 22 người tử vong. Cúm A/H1N1 dễ lây lan và có thể gây tử vong ở những bệnh nhân sức đề kháng yếu, có bệnh mãn tính, người già, phụ nữ mang thai. Theo Cục y tế dự phòng (Bộ Y tế), virus gây cúm A/H1N1...