Hà Nội căng sức giải “bài toán” rác
Hà Nội đã chuẩn bị xong nhà tái định cư cho người dân sống gần bãi rác Nam Sơn. Đầu năm 2022, TP cũng có nhà máy đốt rác phát điện công suất 1.500 tấn/ngày đêm
Sau 4 ngày người dân chặn xe chở rác vào Khu Liên hợp Xử lý chất thải Sóc Sơn (bãi rác Nam Sơn) – bãi rác lớn nhất tại TP Hà Nội, khiến hàng chục tấn rác ở các quận nội thành bị ùn ứ, đến sáng 17-7, tình hình mới tạm lắng khi lãnh đạo TP trực tiếp đối thoại với người dân.
Tồn 150.000 m3 nước rỉ rác
Đây không phải lần đầu tiên người dân ở khu vực bãi rác Nam Sơn chặn xe chở rác. Trong năm 2019, tình trạng này diễn ra 6 lần và cứ mỗi lần như vậy thì nội đô Hà Nội lại ngập rác.
Trong cuộc tiếp xúc cử tri của lãnh đạo TP Hà Nội vừa qua, cử tri quận Hoàn Kiếm cũng nêu thực trạng trên và đề nghị TP có những giải pháp cụ thể để giải quyết dứt điểm, đồng thời có quy hoạch xử lý rác thải cho hơn 8 triệu dân.
Mỗi lần người dân chặn xe chở rác là trong nội thành Hà Nội lại tồn đọng hàng chục tấn rác
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết lãnh đạo TP đã gặp gỡ, đối thoại với người dân. TP đã chuẩn bị xong nhà tái định cư để di dân khỏi vùng ảnh hưởng của khu xử lý rác Nam Sơn. Vướng mắc hiện nay là việc xác định nguồn gốc đất để đền bù cho những hộ phải di dời. Có những giai đoạn thực hiện công tác đền bù chưa đúng hướng nên người dân hiểu lầm, bức xúc.
Về việc nước rỉ rác bốc mùi, với công nghệ chôn lấp rác cũ, 1 m3 rác sẽ phát sinh 1,2 m3 nước rỉ rác. Hiện có 2 nhà máy xử lý nước rỉ rác này. TP đã đặt hàng thêm nhà máy xử lý rỉ rác nhưng bị chậm do liên quan đến thủ tục đấu thầu. Vì vậy, còn 150.000 m3 nước rỉ rác và trong nắng nóng đã bốc mùi ảnh hưởng đến đời sống người dân. TP Hà Nội đang đề xuất Chính phủ có cơ chế phù hợp khắc phục ngay hạn chế này.
Đốt rác để phát điện
Video đang HOT
Theo báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt của Ban Đô thị HĐND TP Hà Nội, chất thải rắn sinh hoạt hiện được xử lý chủ yếu bằng phương pháp chôn lấp (chiếm khoảng 89%), còn lại là bằng phương pháp đốt không phát điện.
Công nghệ các nhà máy xử lý rác bằng cách đốt không phát điện đã lạc hậu, thường xuyên hư hỏng. Trong khi đó, công nghệ chế biến rác thải, sản xuất phân vi sinh đã được ứng dụng tại các cơ sở xử lý Cầu Diễn, Kiêu Kỵ… nhưng không đạt hiệu quả như kỳ vọng. Các khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng chôn lấp tập trung tại 2 bãi rác Nam Sơn (huyện Sóc Sơn) và Xuân Sơn (thị xã Sơn Tây) đã và đang phải vận hành gần hết công suất, dự báo đến hết năm 2020, nếu không có giải pháp công nghệ thay thế thì sẽ phải đóng bãi.
Nói về giải pháp lâu dài, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết đây là vấn đề đã được đặt ra trong cả nhiệm kỳ qua, TP cũng đã kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư các nhà máy xử lý rác.
Năm 2017, TP đã khánh thành nhà máy xử lý rác thải độc hại ở khu Nam Sơn theo công nghệ đốt và phát điện với công suất 75 tấn/ngày. Ở khu Nam Sơn có 3 nhà đầu tư đăng ký dự án nhà máy đốt rác phát điện. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên tiến độ bị ảnh hưởng. Trong năm 2020, một dự án sẽ hoàn thành có công suất 4.000 tấn/ngày đêm. Đến quý I/2022, TP cũng sẽ khánh thành một nhà máy đốt rác phát điện công suất 1.500 tấn/ngày đêm.
Ông Nguyễn Đức Chung cho biết đã trực tiếp đi khảo sát các nhà máy xử lý rác hiện đại ở Đức, Pháp và Nhật Bản. Trong các quận ở Tokyo – Nhật Bản, nhà máy xử lý rác được đặt ngay sát khu dân cư. Rác được đốt với công nghệ không gây mùi, không màu, không ảnh hưởng đến người dân. Ở Hà Nội hiện nay, vị trí đặt bãi rác thải quá xa nên phí vận chuyển cao. Vì vậy, đây là xu hướng cần tính toán, cần thiết có thể mời người dân đi thăm, tận mắt xem công nghệ của các nhà máy ở nước ngoài để hiểu rõ.
Với các nhà đầu tư tham gia việc xây dựng nhà máy xử lý rác, Chủ tịch UBND TP cho biết Hà Nội đặt ra những tiêu chí cụ thể: nhà đầu tư phải có năng lực, bảo đảm tài chính; phải có hệ thống lọc hiện đại, không thải khí độc ra môi trường.
Quan trọng nhất là phân loại rác
Theo ông Hoàng Dương Tùng – Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) – Hà Nội muốn đốt rác để phát điện thì việc quan trọng là phân loại rác tại nguồn. Nếu không phân loại mà đốt hết thì chi phí xử lý rất cao.
Nhiều chuyên gia cũng cho rằng Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa ra dự thảo về việc thu phí rác sinh hoạt theo hướng ai xả nhiều phải trả tiền nhiều là hợp lý, cần triển khai sớm. Cân rác tính tiền là chuyện không mới, thế giới đã thực hiện từ lâu.
Ông Đặng Huy Đông, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhìn nhận thu phí rác theo khối lượng sẽ giúp điều chỉnh hành vi của người xả thải. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất là làm sao để người dân có ý thức phân loại rác tại nguồn. Do vậy, việc này cần lộ trình thực hiện. Phải có cách làm để người dân thấy rằng nếu phân loại sẽ trả ít tiền xử lý rác hơn.
Người dân tiếp tục chặn xe, rác nội thành đổ ở đâu?
Rạng sáng 16/7, hàng chục xe rác nối đuôi nhau dài hàng km tại đường Trần Hữu Dực (Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) vì người dân chặn lối vào bãi xử lý rác.
Những ngày qua, sự việc người dân hai xã của huyện Sóc Sơn (Hà Nội) lại tiếp tục chặn xe chở rác còn chưa nguôi thì rạng sáng ngày 16/7, người dân sống tại khu vực đường Phúc Diễn (phường Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội) lại tập trung, dùng một số vật dụng để chắn đường, ngăn không cho xe chở rác thải vào khu xử lý rác thải.
Những xe chở rác này, chủ yếu từ 4 quận nội thành: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa và Hai Bà Trưng. Theo quan sát của phóng viên, một số xe chở rác chưa được vệ sinh sạch sẽ, nước rác chảy tràn xuống lòng đường, bốc mùi xú uế.
Chốt chặn do người dân lập ra từ 19h ngày 15/7, do quá bức xúc vì mùi hôi thối và nước thải từ bãi rác vương vãi trên tuyến đường giao thông; làm ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt.
Bà Ngô Thị Hồng Ngọc (trú tại số 1029, đường Phúc Diễn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, do quá bức xúc vì mùi hôi thối và nước thải từ bãi rác vương vãi trên tuyến đường giao thông; làm ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt.
Hiện mỗi ngày, Hà Nội phát sinh gần 7.000 tấn rác thải. Trong đó bãi rác Nam Sơn (huyện Sóc Sơn) tiếp nhận phần lớn với khoảng 5.000 tấn mỗi ngày, khoảng 1.500 tấn còn lại được chuyển về bãi Xuân Sơn (Sơn Tây) và một số nhà máy đốt rác nhỏ.
Ngay trong rạng sáng 16/7, lãnh đạo quận Nam Từ Liêm cùng lực lượng chức năng đã có buổi đối thoại trực tiếp với đại diện người dân. Tuy nhiên sau buổi đối thoại, người dân vẫn kiên quyết không dỡ bỏ điểm chốt chặn, xe chở rác vẫn không thể vào điểm tập kết. Tại buổi đối thoại, người dân đã đưa ra nhiều kiến nghị như được bỏ thu phí vệ sinh, hàng ngày được hỗ trợ xe tưới nước rửa đường, các xe rác phải được che chắn kín, tránh việc rơi vãi rác thải ra đường...
Tuy nhiên, cuộc đối thoại với người dân không thành công, các xe chở rác vẫn không thể vào bãi xử lý rác thải.
Đến hơn 1 giờ sáng, những chiếc xe chở rác đành phải rời đi. Còn người dân đang tự hỏi: Rác thải nội đô sẽ ra sao trong một vài ngày tới?
Trạm xử lý nước thải dừng hoạt động, dân chặn bãi rác Nam Sơn Trạm xử lý nước thải của liên danh Phú Điền - SFC dừng vận hành khiến nước rỉ rác phát tán ra môi trường. Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn Phạm Văn Minh vừa có báo cáo về việc người dân chặn xe chở rác tại Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn. Ông Minh cho biết tối ngày 13-7 có...