Hà Nội cần trợ lực cho phát triển nông nghiệp hữu cơ
Ngành nông nghiệp Hà Nội khẳng định, sản xuất hữu cơ là xu thế tất yếu để hướng tới một nền nông nghiệp phát triển bền vững, thân thiện với môi trường.
Trang trại sản xuất nông nghiệp hữu cơ Hoa Viên, xã Yên Bình, huyện Thạch Thất. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Thời gian qua, nhiều mô hình nông nghiệp hữu cơ của Hà Nội cũng đã phát huy hiệu quả về giá trị kinh tế, xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, để nông nghiệp hữu cơ tại Hà Nội phát triển mạnh mẽ và bền vững vẫn còn nhiều khó khăn và bất cập. Do đó, ngành nông nghiệp Hà Nội cần có chính sách hỗ trợ của nhà nước nhiều hơn nữa.
Nông nghiệp hữu cơ được Hà Nội được chú trọng ngay từ những năm 2008, nhưng phải đến năm 2018 khi có Nghị định 109 và các Tiêu chuẩn về Nông nghiệp hữu cơ, ngành nông nghiệp Hà Nội mới phát triển mạnh mẽ. Hiện nay, các mô hình nông nghiệp hữu cơ phát triển nhiều tại các huyện: Sóc Sơn, Đông Anh, Phú Xuyên, Thạch Thất, Chương Mỹ… gắn với việc xây dựng thương hiệu sản phẩm.
Theo ông Tạ Văn Tường, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, cái khó đối với trồng trọt hữu cơ là cần mất thời gian dài để chuyển đổi, cải tạo từ đất, từ tiểu vùng khí hậu cần thời gian từ 3 đến 5 năm mà cần làm đúng quy trình mới ra được sản phẩm hữu cơ.
Anh Lại Ngọc Thanh, Giám đốc Công ty cổ phần Thế giới Hạt Dưỡng (Hanuti) tại huyện Đông Anh (Hà Nội), một người rất tâm huyết với nông nghiệp hữu cơ cho biết, nông sản Việt Nam vốn dĩ có chất lượng rất tốt nhưng sau một giai đoạn dài chạy theo sản lượng nên sử dụng nhiều hoá chất trong quá trình sản xuất; đồng thời, công nghệ thu hoạch và bảo quản chế biến còn hạn chế dẫn đến nhiều sản phẩm không đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu vào các thị trường cao cấp như: châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… Từ đó, anh quyết định lựa chọn làm nông nghiệp và thực phẩm hữu cơ bắt đầu bằng việc xây dựng các vùng nguyên liệu hữu cơ.
Để có thể phát triển được các vùng nguyên liệu hữu cơ, Hanuti khảo sát và lựa chọn các vùng đất ở vùng sâu vùng xa, nơi bà con dân tộc thiểu số vẫn đang thực hiện việc canh tác theo phương thức truyền thống, chưa hoặc sử dụng ít thuốc trừ sâu và phân bón hoá chất, chưa từng sử dụng thuốc diệt cỏ để liên kết sản xuất với bà con. Giai đoạn đầu việc liên kết sản xuất gặp nhiều khó khăn do bà con chưa hiểu được thế nào là canh tác hữu cơ.
Bằng kinh nghiệm làm việc gần 20 năm với người nông dân đặc biệt là người dân tộc thiểu số, anh Thanh và đội ngũ cán bộ kỹ thuật của Hanuti đã kiên trì đào tạo, tuyên truyền để thay đổi thói quen canh tác của bà con. Để tạo lòng tin và hỗ trợ cho người dân có điều kiện gắn bó với công ty, Hanuti có chính sách hỗ trợ 1 phần giống ban đầu, hỗ trợ kỹ thuật và bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho người dân.
Việc bao tiêu sản phẩm bắt đầu bằng việc ký kết hợp đồng 3 bên giữa Hanuti, người dân và UBND xã nơi có vùng nguyên liệu. Giá thu mua nông sản được thực hiện theo chính sách áp dụng giá sàn. Khi giá thị trường xuống thấp, công ty sẽ vẫn thu mua nông sản của người dân với mức giá tối thiểu mà ở đó vẫn đảm bảo người dân có lãi. Khi giá thị trường lên cao hơn mức giá sàn thì công ty luôn thu mua theo mức giá thị trường và đối với sản phẩm đạt tiêu chuẩn hữu cơ thì sẽ được mua ở mức giá tối thiểu bằng mức giá thị trường, và thường sẽ cao hơn khoảng 10%.
Với chính sách đó, hiện nay, Hanuti đã và đang phát triển các vùng nguyên liệu ở nhiều tỉnh, thành phố khác nhau gồm: vùng nguyên liệu hữu cơ cho các loại hạt bản địa tại Cao Bằng đã đạt chứng nhận hữu cơ quốc tế của châu Âu (EU), Mỹ (USDA/NOP), Nhật Bản (JAS); vùng nguyên liệu dâu tằm tại Quảng Ninh và Thái Bình; vùng nguyên liệu mơ tại Bắc Kạn; vùng mận tại Sơn La; vùng sấu tại Hà Nam, Hà Nội.
Bà Trịnh Thị Nguyệt, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ Đồng Phú (xã Đồng Phú, huyện Chương Mỹ) cho biết, vụ mùa năm 2021, hợp tác xã sản xuất hơn 40 ha lúa hữu cơ và được doanh nghiệp phân phối, tiêu thụ sản phẩm ký hợp đồng liên kết thu mua với giá cao hơn từ 1,5 lần trở lên so với sản phẩm thông thường. Ngoài sản xuất lúa hữu cơ, hợp tác xã còn trồng đậu tương, khoai lang, khoai tây… hữu cơ. Hiện nay, sản phẩm gạo và đậu tương của hợp tác xã đã đạt 4 sao trong Chương trình Mỗi xã một sản phẩm.
Ngoài mô hình trồng lúa hữu cơ ở Đồng Phú, hiện nay huyện Chương Mỹ cũng đã phát triển thêm một số mô hình sản xuất lúa, rau, bưởi, dưa lưới… hữu cơ rất hiệu quả tại xã Nam Phương Tiến và thị trấn Chúc Sơn.
Tuy nhiên, để sản xuất nông nghiệp hữu cơ đòi hỏi quy trình sản xuất, giám sát chặt chẽ và cần có thời gian dài để cải tạo chất đất, nguồn nước… nên chi phí sản xuất cao. Do vậy, thành phố và Chính phủ cần định hướng quy hoạch để phát triển các sản phẩm ưu tiên; có cơ chế giao đất dài hạn với hạn điền phù hợp. Song song đó, xây dựng chính sách thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất sản phẩm hữu cơ; đồng thời tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các đối tượng sản xuất, kinh doanh nông nghiệp hữu cơ phát triển ổn định- ông Nguyễn Xuân Linh, Chủ tịch UBND huyện Đông Anh cho biết.
Đồng quan điểm này, bà Hoàng Thị Hòa, Giám đốc Trung tâm Phát triển nông nghiệp Hà Nội cho rằng, các sản phẩm sản xuất theo quy trình hữu cơ muốn vượt trội về năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế… cần phải được đầu tư mạnh mẽ hơn, gắn với ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.
Video đang HOT
Ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, sản xuất hữu cơ gắn với du lịch sinh thái và sản xuất hữu cơ ứng dụng công nghệ cao là định hướng của nông nghiệp Hà Nội. Giai đoạn 2021-2025, mỗi năm thành phố sẽ mở rộng sản xuất ít nhất 300-500ha cây trồng theo hướng hữu cơ; đến năm 2025 tỷ lệ sản phẩm chăn nuôi hữu cơ đạt khoảng 1-2% tổng sản phẩm chăn nuôi, diện tích thủy sản chuyển đổi hữu cơ đạt khoảng 70ha…
Để tạo bước chuyển mới, hiệu quả cho nông nghiệp hữu cơ của Hà Nội, ngành Nông nghiệp Thủ đô cần có quy hoạch phát triển các vùng sản xuất tập trung đối với một số sản phẩm nông sản hữu cơ mà thị trường trong và ngoài nước có nhu cầu lớn, phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương. Bên cạnh đó, tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức; hướng dẫn quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ cho nông dân, chủ trang trại, hợp tác xã… cũng như cán bộ nông nghiệp các cấp của địa phương.
Hiện nay, thành phố Hà Nội đã và đang triển khai nhiều mô hình nông nghiệp hữu cơ, bước đầu mang lại hiệu quả đáng ghi nhận. Đây là hướng đi phù hợp với xu thế phát triển của nông nghiệp hiện đại. Tuy nhiên, để nhân rộng mô hình này, bên cạnh những cơ chế chính sách thu hút người sản xuất, doanh nghiệp, cần có một chiến lược thị trường để sản phẩm nông nghiệp hữu cơ có chỗ đứng vững chắc.
Lúng túng làm nông nghiệp hữu cơ: Nông dân không thể "nhịn đói" theo đuổi tình yêu hữu cơ
Dù đã có những bước tiến nhất định song tốc độ phát triển nông nghiệp hữu cơ còn chậm, sản xuất hữu cơ gặp nhiều lúng túng.
Từ các đơn vị trực tiếp sản xuất nông nghiệp hữu cơ đến cơ quan chức năng đều cho rằng, cần phải có cuộc thay đổi mạnh mẽ hơn.
Cả nước hiện có 46/63 tỉnh thành đang sản xuất hữu cơ; có trên 17.000 nông dân tham gia sản xuất hữu cơ, và 97 doanh nghiệp sản xuất hữu cơ. Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam đã xuất khẩu sang 180 nước.
Tại sao phát triển nông nghiệp hữu cơ còn chậm?
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT), diện tích canh tác hữu cơ của Việt Nam vào năm 2016 đã tăng từ hơn 50.000ha lên đến gần 240.000ha vào năm 2020.
Ông Trần Thế Hiệp - Phó Tổng giám Công ty TNHH Công nghệ NhoNho, một đơn vị thực hiện chứng nhận hữu cơ đánh giá, tốc độ phát triển này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng.
Theo ông Hiệp, nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu, hướng đến cung cấp sản phẩm sạch và an toàn; và nhu cầu với sản phẩm nông nghiệp hữu cơ cũng rất lớn.
Tuy nhiên, trăn trở lớn nhất hiện nay là sản xuất hữu cơ trong nước chưa phát triển mạnh, mặc dù đã có nghị định về phát triển nông nghiệp hữu cơ, và bộ tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam.
Anh Phạm Quang Chung, một nông dân tâm huyết theo đuổi mô hình trồng tiêu hữu cơ ở huyện Lộc Ninh, Bình Phước. Ảnh: Nguyên Vỹ
Ông Hiệp cho rằng, việc người sản xuất phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn cũng như toàn bộ quy trình đánh giá chứng nhận nông nghiệp hữu cơ là không hề đơn giản.
Các hộ sản xuất phải thực hiện rất nhiều hoạt động mà khó khăn nhất là chứng minh được điều kiện sản xuất từ môi trường đất, môi trường nước đáp ứng được tiêu chuẩn.
Nếu chưa đáp ứng được tiêu chuẩn, người sản xuất phải thực hiện giai đoạn chuyển đổi cho vùng sản xuất. Và sau khi được cấp giấy chứng nhận hữu cơ, hàng năm, đơn vị cấp chứng nhận phải đánh giá lại để xem xét đơn vị sản xuất có tuân thủ đầy đủ hay không.
Nhìn chung, ông Hiệp cho biết, quá trình chuyển đổi sản xuất nông nghiệp không an toàn và sản xuất nông nghiệp an toàn và hữu cơ gặp rất nhiều thách thức; thậm chí, người muốn làm nông nghiệp hữu cơ phải chịu tổn thất rất nhiều.
Nguyên nhân là phần lớn quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ; diện tích hạn chế; sản lượng ít, thiếu cạnh tranh. Trong khi đó làm nông nghiệp hữu cơ phải bỏ ra tiền lớn để đầu tư hạ tầng, công nghệ và đăng ký chứng nhận.
Nhận thức của người tiêu dùng về nông nghiệp hữu cơ cũng là một vấn đề vì họ chưa hình dung rõ ràng giữa sản phẩm an toàn với sản phẩm hữu cơ. "Trong khi giá bán sản phẩm hữu cơ không hề rẻ", ông Hiệp nói.
Ông Lâm Thái Xuyên - Giám đốc Doanh nghiệp xã hội Minh Phú (thuộc Tập đoàn Thủy Sản Minh Phú) kể, doanh nghiệp đang thực hiện chuỗi liên kết nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng Cà Mau, với 2.010 hộ dân trên diện tích 9.722ha.
Mục tiêu của doanh nghiệp sẽ phát triển diện tích nuôi tôm hữu cơ lên 20.000ha; diện tích lúa - tôm hữu cơ 30.000ha. Tuy nhiên, công tác quy hoạch canh tác hữu cơ trong dài hạn còn gây cản trở cho doanh nghiệp.
Sản phẩm gạo hữu cơ của tỉnh Quảng Trị. Ảnh: Nguyên Vỹ
Ông Nguyễn Hoàng Cung - Giám đốc Công ty TNHH Nông sản sạch Đại Thuận Thiên thì cho rằng "tảng băng chìm" gây cản trở sản xuất hữu cơ nằm ở vùng sản xuất.
Việt Nam có chính sách rõ ràng về phát triển nông nghiệp hữu cơ. Chính sách đi theo ngành dọc từ Bộ NNPTNT, xuống tới Sở NNPTNT, xuống tới huyện thì thông suốt.
"Thế nhưng xuống đến ấp, xã và từng hộ dân thì ách tắc. Doanh nghiệp muốn phát triển nông nghiệp hữu cơ vì lợi ích chung nhưng gặp nhiều hạn chế", ông Cung nói.
Vấn đề lớn nhất của nông nghiệp hữu cơ là thị trường
Theo ông Hiệp, sản xuất hữu cơ trong nước gặp nhiều khó khăn còn do các nước đặt ra những tiêu chuẩn khắt khe về nông nghiệp hữu cơ. Các tiêu chuẩn này tạo thành rào cản khi người sản xuất hữu cơ muốn tiếp cận với thị trường từng nước.
Muốn xuất khẩu sản phẩm hữu cơ sang Mỹ phải đáp ứng tiêu chuẩn hữu cơ của Mỹ, muốn xuất khẩu sang Nhật thì đáp ứng tiêu chuẩn của Nhật. "Và các tiêu chuẩn hiện nay chưa có sự thống nhất chung trên toàn cầu", ông Hiệp phân tích.
Ông Lầu Sỹ Nịp giới thiệu mô hình trồng bưởi theo hướng hữu cơ ở huyện Phú Riềng, Bình Phước. Ảnh: Nguyên Vỹ
Bà Vũ Lê Y Voan, cố vấn Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) cho rằng, nông nghiệp hữu cơ không chỉ là sản phẩm, mà là phong cách sống, là cách tương tác của con người với thiên nhiên.
Đồng Tháp: Lão nông trồng lúa, "thuận thiên" từ mô hình canh tác hữu cơ
Việt Nam đã có chính sách chung thì các địa phương phải xác định rõ nguồn lực, sản phẩm thế mạnh để phát triển. Bởi vì nông nghiệp hữu cơ phát triển nhờ hệ sinh thái, đa dạng sinh học và nguồn lực con người ở chính địa phương đó.
Nghĩa là cần có chương trình nông nghiệp hữu cơ cụ thể cho từng tỉnh, từng huyện tới từng xã. Khi lãnh đạo địa phương biết dấy lên phong trào thì "nguồn lực mềm" này sẽ huy động được rất nhiều đóng góp và tâm huyết từ người dân, doanh nghiệp.
"Phải làm sao để mọi người hiểu về nông nghiệp hữu cơ nhiều hơn, sản xuất ra sản phẩm hữu cơ nhiều hơn và giá rẻ hơn", bà Voan nói.
Ông Hoàng Sĩ Thính, đến từ Học viện Nông nghiệp Việt Nam đồng ý với quan điểm của bà Voan. Tuy nhiên, ông Thính cho rằng, cần giải quyết cân đối tính ngắn hạn và dài hạn trong sản xuất hữu cơ.
Khách hàng lựa mua sản phẩm hữu cơ ở siêu thị SaigonCo.op, TP.HCM. Ảnh: Nguyên Vỹ
Theo ông Thính, nông dân đang trăn trở trực tiếp với thu nhập và nhu cầu sống trước mắt. Trong khi nông nghiệp hữu cơ là cách sống, mà cách sống thì dài hạn. "Nông dân không thể nhịn đói để theo đuổi tình yêu dài hạn", ông Thính nói.
Thị trường đầu ra của nông nghiệp hữu cơ là một trong những khó khăn lớn nhất, nằm trong nhóm vấn đề ngắn hạn. Vì thế, ông Thính đề nghị Chính phủ và các bộ ngành liên quan cần vào cuộc để hỗ trợ, giải quyết những khó khăn ngắn hạn cho người tâm huyết với NNHC.
Ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt đánh giá, thực trạng sản xuất NNHC trong nước còn nhiều ngổn ngang, từ vấn đề sắp xếp tổ chức sản, hệ thống cứng nhận cho tới khâu phân phối ra thị trường.
Theo ông Tùng, nông nghiệp hữu cơ không chỉ dừng lại ở giá trị sản phẩm mà còn phải là câu chuyện văn hóa và tình người. Mỗi sản phẩm nông nghiệp hữu cơ phải là một câu chuyện đẹp để có cách tiếp cận thân thiện hơn.
Cách hiểu về nông nghiệp hữu cơ vẫn còn nhập nhằng, vậy hiểu thế nào cho đúng? Sản xuất nông nghiệp đang tồn tại nhiều định danh, từ nông nghiệp hữu cơ, sản phẩm hữu cơ, canh tác hữu cơ, một phần hữu cơ đến định hướng hữu cơ hoặc nông nghiệp an toàn. Nhìn chung, cách hiểu về nông nghiệp hữu cơ vẫn còn rất nhập nhằng. Cách hiểu về nông nghiệp hữu cơ vẫn nhập nhằng Đây là...