Hà Nội cần nâng cao năng lực bảo quản vắc xin COVID-19 cho chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử
Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường đề nghị: CDC TP Hà Nội cần kiểm tra, rà soát lại các kho, tủ lạnh bảo quản vắc xin phòng COVID-19 để nâng cao năng lực bảo quản vắc xin cho chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử
Chiều ngày 20/7, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường- Trưởng tiểu ban giám sát chất lượng vắc xin của Ban Chỉ đạo chiến dịch tiêm chủng vắc xin COVID-19 toàn quốc đã làm việc với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội về công tác bảo quản, vận chuyển vắc xin.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường nhấn mạnh: Khi chuẩn bị cho chiến dịch tiêm chủng, cần tính đến cả tình huống xấu nhất, kịch bản xấu nhất để lên kế hoạch thực hiện sẵn sàng, tránh bị động Ảnh:Trần Minh
Báo cáo tại buổi làm việc, PGS.TS Nguyễn Thị Kiều Oanh- Phó Giám đốc CDC TP Hà Nội cho biết, hiện CDC TP Hà Nội có 1 kho lạnh bảo quản vắc xin tiêm chủng dịch vụ, thể tích 40m3, có thể chứa thêm 150.000 liều vắc xin COVID-19 AstraZeneca; 01 kho lạnh bảo quản vắc xin tiêm chủng mở rộng, thể tích 16m3, có thể chứa thêm 100.000 liều vắc xin AstraZeneca.
Hiện Hà Nội 6 tủ lạnh 3.000 và 3.000 AC (thể tích 126 lít có thể chứa tối đa 10.000 liều/tủ); Có 6 hòm lạnh bảo quản vắc xin thể tích 44 lít/chiếc.
“Như vậy, tổng số liều vắc xin COVID-19 AstraZeneca có thể bảo quản là 310.000 liều”- PGS.TS Nguyễn Thị Kiều Oanh thông tin
Đối với trang thiết bị bảo quản tại Trung tâm y tế và trạm y tế, CDC TP Hà Nội cho biết tại Trung tâm y tế có 34 tủ TCW 3000 và 3000AC, thể tích 126 lít, sức chứa tối đa 10.000 liều/ tủ chưa tính vắc xin tiêm chủng mở rộng, sức chứa thêm khi bảo quản cả vắc xin tiêm chủng mở rộng trung bình khoảng 8.000 liều.
Tại trạm y tế, số liệu đến tháng 5/2021 488 tủ bảo quản vắc xin (nhưng trong đó 69 chiếc hỏng, chờ sửa chữa) thể tích 70 lít, sức chứa thêm khoảng 2.500 liều/tủ.
Video đang HOT
“Tính tổng cộng số số liều vắc xin có thể bảo quản tại Trung tâm y tế và trạm y tế là hơn 1,27 triệu liều”- Phó Giám đốc CDC TP Hà Nội Kiều Oanh cho biết, đồng thời thôn tin, Hà Nội có hệ thống quản lý nhiệt độ tự động qua tin nhắn.
Tại buổi làm việc, TS Trương Quang Việt- Phụ trách CDC TP Hà Nội thông tin thêm, trong cuộc họp về phòng chống dịch sáng nay, lãnh đạo Quân khu Thủ đô cho biết công suất của kho bảo quản vắc xin của Quân khu Thủ đô đạt khoảng 1,3 triệu liều (tương đương với năng lực của Hà Nội), theo đó vắc xin từ kho này sẽ vận chuyển ngay lập tức đến các trung tâm y tế của quyện, huyện trên địa bàn TP Hà Nội mà không cần qua CDC.
Để chuẩn bị cho chiến dịch tiêm chủng vắc xin COVID-19 lớn nhất trong lịch sử, Hà Nội đã thiết lập hơn 820 điểm tiêm tại 579 xã, phường, thị trấn và xây dựng kế hoạch tiêm lên đến mũi 200.000 mũi/ngày. Để đạt được số mũi tiêm tối đa cần có 1.000 dây chuyền tiêm (mỗi dây chuyền tiêm 200 mũi/ngày). Tuy nhiên, Hà Nội đã dự phòng thêm 200 dây chuyền sẵn và cũng đã tập huấn cho cán bộ y tế phụ trách công tác tiêm chủng toàn tuyến để sẵn sàng cho chiến dịch tiêm chủng.
Thứ trưởng Trương Quốc Cường kiểm tra kho lạnh bảo quản vắc xin của CDC TP Hà Nội Ảnh: Trần Minh
PGS.TS Nguyễn Thị Kiều Oanh cũng thông tin thêm: hiện tại chưa có trang thiết bị để bảo quản vắc xin tại nhiệt độ âm sâu. Do đó, dung tích hiện tại chưa đủ để bảo quản vắc xin các loại từ các nhà sản xuất khác nhau với số lượng lớn khi cần thiết… Các trạm y tế có số lượng tủ hỏng cần sửa chữa lớn, tuy nhiên do một số Trung tâm y tế báo cáo chưa bố trí được nguồn kinh phí sửa chữa nên một số đơn vị phải thực hiện lĩnh vắc xin theo buổi tiêm chủng thường xuyên từ Trung tâm y tế.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường hoan ngênh Sơ Y tế TP Hà Nội đã có những bị cơ sở vật chất, nhân lực cho chiến dịch tiêm chủng quốc gia, lớn nhất trong lịch sử.
Tuy nhiên, qua nghe báo cáo của CDC TP Hà Nội cũng như các y kiến thảo luận tại buổi làm việc, Thứ trưởng nhấn mạnh: TP Hà Nội là địa phương đông dân, có vị trí quan trọng, do đó những chuẩn bị cũng như triển khai thực hiện của Hà Nội đóng vai trò rất quan trọng trong thành công của chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử.
“Do đó CDC TP Hà Nội cần kiểm tra, rà soát lại các kho, tủ lạnh bảo quản vắc xin cũng năng lực bảo quản vắc xin hiện nay; rà soát lại số lượng bơm kim tiêm… Đề nghị CDC báo cáo Sở Y tế trình UBND TP cấp kinh phí để trang bị thêm các tủ bảo quản vắc xin, trang bị thêm các máy phát hệ thống điện để đảm bảo bảo quản vắc xin khi vắc xin về nhiều, đa chủng loại cùng 1 thời điểm bởi hiện tại Hà Nội mới chủ yếu có khả năng bảo quản, dự trữ và vận chuyển loại vắc xin trong điều kiện bảo quản từ 2-8 độ C…”- Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị.
Để chuẩn bị cho chiến dịch tiêm chủng vắc xin COVID-19 lớn nhất trong lịch sử, Hà Nội đã thiết lập hơn 820 điểm tiêm tại 579 xã, phường, thị trấn và xây dựng kế hoạch tiêm lên đến mũi 200.000 mũi/ngày. Ảnh:Trần Minh
Cũng theo Thứ trưởng Trương Quốc Cường: Trong trường hợp quá tải về năng lực bảo quản, CDC TP Hà Nội cần có sự phối hợp chặc chẽ các đơn vị trên địa bàn như Quân khu Thủ đô, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương… để sẵn sàng chuyển vắc xin về bảo quản dự phòng.
“Khi chuẩn bị cho chiến dịch tiêm chủng, cần tính đến cả tình huống xấu nhất để lên kế hoạch thực hiện sẵn sàng, tránh bị động”- Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.
Hà Nội: 1.200 dây chuyền, 100 tổ cấp cứu phục vụ chiến dịch vắc xin lịch sử
Để sẵn sàng cho chiến dịch tiêm chủng Covid-19 trên toàn địa bàn, Hà Nội đã chuẩn bị nguồn lực để có thể đạt công suất tiêm tối đa lên tới 200.000 liều/ngày.
Theo thống kê, số lượng người trong độ tuổi tiêm chủng trên địa bàn Hà Nội (16 - 65 tuổi) là trên 5,1 triệu người, căn cứ theo tinh thần Nghị quyết 21, đồng thời thành phố cũng sẽ mở rộng sang các đối tượng khác. Thành phố đã chủ động chia các đối tượng tiêm chủng thành 10 nhóm theo thứ tự ưu tiên.
Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh, chiến dịch tiêm chủng được chia các kịch bản theo module nguồn vắc xin và có thể đạt công suất tối đa 200.000 mũi tiêm/ngày.
Để có thể đạt được công suất tối đa này, Hà Nội đã chủ động triển khai hơn 800 điểm tiêm chủng cố định và di động trên toàn thành phố. Chuẩn bị 1.000 dây chuyền tiêm chủng, mỗi dây chuyền có thể đạt công suất tiêm 200 mũi/ngày. Bên cạnh đó dự phòng thêm 200 dây chuyền tiêm.
Theo Sở Y tế Hà Nội, mỗi dây chuyền tiêm chủng sẽ bao gồm: bộ phận tiếp đón, đo nhiệt độ, huyết áp; bộ phận khám tư vấn chỉ định tiêm; bộ phận theo dõi sau tiêm và bộ phận nhập dữ liệu tiêm chủng.
Tiêm vắc xin Covid-19 (Ảnh minh họa).
Để đảm bảo nguyên tắc an toàn tiêm chủng, Hà Nội đã huy động 100 tổ cấp cứu cơ động, để có thể xử lý các phản ứng phụ xảy ra sau tiêm.
Nhằm có đủ nguồn nhân lực phục vụ cho chiến dịch tiêm chủng lịch sử này, Hà Nội đã huy động thêm cả sinh viên y khoa, bác sĩ nghỉ hưu trên địa bàn, có phương án tập huấn để sẵn sàng phục vụ tiêm chủng. Với trang thiết bị hiện có của Hà Nội đủ để tiếp nhận cùng lúc tối đa 1,3 triệu liều vắc xin.
Về kế hoạch phân bổ vắc xin, Hà Nội triển khai theo quy tắc ưu tiên phân bổ cho quận huyện có nguy cơ cao nhiều hơn. Khi đủ vắc xin sẽ tiếp tục phân bổ để đảm bảo tiêm chủng cho tất cả các đối tượng theo kế hoạch.
Từ tuần này, Hà Nội cũng bắt đầu phát phiếu đăng ký tiêm chủng, trong đó khảo sát độ tuổi và bệnh lý nền của người dân. Dựa trên dữ liệu thu thập được cũng như nguồn vắc xin được phân bổ, sẽ có phương án tiêm chủng phù hợp.
Bên cạnh bản đăng ký giấy, người dân có thể đăng ký online trên Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19 hoặc tải ứng dụng "Sổ sức khỏe điện tử". Sau khi xác thực thông tin trên phần mềm, người dân sẽ thấy thông tin về hướng dẫn đăng ký tiêm vắc xin.
Lực lượng chức năng cũng sẽ căn cứ vào thông tin đăng ký tiêm chủng của người dân để sàng lọc, phân loại từng đối tượng. Cũng dựa trên tình hình sức khỏe của mỗi người mà có sự phân loại tiêm ở điểm tiêm thông thường hoặc tiêm ở bệnh viện. Thời điểm tiêm và số lượng người tiêm tại mỗi điểm tiêm chủng cũng sẽ được sắp xếp để đảm bảo giãn cách, tránh xảy ra tình trạng ùn tắc tại điểm tiêm.
Thêm vào đó, Sở Y tế khuyến cáo người dân khi đến điểm tiêm cần tuân thủ quy định tại điểm tiêm và chấp hành nghiêm khuyến cáo "5K".
Hà Nội triển khai đăng ký tiêm chủng cho tất cả người dân Ngày 11.7, theo ông Chu Ngọc Anh, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội, với chiến dịch tiêm chủng lần này, số lượng người trong độ tuổi cần tiêm chủng của Hà Nội (từ 18 - 65 tuổi) là hơn 5,1 triệu. Người dân tiêm vắc xin. ẢNH: ĐỘC LẬP Nếu nguồn cung vắc xin bảo đảm, Hà Nội sẽ phấn đấu đạt tối đa...