Hà Nội cần cơ cấu lại những ngành hàng xuất khẩu bị ảnh hưởng dịch Covid-19
“Là một trong những địa phương chịu tác động rất lớn của dịch bệnh Covid-19, TP Hà Nội cần có giải pháp quyết liệt, hiệu quả để phát huy vai trò trung tâm kinh tế lớn của cả nước”, đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh tại buổi làm việc của Thủ tướng Chính phủ với Ban thường vụ Thành ủy Hà Nội.
Hà Nội giữ được mức tăng trưởng 3,72%
Theo báo cáo của UBND TP Hà Nội, trong những tháng đầu năm, bức tranh kinh tế cũng có nhiều điểm sáng. Đơn cử như lĩnh vực thương mại nội địa đạt mức tăng trưởng 7,4 %, dù thấp hơn so với 10,2 % của cùng kỳ năm 2019 nhưng cao hơn mức tăng chung của cả nước là 4,7 %.
Điều này cho thấy vai trò của Hà Nội là một trung tâm kinh tế, thương mại lớn của cả nước. Trong quý I/2020, tăng trưởng của Hà Nội giữ được mức tăng 3,72% nhờ duy trì tốt nhóm ngành công nghiệp – xây dựng với mức tăng 5,46% (trong đó xây dựng đạt 6,35%), và nhóm ngành dịch vụ đạt 3,20% do trong tháng 1 và tháng 2 chưa bị tác động mạnh bởi dịch Covid-19.
Thu ngân sách chưa bị ảnh hưởng do nhiều khoản thu chuyển từ quý IV/2019 sang quý I/2020. Một số lĩnh vực ít bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và có cơ hội phát triển như sản phẩm công nghiệp phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh; dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin. Nhiều lĩnh vực giảm mạnh như du lịch, vận tải, xuất nhập khẩu. Riêng sản xuất nông nghiệp giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi, tuy nhiên ít bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, vẫn có cơ hội phát triển trong năm 2020.
Sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn, số doanh nghiệp đăng ký ngừng hoạt động tăng 36%, số lao động thất nghiệp đến nộp hồ sơ để hưởng bảo hiểm thất nghiệp tăng hơn 22% so với cùng kỳ. Căn cứ kịch bản tăng trưởng của cả nước, tình hình và kết quả của các ngành, lĩnh vực trong 3 tháng đầu năm, TP Hà Nội dự báo và xây dựng các kịch bản để phấn đấu đạt được mục tiêu cao nhất so với Kế hoạch năm 2020 đã đề ra với tốc độ tăng trưởng 7,5%.
Thủ tướng làm việc với TP Hà Nội ngày 20/4
Video đang HOT
Phát huy vai trò trung tâm kinh tế của cả nước
Mặc dù đánh giá cao việc Hà Nội quyết liệt phòng chống dịch Covid-19, đặc biệt là công tác bình ổn thị trường, đảm bảo cung ứng đủ hàng hoá phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân, tuy nhiên , Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng: Cần đánh giá kỹ lưỡng đối với các chỉ số tăng trưởng của TP Hà Nội trong 3 tháng đầu năm, nhất là đánh giá những tác động của dịch Covid-19.
Hà Nội là địa phương chịu tác động nhanh và mạnh hơn bởi các thị trường nước ngoài, điều này khiến kim ngạch xuất khẩu Hà Nội trong quý I tăng trưởng âm, trong khi kim ngạch xuất khẩu của cả nước trong quý I tăng 7,5 %.
Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy, do ảnh hưởng dịch Covid-19, kim ngạch xuất khẩu nông sản giảm tới 27,9%; hàng linh kiện điện tử giảm 32,1%; sắt, thép giảm 19,5%; phương tiện vận tải giảm 30,1%…
“Kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội sụt giảm mạnh mẽ trong quý I cho thấy TP Hà Nội nên đánh giá lại những tác động của dịch bệnh, qua đó các cơ quan quản lý thấy rõ khó khăn của DN, từ đó đưa ra giải pháp cơ cấu lại những ngành bị ảnh hưởng dịch Covid-19 nghiêm trọng” – Bộ trưởng Trần Tuấn Anh bày tỏ.
Để phát huy vai trò vai trò trung tâm kinh tế lớn của cả nước, nơi phát luồng hàng, lưu chuyển hàng hóa tới các tỉnh thành, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đề nghị TP Hà Nội tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, nhất là hệ thống phân phối, bán lẻ.
Hà Nội đã có hệ thống hạ tầng thương mại khá hoàn chỉnh và phát triển ở trình độ cao, tuy nhiên, với vai trò là trung tâm kinh tế, thương mại, cùng với nhu cầu thị trường còn rất lớn, TP cần quan tâm hơn nữa đến công tác phát triển thương mại bằng những giải pháp sát với thực tế. Cụ thể có cơ chế, chính sách hỗ trợ và thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào hệ thống phân phối và hạ tầng thương mại; bố trí quỹ đất phục vụ cho phát triển hạ tầng thương mại; các giải pháp phát triển thương mại điện tử…
Cùng với đó, Hà Nội cần phải có kế hoạch hỗ trợ phát triển, phát huy sức mạnh của đội ngũ trí thức; Đồng thời xây dựng kênh kết nối các DN và liên kết các khu công nghiệp tập trung, khu công nghệ cao với các vùng khác trong cả nước và quốc tế. Ngoài ra, cũng cần tiếp tục rà soát, xây dựng kế hoạch và các giải pháp phát huy vai trò của các làng nghề. Trong đó, cần lưu ý đến công tác quy hoạch sản xuất gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.
“Trong quá trình Hà Nội thực hiện các biện pháp phục hồi kinh tế Bộ Công Thương sẽ đồng hành với TP Hà Nội để cùng bàn giải pháp thực hiện”-Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định.
Lê Nam
Hàn Quốc và Việt Nam tăng cường quan hệ kinh tế song phương
Tại cuộc họp trực tuyến, phía Hàn Quốc đã gửi cảm ơn tới Việt Nam vì đã cho phép một số trường hợp đặc biệt người Hàn Quốc được nhập cảnh để tiến hành các hoạt động kinh doanh quan trọng.
Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh phát biểu. (Ảnh:Thống Nhất/TTXVN)
Hãng tin Yonhap đưa tin Hàn Quốc và Việt Nam đã tổ chức hội nghị trực tuyến vào ngày 13/4 để trao đổi về các biện pháp mở rộng quan hệ kinh tế song phương, bất chấp những căng thẳng do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 gây ra cho các hoạt động kinh tế trên toàn cầu.
Theo đó, Bộ trưởng Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc Sung Yun-mo đã tổ chức cuộc họp trực tuyến với Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Trần Tuấn Anh để thảo luận về các biện pháp tăng cường quan hệ thương mại giữa hai nước, giữa lúc hai bên đang đối mặt với những tác động kinh tế ngày một gia tăng từ dịch COVID-19.
Chính phủ Hàn Quốc nhấn mạnh việc đi lại của quan chức kinh tế của nước này tới Việt Nam là rất thiết yếu để duy trì chuỗi cung ứng toàn cầu.
Hai nước cũng nhất trí thúc đẩy Hệ thống trao đổi dữ liệu xuất xứ điện tử (EODES), qua đó cho phép hai bên xử lý giấy chứng nhận xuất xứ thông qua các nền tảng điện tử.
Biện pháp này dự kiến sẽ giúp đẩy nhanh các thủ tục hải quan cho các nhà xuất khẩu và ngăn chặn tình trạng giả mạo tài liệu.
Việt Nam là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Hàn Quốc với kim ngạch đạt 48,1 tỷ USD trong năm 2019, giảm 0,9% so với năm trước đó trong khi tổng xuất khẩu của Hàn Quốc giảm 10% trong năm 2019. Trong tháng 3/2020, xuất khẩu của Hàn Quốc đã giảm 0,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên chỉ trong vòng 10 ngày đầu tháng 4/2020, xuất khẩu của Hàn Quốc đã giảm tới 18,6% so với cùng kỳ năm 2019, xuống 12,2 tỷ USD, và con số này được dự báo sẽ tiếp tục giảm mạnh trong thời gian tới do dịch bệnh./.
H.Thủy
Bộ Công thương nói gì về việc Trung Quốc siết chặt cửa khẩu khiến xuất khẩu hàng hoá gặp khó khăn? Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã ban hành Công văn về việc Trung Quốc tăng cường áp dụng các biện pháp quản lý tại cửa khẩu biên giới nhằm phòng, chống dịch Covid-19. Công văn cho biết từ hôm 3/4, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc đã có Công điện gửi các Bộ, ngành và UBND các tỉnh biên giới phía...