Hà Nội cần 3 tỷ USD làm ‘thành phố thông minh’
Hà Nội cần tới 60.000 tỷ đồng để xây dựng một thành phố thông minh với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực. Quy hoạch này sẽ được UBND thành phố trình trước HĐND vào đầu tháng 12 tới.
Trao đổi bên lề hội thảo “Xây dựng thành phố thông minh hơn” tổ chức vào sáng 22/11, ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở Thông tin Truyền thông Hà Nội cho biết, mục tiêu của Hà Nội là trở thành địa phương đứng đầu về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (CNTT). Theo dự thảo về quy hoạch CNTT tới 2020, tầm nhìn 2030, Hà Nội sẽ triển khai ứng dụng CNTT trong tất cả các lĩnh vực từ giáo dục, y tế tới giao thông, điện, nước…
Thành phố cũng dự kiến huy động nguồn vốn khoảng 60.000 tỷ đồng trong gần 20 năm tới. Ngân sách thành phố đảm nhận khoảng 8.000 tỷ, còn lại huy động từ nguồn xã hội hóa. Quy hoạch này sẽ được UBND thành phố trình trước HĐND vào đầu tháng 12 tới.
Mặc dù cho biết kế hoạch dài hơi này là “thì tương lai”, song theo ông Động, các giai đoạn của quy hoạch đã được vạch ra rõ ràng. Hà Nội đang chuẩn bị cơ sở, điều kiện để tiến tới hoàn thiện chính quyền điện tử trong 3 năm tới với nguồn vốn khoảng 1.000 tỷ đồng. Đến 2015, toàn bộ 577 xã, phường của Hà Nội sẽ hoàn tất trang bị máy tính nối mạng; giao tiếp với người dân qua hệ thống hành chính một cửa; có phần mềm quản lý dữ liệu về tài nguyên, dân cư, hộ tịch…
Trung tâm Hệ thống giao thông thông minh Singapore (ITSC) chịu trách nhiệm quản lý từ xa hệ thống giao thông của Singapore. Hà Nội hướng đến mô hình kiểu này. Ảnh: duhocvietsing.edu.
Video đang HOT
Cũng theo ông Động, ngoài chính quyền điện tử, giao thông với vấn nạn ùn tắc là một lĩnh vực Hà Nội nên chọn để thử nghiệm ứng dụng CNTT trong thời gian tới bởi nó ảnh hưởng tới tất cả mọi người.
“Đến năm 2030, Hà Nội sẽ trở thành thành phố thông minh khi hoàn tất các mục tiêu của quy hoạch”, ông Động cho hay.
Theo ông Võ Tấn Long, Tổng giám đốc IBM Việt Nam, với xu hướng thế kỷ 21 là thế kỷ của các thành phố (nơi 70% dân số sống vào năm 2050), ứng dụng CNTT trong quản lý là yêu cầu tất yếu đối với lãnh đạo các thành phố lớn như Hà Nội.
Với kinh nghiệm triển khai ở nhiều thành phố trên thế giới và ngay tại TP HCM, Đà Nẵng, ông Long cho biết, để Hà Nội trở thành “thành phố thông minh” thì dữ liệu ở toàn bộ các lĩnh vực từ giao thông, cấp nước… cần được tích hợp. Người lãnh đạo thành phố sẽ sử dụng các thông tin đó để đưa ra các quyết định hiệu quả hơn.
Theo dự thảo quy hoạch phát triển CNTT đến năm 2020 – tầm nhìn 2030, có 3 tiêu chí để Hà Nội nhắm đến vị trí đứng đầu là xây dựng chính quyền điện tử; ứng dụng phát triển CNTT phục vụ công nghiệp hóa – hiện đại hóa và phát triển ngành công nghiệp CNTT. Dù hạ tầng CNTT của Hà Nội trong thời gian qua đã được đầu tư nhưng vẫn chưa đồng bộ, mức độ ứng dụng trong quản lý nhà nước còn thấp.
Hà Nội có nhiều lợi thế như tiềm năng chất xám với gần 80% số giáo sư, phó giáo sư; trên 80% chuyên gia đầu ngành và trên 1/3 trường đại học, viện nghiên cứu làm việc trực tiếp trên địa bàn.
Theo VNE
Tôn vinh 16 CIO ASEAN xuất sắc
Trong danh sách 16 Lãnh đạo CNTT xuất sắc nhất khu vực, Việt Nam áp đảo với 10 giải.
Ông Lê Thanh Tâm phát biểu tại Hội thảo CIO 2012. Ảnh: Quốc Dũng
Ban tổ chức CIO ASEAN Awards 2012 cho biết sau 8 tháng khởi động, Việt Nam cũng là quốc gia có nhiều đề cử nhất với 50 đề cử/ứng cử. Tiếp sau là Campuchia (8 đề cử/ ứng cử), Thái Lan (8 đề cử/ ứng cử), Singapore (6 đề cử/ ứng cử), Indonesia (5 đề cử/ ứng cử) , Malaysia (6 đề cử/ ứng cử) và các nước Philippines, Brunei, Lào mỗi nước 1 đề cử/ứng cử.
Các ứng viên tham gia CIO ASEAN Awards năm nay được chia thành 2 khối: khối Nhà nước và khối Doanh nghiệp, trong đó từng khối cũng được chia ra thành các nhóm ngành khác nhau. Khối nhà nước bao gồm trung ương và địa phương, khối doanh nghiệp được chia ra làm 7 nhóm ngành chính: Ngân hàng, Tài chính, Bảo hiểm CNTT và Truyền thông Y tế, Giáo dục/Đào tạo, Nghiên cứu và Triển khai Dịch vụ, Thương mại Sản xuất, Vận tải, Hậu cần, Năng lượng Nông, Lâm, Ngư nghiệp Nhóm ngành khác...
Phát biểu tại Hội thảo CIO 2012 diễn ra sáng nay với chủ đề: Phát triển Công nghệ Dịch vụ trên Hạ tầng hiện tại, ông Lê Thanh Tâm, Tổng Giám đốc IDG Đông Dương cho biết giải thưởng năm nay đề cao tầm nhìn chiến lược, năng lực tổ chức, lãnh đạo, đổi mới, sáng tạo của cá nhân CIO, nhấn mạnh tính đột phá, sáng tạo của dự án CNTT mà CIO đã triển khai thành công, trong đó kết quả triển khai dự án sẽ đặc biệt được chú trọng.
Cũng trong Hội thảo, ban tổ chức đã công bố nhiều số liệu đáng nói về Chính phủ điện tử tại Việt Nam. Theo báo cáo của Liên hợp quốc năm 2012, Việt Nam đã tăng được 7 bậc, từ vị trí số 90 lên 83 thế giới về Chính phủ Điện tử. Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam hiện chỉ xếp sau Singapore, Malaysia và Brunei, đứng trên các quốc gia khác như Thái Lan, Indonesisa, Phillipines, Lào và Campuchia.
Tuy nhiên, một số chỉ tiêu của Việt Nam vẫn bị đánh giá rất thấp, chẳng hạn như về quy trình thể chế, về e-participation (sự tham gia của xã hội với chính phủ điện tử)... đạt số điểm gần như bằng 0. Nguồn lực tài chính bị cho là đầu tư chưa đúng và chưa trúng, trong khi nguồn lực con người vừa thiếu, vừa yếu. Sự gắn kết giữa các cơ quan nhà nước lỏng lẻo, thiếu đồng bộ cũng là một trong nhiều nguyên nhân khiến Chính phủ điện tử tại Việt Nam chưa thể bứt phá như kỳ vọng.
Theo vietbao
"Chính phủ điện tử mạnh phải cho dân quyền giám sát" Sau 10 năm cải cách thủ tục hành chính, mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp đối với các dịch vụ công vẫn ở mức rất thấp, chỉ đạt 20-25%. Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo. Ảnh: Quốc Dũng Mục tiêu của Chương trình hiện đại hóa thủ tục hành chính do Bộ...