Hà Nội: Cấm xây thêm nhà liền kề hai bên đường Vành đai 3
UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 7706/QĐ-UBND về phê duyệt đồ án Thiết kế đô thị Hai bên đường Vành đai 3, tỷ lệ 1/500 (đoạn đường Khuất Duy Tiến – Nguyễn Xiển).
Theo đó, chức năng sử dụng đất được quản lý theo quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết có liên quan đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Theo đó, từng đoạn tuyến khu vực sẽ khuyến khích phát triển các hoạt động chủ đạo để từng bước tạo nên đặc trưng hoạt động, làm cơ sở để tạo không gian, hình ảnh cho từng khu vực.
Đối với các khu vực chức năng công cộng (các công trình dịch vụ đô thị, hỗn hợp, công cộng…) thuộc nhiều đơn vị quản lý sử dụng khác nhau, khi đầu tư xây dựng công trình cần khuyến khích hợp khối đảm bảo nguyên tắc bố cục mặt bằng theo thiết kế đô thị, khi lập dự án không tiếp tục chia nhỏ lô đất, trong đó khu vực tiếp giáp đường vành đai 3 không được bố trí thêm nhà liên kế so với hiện trạng.
Các khu vực nhà liên kế thấp tầng khuyến khích hợp thửa khu đất, hợp khối công trình để tạo hình ảnh không gian kiến trúc lớn hơn và đồng nhất trên tuyến phố. Không gian hai bên đường được biến đổi nhịp điệu theo những điểm nút khác nhau, có các khoảng mở là công viên, vườn hoa đô thị, không gian mở các khu vực chức năng, khoảng lùi công trình hai bên tuyến.
Theo Trí thức trẻ
Hà Nội: Phấn đấu cuối năm 2017 sẽ có 2.100 căn nhà tái định cư
Hiện nay, Thành phố đã thẩm định và đang bổ sung, hoàn thiện 6 đồ án quy hoạch, lập 20 đồ án quy hoạch phân khu, 4 đồ án quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị. Bên cạnh đó thành phố cũng đang quy hoạch cải tạo 28 khu chung cư cũ (trong đó đã hoàn thành 10 khu), nghiên cứu một số quy hoạch đặc thù và triển khai chủ trương xây dựng nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt hàng.
Để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về chính sách pháp luật, Hà Nội đã hoàn chỉnh dự thảo Quy định về việc quản lý mua bán nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố. Thành phố cũng đã chỉ đạo lấy ý kiến đề xuất của các nhà đầu tư đang được giao lập quy hoạch các khu chung cư cũ về cơ chế cải tạo chung cư cũ để hoàn thiện, đồng thời đôn đốc 19 đơn vị chủ đầu tư được giao nhiệm vụ lập quy hoạch chi tiết cải tạo chung cư cũ.
Ngoài ra, Thành phố đã bố trí quỹ nhà tái định cư đối với các nhà nguy hiểm cấp D, ứng phó kịp thời trong mùa mưa bão, rà soát, cập nhật biến động tổng thể về quỹ nhà tái định cư, kiểm tra thực trạng các dự án nhà ở xã hội và rà soát, cập nhật chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội.
Song song với đó, thành phố Hà Nội cũng tăng cường công tác quản lý đất đai trên địa bàn, đẩy nhanh tiến độ việc thực hiện dự án tổng thể hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai thành phố, tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất...; tiến hành điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2016-2020).
Thành phố cũng tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đến nay, Thành phố đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho các hộ gia đình, cá nhân gần 1,6 triệu thửa đạt 97%, cấp Giấy xác nhận đăng ký đất đai lần đầu đạt 93,5%, Cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà tại dự án phát triển nhà ở hơn 151 nghìn căn đạt 85%, cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà tái định cư được 12,3 nghìn căn hộ đạt 88%...)
Theo Trí thức trẻ
Loại hình bất động sản nào sẽ dẫn đầu thị trường cuối năm 2016? Những tháng cuối năm, phân khúc căn hộ cao cấp tại Hà Nội sẽ tiếp tục đón nhận nguồn cung căn hộ đến từ các dự án mới, dự kiến hơn 13.000 căn hộ, khoảng 800 căn biệt thự nhà liền kề sẽ gia nhập thị trường. Toàn cảnh Ecopak nhìn từ trên cao Lượng cung bất động sản hạng sang tăng Báo...