Hà Nội cấm quảng cáo ngoài trời tại hàng loạt khu vực
Quảng trường Ba Đình, Hồ Hoàn Kiếm, khu vực phố cổ… sẽ bị cấm các hoạt động quảng cáo ngoài trời từ ngày 31/1.
UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quy chế quản lý hoạt động quảng cáo ngoài trời, trong đó đưa ra quy định cụ thể các khu vực không được quảng cáo, khu vực hạn chế và hình thức, phương tiện quảng cáo.
Cụ thể, các khu vực không được quảng cáo gồm: Quảng trường Ba Đình; Hồ Hoàn Kiếm và khu vực bao quanh hồ; khu vực phố cổ; di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng; trụ sở của cơ quan đảng, nhà nước các cấp, tổ chức chính trị, chính trị – xã hội, doanh trại quân đội, trụ sở công an, đại sứ quán nước ngoài và các tổ chức quốc tế…
Khu vực phố cổ sẽ bị cấm các hoạt động quảng cáo ngoài trời. Ảnh: Quý Đoàn.
Video đang HOT
Tuy nhiên, tại một số khu vực cấm quảng cáo có thể được cổ động trực quan phục vụ những sự kiện chính trị – xã hội, quảng cáo cho nhà tài trợ trong khuôn khổ hoạt động sự kiện được cấp có thẩm quyền cho phép.
Các khu vực hạn chế quảng cáo như khu vực Quảng trường 19/8, Quảng trường 1/5, Trung tâm Hội nghị Quốc gia. Trên mặt các hồ nước của thành phố được quảng cáo cho các hoạt động trong khuôn khổ sự kiện được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép. Trên thân các cột đèn chiếu sáng đô thị được thực hiện băng rôn dọc theo quy định.
Quy chế cũng quy định cụ thể về các hình thức, phương tiện quảng cáo ngoài trời như: Kích thước băng rôn: Rộng 0,75 m và dài 2,5m; nội dung tuyên truyền phải dễ hiểu, ngắn gọn, xúc tích; bảng quảng cáo lắp đặt tại mặt tiền các công trình, nhà ở riêng lẻ thì mỗi tầng chỉ được đặt một bảng quảng cáo ngang, chiều cao tối đa 2 m, chiều ngang không được vượt quá giới hạn chiều ngang mặt tiền công trình, bảng quảng cáo dọc có chiều ngang tối đa 1m, chiều cao tối đa 4m; phía ngoài trạm ATM chỉ được quảng cáo tên gọi, tên viết tắt, nhãn hiệu của ngân hàng là chủ sở hữu máy…
Biển hiệu đặt ở cổng hoặc mặt trước của trụ sở hoặc nơi kinh doanh của tổ chức, cá nhân chỉ được làm 1 biển hiệu ngang hoặc biển hiệu dọc, bảo đảm mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, trật tự an toàn xã hội. Biển hiệu ngang có chiều cao tối đa là 2m, chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà; biển hiệu dọc chiều ngang tối đa là 1m, chiều cao tối đa là 4m nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.
Quy chế quản lý hoạt động quảng cáo ngoài trời có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31/1.
Võ Hải
Theo VNE
Tòa nhà 8B Lê Trực: 'Sai 16 m, cắt 16 m, không giật cấp, yêu cầu giật cấp'
Bí thư Thành ủy Hà Nội đã chỉ đạo như vậy và cho biết: "Thành phố coi đây là trường hợp điển hình, cần phải xử lý để răn đe các chủ đầu tư khác".
Tòa nhà 8B Lê Trực: &'Sai 16 m, cắt 16 m, không giật cấp, yêu cầu giật cấp'
Tại hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội sáng nay 13.10, Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dục xin chịu một phần trách nhiệm liên quan đến trật tự xây dựng và hứa không để xảy ra trường hợp nghiêm trọng tương tự như vi phạm của dự án 8B Lê Trực. Lãnh đạo Sở Xây dựng cũng cho biết đã tăng cường kiểm tra trách nhiệm của các cán bộ thanh tra, từ đội thanh tra cho đến thanh tra Sở, ngành. Nếu phát hiện vi phạm tùy theo từng mức độ, sẽ xử lý theo quy định pháp luật.
Phó chủ tịch HĐND thành phố Lê Văn Hoạt cho rằng, dù thành phố đã làm được nhiều việc rất tốt, nhưng "có những việc mỗi người dân Thủ đô nghe rất áy náy và cảm thấy bị xúc phạm, ví dụ như vụ thay thế cây xanh, vỡ đường ống nước sông Đà lần thứ 15 hay gần nhất là vụ tòa nhà 8B Lê Trực".
Theo ông Hoạt, điều cần phải suy nghĩ là những vụ việc trên không phải do cơ quan chuyên môn hay thanh tra phát hiện, mà do báo chí và nhân dân có ý kiến, dù "thanh tra tầng tầng lớp lớp".
Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cho biết, thành phố đã từng xử lý khá nhiều vụ việc vi phạm xây dựng nghiêm trọng, vượt nhiều tầng, sai giấy phép. Trong quy trình xử lý đã được quy định cụ thể từng việc như khi cấp phép phải có bản vẽ; bản vẽ, giấy phép phải treo công khai nơi xây dựng công trình để nhân dân giám sát. Khi phát hiện sai phạm thì lập biên bản xử lý. Chủ đầu tư không thực hiện thì cắt điện, nước, đình chỉ thi công, thậm chí không cho mua bán, giao dịch...
"Không cần biện pháp gì mới, cứ đúng như thế mà làm thôi. Sai chỗ nào cắt chỗ đấy, sai 16 m, cắt đi 16 m, không giật cấp, yêu cầu giật cấp. Biện pháp khá là đơn giản", ông Nghị yêu cầu.
"Thành phố coi đây là trường hợp điển hình, cần phải xử lý để răn đe các chủ đầu tư khác vì các công trình còn được xây dựng trên địa bàn thành phố rất nhiều trong tương lai. Bên cạnh đó, cũng phải kiểm điểm, xử lý nghiêm túc những người đã thanh tra, kiểm tra lập biên bản mà không xử lý kịp thời nghiêm minh, thậm chí không báo cáo với lãnh đạo. Đến lúc báo đăng thì lãnh đạo mới biết", Bí thư Nghị nói.
Theo Thanh Niên
Tòa nhà cao hơn Lăng Bác: Cắt thì tiếc, nhưng vẫn phải làm Một dự án trung tâm thương mại, văn phòng sừng sững "mọc lên" gần quảng trường Ba Đình, chỉ cách Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh khoảng 400m và có chiều cao tới gần 60m đang được đông đảo dư luận quan tâm. Công trình số 8B Lê Trực đang được xây dựng có tổng chiều cao gần 60 mét. Ảnh H.Hưng Trong...