Hà Nội: Cấm đường nhiều tuyến phố phục vụ Lễ hội Trung thu
Từ ngày ngày 30/8 đến ngày 13/9/2019, hàng loạt tuyến phố cổ trên địa bàn quận Hoàn Kiếm sẽ cấm các phương tiện lưu thông để phục vụ Lễ hội Trung thu phố cổ 2019.
Sở GTVT Hà Nội vừa có thông báo về việc tổ chức giao thông cấm đường, phân luồng, bố trí các điểm giao thông tĩnh phục vụ Lễ hội Trung thu phố cổ 2019 trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.
Theo đó, sẽ cấm các phương tiện giao thông đường bộ đi vào các phố Hàng Mã (từ ngã tư Hàng Cót- Hàng Gà đến ngã tư Hàng Đường-Đồng Xuân), Hàng Lược, Hàng Rươi, Hàng Chai, Hàng Khoai (đoạn từ ngã tư Đồng Xuân-Hàng Giấy đến ngã ba Hàng Khoai- Hàng Lược).
Thời gian cấm đường từ 7h-22h ngày 30/8 đến ngày 13/9/2019.
Nhiều tuyến phố cổ sẽ cấm phương tiện qua lại trong dịp Lễ hội Trung thu phố cổ 2019
Bên cạnh đó, sẽ cấm đường đoạn phố Phùng Hưng, từ ngã ba Lê Văn Linh- Phùng Hưng đến Hàng Cót- Phùng Hưng. Thời gian cấm đường từ 7h-24h các ngày thứ Sáu, thứ Bảy và Chủ nhật (bao gồm các ngày 6-8/9 và 13/9).
Video đang HOT
Các phương tiện giao thông đường bộ đi từ phía Đông sang phía Tây và ngược lại theo các đường Phan Đình Phùng, Hàng Đậu, Lò Rèn, Hàng Cá, Ngõ Gạch, Hàng Vải, Lãn Ông.
Còn các phương tiện giao thông đường bộ đi từ phía Bắc sang phía Nam và ngược lại theo các đường Lý Nam Đế, Phùng Hưng, Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường, Đồng Xuân, Hàng Giấy, Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải.
Các phương tiện giao thông gồm xe máy, xe đạp điện, xe điện của các hộ dân trong khu vực cấm đường được phép ra vào, có vé tích kê của Ban Quản lý lễ hội để quản lý đảm bảo trật tự an ninh, trật tự an toàn giao thông khu vực.
Sở GTVT Hà Nội cũng đề nghị quận Hoàn Kiếm kiểm tra, sắp xếp, tổ chức thực hiện các điểm giao thông tĩnh phục vụ Lễ hội Trung thu phố cổ trên nguyên tắc đảm bảo trật tự ATGT. Đặc biệt, cần lưu ý điểm giao thông tĩnh bố trí trên vỉa hè phải dành tối thiểu 1,5m cho người đi bộ.
Theo ANTD
Đồ chơi dân gian tràn ngập phố, bánh Trung thu có nơi lên tới cả triệu đồng/chiếc
Còn hơn 2 tuần nữa là đến Tết Trung thu, tại phố Hàng Mã ở Hà Nội đã tràn ngập các mặt hàng đồ chơi cho trẻ em. Năm nay, các loại đồ chơi truyền thống "made in Việt Nam" chiếm đa số, thu hút nhiều người tiêu dùng.
Khảo sát tại một số tuyến phố như Hàng Mã, Lương Văn Can,... khoảng hơn 80% số lượng lồng đèn, đồ chơi liên quan đến Trung thu đều là đồ chơi được sản xuất trong nước với giá cả phải chăng và mẫu mã đa dạng.
Chủ cửa hàng chuyên kinh doanh đồ chơi Trung Thu trên phố Hàng Ma chia se, "Khách hàng đến chọn lựa đồ chơi truyền thống trong dịp Trung thu cao hơn hẳn những năm trước. Mọi người chủ yếu chọn cho con em mình đèn lồng, đen ông sao, mặt nạ chú Tễu... để làm quà và vui chơi.
Nhiêu chu cưa hang cho biêt, đô chơi truyên thông tuy đươc lam băng tay nhưng gia không hê đăt. Những mon đồ chơi nhỏ, đơn giản có giá chỉ từ 10.000 - 70.000 đồng/sản phẩm, thường mua số lượng lớn để trang trí, tặng hàng loạt trong công ty, cơ quan, trường học,...
Theo khảo sát của phong viên, một chiếc đèn ông sao có giá từ 15.000 - 100.000 đồng, tùy từng kích cỡ. Đèn cù có giá 20.000 - 50.000 đồng/chiếc, tùy từng kích cỡ. Mặt nạ giấy hình chú tễu có giá 15.000 - 30.000 đồng/chiếc, tùy kích cỡ.
Bên cạnh đó, các loại đồ chơi hiện đại, chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc được bán để phục vụ trong dịp Trung thu năm nay có giá trung bình từ 25.000 - 200.000 đồng/sản phẩm. Cụ thể, những loại đèn lồng có đèn nhấp nháy và nhạc có giá bán từ 50.000 - 70.000 đồng/chiếc, tai thỏ, kính, mặt nạ các loại có giá rẻ hơn, từ 20.000 - 40.000 đồng/chiếc.
Trên thị trường bánh trung thu, dọc các con phố lớn tại Hà Nội đã có nhiều gian hàng bán bánh Trung thu của các thương hiệu nổi tiếng. Mới đây, một công ty chuyên sản xuất bánh kẹo cho biết, trong năm 2019, công ty sẽ đưa ra thị trường 1500 tấn bánh Trung thu, tăng 20% so với năm 2018. Giá bánh truyền thống giao động từ 40.000 - 100.000 đồng/chiếc với các dạng định lượng 150g, 180g,210g. Ngoài ra, để thu hút khách hàng trong mùa Trung Thu 2019, nhiều công ty còn đưa ra ưu đãi chiết khấu cao với đơn hàng lớn, in Logo theo nhu cầu (trước ngày nhận bánh từ 10-15 ngày)...
Thị trường bánh Trung thu năm nay khá nhộn nhịp với nhiều sản phẩm khá bắt mắt, thiết kế đẹp thuộc nhiều phân khúc giá khác nhau. Cụ thể, đối với dòng bánh phổ thông, những chiếc bánh nướng, bánh dẻo truyền thống thường có giá dao động từ 40.000 - 500.000 đồng, loại bánh nhỏ 120g và 150g có giá 40.000 - 70.000 đồng/cái, loại lớn hơn, từ 210g - 800g có giá 65.000 - 480.000 đồng/cái tùy loại. Đắt hơn là các dòng bánh sử dụng nguyên liệu như vi cá, yến sào, nhân sâm... giá mỗi bộ gồm 2-6 bánh dao động từ 1 triệu đến hơn 4 triệu đồng tùy theo nhu cầu của khách hàng.
Theo Nhịp sống kinh tế
"Thủ phủ" vàng mã Hà Nội đìu hiu trước ngày cúng rằm tháng 7 Dù rằm tháng 7 đã cận kề nhưng nhiều cửa hàng trên phố Hàng Mã (Hà Nội) vẫn chỉ lác đác khách hỏi mua, thị trường vàng mã năm nay giảm nhiệt. Rằm tháng 7 (còn gọi là Tết Vu lan) hằng năm luôn là dịp mà các mặt hàng vàng mã được mua bán tấp nập nhất. Bởi theo quan niệm, hình...