Hà Nội: Cả tòa cao ốc hơn 20 tầng không giấy phép vẫn xây hoàn thiện
Tòa nhà Sakura Tower tại số 47 Vũ Trọng Phụng – Thanh Xuân (Hà Nội) xây đến hơn 20 tầng không có giấy phép nhưng vẫn “qua mặt” thành công nhiều cơ quan chức năng. Thậm chí nhận “án phạt” hàng trăm triệu, chủ đầu tư vẫn vừa nộp phạt vừa gấp rút thi công.
Tổ hợp căn hộ, văn phòng, thương mại Sakura Tower do Công ty cổ phần Hùng Tiến – Kim Sơn làm chủ đầu tư và Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển hạ tầng Vinaconex – Alphanam chịu trách nhiệm thi công. Dự án khởi công từ cuối năm 2009 với tổng diện tích đất là hơn 2.600m2, diện tích đất xây dựng là gần 1.300m2 tương ứng mật độ xây dựng 48,2% thuộc địa bàn phường Thanh Xuân Trung (Thanh Xuân – Hà Nội).
Tòa cao ốc hơn 20 tầng “qua mặt” nhiều cơ quan chức năng để hoàn thiện.
Mặc dù bị các cơ quan chức năng đình chỉ thi công do chưa có phép xây dựng nhưng chủ đầu tư vẫn hoàn thành xong phần thô công trình với 21 tầng nhà mặt tiền đường Vũ Trọng Phụng.
Theo hồ sơ vụ việc, ngày 11/3/2010, Thanh tra xây dựng quận Thanh Xuân đã lập biên bản vi phạm hành chính, yêu cầu ngừng thi công công trình do không có giấy phép xây dựng. Tiếp đó, ngày 3/12/2010 và ngày 23/3/2011,tiếp tục có 2 lần kiểm tra nữa và ra quyết định đình chỉ thi công công trình nhưng điều kỳ lạ là công trình vẫn được gấp rút thi công để hoàn thiện.
Ngày 25/7/2011, Thanh tra Bộ Xây dựng đã kiểm tra và lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt chủ đầu tư 500 triệu đồng và phạt nhà thầu thi công là Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển hạ tầng VINACONEX- ALPHANAM 30 triệu đồng.
Nghiêm trọng hơn nữa, tòa nhà này đang tiếp tục “đẩy mạnh” vi phạm pháp luật về xây dựng khi tự ý thay đổi công năng 02 sàn kỹ thuật 2000 m2 thànhcác sàn căn hộ để bán.
Video đang HOT
Dù đang sai phạm nhưng việc hoàn thiện tòa nhà vẫn đang được thực hiện. (ảnh chụp hồi 15h ngày 5/7)
Trao đổi với PV Dân trí, lãnh đạo UBND phường Thanh Xuân Trung cho biết UBND phường đã nắm bắt được một số sai phạm tại dự án này. Tuy nhiên, đây là sai phạm liên tiếp, kéo dài trong nhiều năm từ thời lãnh đạo trước của phường Thanh Xuân Trung. Và hiện doanh nghiệp này đang xin phép cơ quan chức năng TP Hà Nội được hoàn thiện thủ tục về việc thay đổi công năng của 2 sàn kỹ thuật tòa nhà thành căn hộ để bán.
Lãnh đạo phường Thanh Xuân Trung cũng cho biết hiện nhiều cư dân mua căn hộ chung chư của dự án này đã về đây sinh sống. Tuy nhiên, chủ đầu tư chưa bàn giao cho địa phương quản lý. Phường Thanh Xuân Trung đã nhiều lần có văn bản yêu cầu chủ đầu tư có đề xuất thành lập tổ dân phố để địa phương quan lý về con người nhưng chưa được chủ đầu tư thực hiện.
Liên quan đến việc xử lý trách nhiệm cán bộ liên quan đến dự án sai phạm này trong giai đoạn trước đây, hàng loạt cán bộ phường Thanh Xuân Trung và quận Thanh Xuân đã bị kỷ luật như: nguyên chủ tịch UBND phường Thanh Xuân Trung đã bị kỷ luật và điều chuyển công tác, Phó chủ tịch UBND phường Thanh Xuân Trung cũng phải nhận hình thức kỷ luật… Tuy nhiên, điều khó hiểu là sự việc nghiêm trọng như vậy nhưng sau khi nhiều cán bộ bị kỷ luật, công trình này vẫn ngang nhiên vi phạm.
Liên quan đến vụ việc, lãnh đạo Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội cho rằng:Để xảy ra sự việc này là do phường, quận Thanh Xuân đã buông lỏng quản lý. Bản thân họ nắm sự việc, xử lý vi phạm nhưng không làm triệt để mà chỉ ra các văn bản có tính hình thức. Nếu làm dứt khoát thì họ đã phải yêu cầu các ban, ngành hữu quan như điện, nước cắt toàn bộ. Đề nghị công an phối hợp vào giãn thợ, cấm xe chở vật liệu vào chân công trình thì dù có muốn chủ đầu tư cũng chịu không thể nào tiếp tục vi phạm được.
Để làm rõ sự việc, UBND phường Thanh Xuân Trung khẳng định sẽ có buổi làm việc, cung cấp hồ sơ sự việc cho PV Dân trí trong thời gian sớm nhất.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc.
Anh Thế
Theo dantri
Hoang tàn ở khu biệt thự "đãi sĩ" ven sông Hàn
Hàng chục ngôi biệt thự xinh đẹp ven sông Hàn đã bị bỏ hoang tàn trong lau lách. Đây là những căn biệt thự được xây mới hoàn toàn, từng là chỗ ở sang trọng, dành cho các chuyên gia, HLV và VĐV có thành tích cao của Đà Nẵng, là nhà khách của UBND TP...
Cụm biệt thự "đãi sĩ" ở Tuyên Sơn đang thực trạng hoang tàn.
Lãng phí
Sau mùa mưa bão, cỏ lau nở trắng, phủ kín trên khu đất "vàng", những căn biệt thự tiền tỉ tuyệt đẹp ở trung tâm thể thao Tuyên Sơn (Đà Nẵng). Nhiều trang thiết bị, kể cả tường rào, cổng ngõ, lan can, cửa sổ... của các căn biệt thự này đã bị tháo gỡ, đánh cắp hoặc tự hư hỏng.
Sau mùa bão lớn 2013, nhiều mái ngói bị hất tung, vỡ cửa kính, tường nhà nham nhở, bạc màu. Phía bên kia đường, mặt tiền của khu biệt thự nhìn ra con sông Hàn thơ mộng, giờ là cả khu rừng rậm vì cây bụi. Đêm đêm, đèn đường sáng trưng cả một góc trời hoang vắng, không thể diễn tả hết được cảm xúc khi chứng kiến cảnh lãng phí một góc đô thị đẹp với đầy đủ sự tiện ích của hạ tầng kỹ thuật.
Bồn hoa giữa làn phân cách đường Vũ Trọng Phụng bây giờ trong tình trạng ngập cỏ lau, ngã đổ đèn trang trí một cách... châm biếm. Phía sau dãy biệt thự chỉ có hoang vu cỏ dại cùng với những đàn bò thả rông. Bên cạnh đó, nhà thi đấu trên đường Thăng Long - Vũ Trọng Phụng cũng bị bỏ hoang, trở thành chỗ trú ngụ của những người vô gia cư, nơi tập kết phế liệu và một vài xưởng mộc đã tận dụng mặt bằng để gia công đồ gỗ.
Nguyên GĐ Sở Thể dục - Thể thao Đà Nẵng Lê Nguyên Hồng cho biết: "Trước đây, UBND TP Đà Nẵng đã đầu tư, xây dựng cả một làng thể thao với đầy đủ nhà thi đấu, sân tập đá bóng, nơi nghỉ dưỡng, ăn ở của CLB... Lúc đó, Sở TDTT nhận bàn giao theo kiểu "chìa khoá trao tay". Từ năm 2004 đã được đưa vào sử dụng đúng với công năng, quy hoạch ban đầu. Nhưng, từ sau 2007, cả khu vực này đã được UBND TP Đà Nẵng bàn giao lại cho Ngân hàng SHB, câu lạc bộ bóng đá SHB quản lý".
Bỏ hoang vì... không hợp với cầu thủ
Theo ông Phạm Việt Hùng - GĐ Sở Xây dựng Đà Nẵng - trung tâm thể thao Tuyên Sơn được UBND TP Đà Nẵng đầu tư, xây dựng từ năm 2002-2003. Cả cụm gồm các nhà biệt thự dành cho các chuyên gia, huấn luyện viên, những VĐV thành tích cao, nhà thi đấu, sân tập, chung cư cho cầu thủ...
Sự hoàn chỉnh về hạ tầng kỹ thuật, chỗ ở sang trọng, tiện ích đã góp phần tạo cho đội bóng đá Đà Nẵng phát triển mạnh mẽ, thuộc hàng đầu Việt Nam. Nhà biệt thự từng bố trí cho VĐV thành tích cao như cầu thủ Lê Huỳnh Đức - một dạng chính sách "đãi sĩ" của Đà Nẵng lúc bấy giờ.
Có thời gian, UBND TP trưng dụng một nửa trong số 12 căn biệt thự để làm nhà khách, còn lại bố trí chỗ ở cho đội U.19. Đến năm 2007, toàn bộ hạ tầng, cơ sở vật chất ở khu Tuyên Sơn này đã bàn giao lại cho Ngân hàng SHB, theo chủ trương xã hội hoá đội bóng với kinh phí hơn 160 tỉ đồng.
Chủ tịch CLB SHB Đà Nẵng - ông Bùi Xuân Hoà - cho biết, hiện nay trung tâm thể thao Tuyên Sơn vẫn tạm sử dụng khu tập bóng, nhà ở cầu thủ. Riêng các hạng mục khác chưa dùng là vì Cty CP SHB Đà Nẵng đang đầu tư, xây dựng tại Hoà Minh (quận Liên Chiểu) một tổ hợp thể thao - giải trí - nhà nghỉ - dịch vụ vui chơi - thương mại, và toàn bộ làng thể thao Tuyên Sơn này sẽ chuyển lên Liên Chiểu.
Còn "bầu Hiển" (ông Đỗ Quang Hiển) thì cho rằng, cả khu thể thao Tuyên Sơn sẽ được quy hoạch, chuyển mục đích sử dụng khác. "Hiện chỉ hơn chục nhà biệt thự là bỏ hoang thôi, không đáng kể (!?). Nhà biệt thự cũng không thích hợp để bố trí cho cầu thủ" - ông Hiển nói.
GĐ Sở TNMT Đà Nẵng - ông Nguyễn Điểu - cho biết, cụm thể thao Tuyên Sơn này là một trong những dự án đang được TP Đà Nẵng rà soát để có biện pháp xử lý tình trạng bỏ hoang.
Theo Thanh Hải
Lao Động
Khánh thành cầu treo nơi học sinh phải chui túi nilon để vượt suối Cầu treo dân sinh Sam Lang, xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ đã hoàn thành - chấm dứt hoàn toàn cảnh qua suối bằng túi nilon của học sinh và người dân vùng dân tộc thiểu số tại đây. Bộ GTVT và UBND tỉnh Điện Biên đã khánh thành cầu sáng nay, 5/5. Đây là cây cầu treo dân sinh đầu tiên trong...