Hà Nội: Bị thu xe vì uống 1 lon bia rồi đi… đổ xăng
Sau bữa cơm trưa chỉ dùng 1 lon bia, người đàn ông ở Hoài Đức (Hà Nội) đi đổ xăng cách nhà vài trăm mét và bị giữ xe vì vi phạm nồng độ cồn.
Thực hiện kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện toàn quốc, chiều 24/5, tổ công tác Đội Cảnh sát giao thông số 9 (Phòng CSGT – Công an TP Hà Nội) dừng một chiếc xe máy do người đàn ông trung niên điều khiển, không có biểu hiện vi phạm giao thông, để kiểm tra nồng độ cồn và các vi phạm giao thông khác (nếu có).
Đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19 trong công tác kiểm tra nồng độ cồn, CSGT sử dụng ống thổi riêng cho từng trường hợp. Người tham gia giao thông khi được yêu cầu đo nồng độ cồn có thể kiểm tra ổng thổi dành cho mình, thậm chí tự tay bóc ống thổi.
Bị phát hiện vi phạm nồng độ cồn, ông Lê H. L. (trú tại khu 6, thị trấn Trạm Trôi, Hoài Đức) giải thích rằng, ông có sử dụng một lon bia khi cùng cơm trưa. Khi đang đi đổ xăng cách nhà vài trăm mét, ông bị CSGT dừng xe, yêu cầu kiểm tra.
Theo Cục CSGT – Bộ Công an, trong những ngày đầu tổng kiểm soát phương tiện, thực tế cho thấy, một số vi phạm không thể phát hiện mà không thông qua việc dừng phương tiện để kiểm tra, kiểm soát như đối với vi phạm về nồng độ cồn, ma túy, giấy phép lái xe, biển số xe và đăng ký xe giả…
Video đang HOT
Thống kê cho thấy, trong 8 ngày đầu thực hiện kế hoạch tổng kiểm soát, lực lượng CSGT trên cả nước đã phát hiện, lập biên bản xử lý: 116.478 trường hợp vi phạm (gồm 4.351 xe khách, 1.243 xe container, 8.747 xe con, 83.020 mô tô…), tạm giữ 18.258 phương tiện, tước 7.388 giấy phép lái xe.
Trung bình, mỗi ngày, lực lượng CSGT cả nước phát hiện, xử lý gần 800 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, hơn 10 trường hợp vi phạm về ma túy.
Một trường hợp bị Đội CSGT số 9 chặn dừng chiều 24/5, phát hiện người điều khiển nồng nặc mùi rượu. Sau hồi chây ì khiến chiến sĩ CSGT phải dắt chiếc SH vào chốt, người đàn ông này vờ đi vệ sinh rồi chạy “như điên” vào khu dân cư gần đó và biến mất.
Người phụ nữ ngồi sau một mực giải thích rằng người đàn ông trên chỉ là người… đi nhờ. Tuy nhiên, trước sự cương quyết của tổ công tác Đội CSGT số 9, chị này đã phải tuân thủ các yêu cầu của tổ công tác.
Theo Thiếu tá Lê Quang Trung – Phó Đội trưởng Đội CSGT số 9 – Quốc lộ 32 do Đội phụ trách khá dài, chạy qua 4 huyện và 1 thị xã, lại có nhiều đường “xương cá”. Người vi phạm khi thấy lực lượng chức năng hoặc quay đầu bỏ chạy, hoặc di chuyển vào các đường xương cá, gây khó khăn cho các tổ công tác làm nhiệm vụ.
Phần lớn người dân đều vui vẻ chấp hành việc tổng kiểm tra phương tiện.
Tuy nhiên, theo Thiếu tá Lê Quang Trung, một số người dân vẫn chủ quan với các lỗi là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông như vi phạm về nồng độ cồn, ma túy, tốc độ, làn đường, phần đường, tránh vượt, vi phạm quy định về mũ bảo hiểm, lạnh lách, đánh võng…
Nhiều trường hợp mang tâm lý “gần nhà” nên không mang theo bất cứ loại giấy tờ nào khi tham gia giao thông. Với những trường hợp này, lực lượng CSGT thường tạo điều kiện khoảng 10-15 phút để người vi phạm mang giấy tờ ra.
Lực lượng CSGT kiểm tra số khung, số máy các phương tiện để đối chiếu với giấy đăng ký, biến số xe, từ đó xác định có phải xe gian hay không. Từ đầu đợt ra quân đến nay, Đội CSGT số 9 đã phát hiện, xử lý hơn 400 trường hợp; trong đó có trường hợp tàng trữ ma túy được phát hiện ngay ngày đầu ra quân.
Lỗi không đội nón bảo hiểm vẫn diễn ra phổ biến
Ngày 22-5, Cục Cảnh sát giao thông (CSGT), Bộ Công an cho biết, sau một tuần triển khai đợt tổng kiểm soát các phương tiện cơ giới đường bộ của CSGT 63 địa phương, nhìn chung ý thức của người tham gia giao thông đã tốt lên.
Cục CSGT thống kê từ CSGT toàn quốc cho thấy, trong một tuần vừa qua (15-5 - 22-5), CSGT toàn quốc đã lập biên bản hơn 100.000 trường hợp vi phạm, trong đó chủ yếu là xe mô tô vi phạm với hơn 72.000 trường hợp; tổng số tiền phạt một tuần qua đạt hơn 75 tỷ đồng.
CSGT toàn quốc đã tiến hành tạm giữ gần 16.000 phương tiện vi phạm, tước hơn 6.000 giấy phép lái xe; Trong tuần qua, CSGT cả nước đã lập biên bản xử lý gần 8.000 trường hợp vi phạm tốc độ, đi vào đường cấm, khu vực cấm và đi ngược chiều có tới gần 2.000 trường hợp.
Trong các lỗi hành vi bị xử phạt, lỗi không đội nón bảo hiểm chiếm phần lớn, sau đó là vi phạm về nồng độ cồn. Đáng chú ý, vẫn còn hiện tượng lạng lách, đánh võng, buông 2 tay, dùng chân, nằm trên yên xe, quay người về phía sau điều khiển phương tiện.
Lãnh đạo Cục CSGT cũng cho hay, trong 7 ngày vừa qua, xảy ra 185 vụ tai nạn giao thông đường bộ, khiến 74 người chết. Tuy nhiên, so với 7 ngày liền kề trước đó thì số vụ và người chết đều giảm, tương ứng là 33,93% và 52,26%.
Thượng tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng phòng Tuyên truyền và điều tra, giải quyết Tai nạn giao thông (Bộ Công an) cho rằng, việc tổng kiểm soát bước đầu đã đem lại hiệu quả rất tích cực về đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Qua một tuần, tai nạn giao thông đã giảm cả 3 tiêu chí. Điều này thể hiện chuyên đề đang đi đúng hướng.
Theo Thượng tá Nguyễn Quang Nhật, lực lượng CSGT tiếp tục điều chỉnh, sẽ nghiên cứu, tập trung vào lỗi phát hiện nguy cơ cao dẫn đến tai nạn giao thông: vi phạm nồng độ cồn, ma túy, tốc độ vi phạm lạng lách, đánh võng.
Qua những ngày đầu thực hiện tổng kiểm soát, lực lượng CSGT chỉ kiểm soát gần 10% tổng số phương tiện cơ giới đường bộ, tức là cứ 10 xe lưu thông trên đường, thì lực lượng CSGT kiểm soát 1 xe. Ngay như việc kiểm tra nồng độ cồn, được thực hiện theo đúng quy định về phòng dịch Covid-19, thì cũng chỉ mất tối đa là 2 phút cho mỗi trường hợp. Do vậy cũng không mất quá nhiều thời gian của lái xe. Dư luận, quần chúng nhân dân và ngay những người tham gia giao thông cũng rất đồng tình, ủng hộ lực lượng CSGT thực hiện tổng kiểm soát, góp phần bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
"Ý thức của người tham gia giao thông đã tăng lên, mọi người đã biết đến việc tuần tra, kiểm soát của lực lượng giao thông, nên chủ động chấp hành tốt hơn. Việc xử lý nồng độ cồn tính ra trung bình mỗi ngày, lực lượng CSGT xử phạt gần 800 trường hợp, ma túy cũng 10 trường hợp. Điều này cho thấy tình hình trật tự an toàn giao thông vẫn còn có những diễn biến phức tạp, dù việc xử lý quyết liệt, mức phạt cao", Thượng tá Nhật cho biết và thông tin thêm, thời gian tới, giai đoạn nắng nóng, đòi hỏi lực lượng CSGT phải nỗ lực hơn, vì vậy cần phải có sự ủng hộ của người tham gia giao thông.
*Cùng ngày, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội thông tin, thống kê trong một tuần cao điểm tổng kiểm soát, lực lượng chức năng đã xử lý hơn 12.000 trường hợp vi phạm. Trong đó có gần 400 trường hợp không có hoặc không mang theo giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự; xử lý gần 200 trường hợp vi phạm nồng độ cồn. Tại Hà Nội, hành vi vi phạm nhiều nhất vẫn là không đội nón bảo hiểm.
Lái xe vi phạm quá tải, ma túy vẫn nhức nhối trên cao tốc Pháp Vân - Ninh Bình Ngày 22-5, Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết: Trong 5 ngày tổng kiểm tra kiểm soát phương tiện trên cao tốc Pháp Vân - Ninh Bình, Đội tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 3, Phòng hướng dẫn TTKS giao thông đường bộ, Cục CSGT (Đội 3) đã phát hiện, xử phạt nhiều trường hợp lái xe quá...