Hà Nội: bệnh nhân mắc sốt xuất huyết tiếp tục tăng
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần (từ ngày 21/6 đến ngày 28/6), toàn TP ghi nhận 84 ca mắc sốt xuất huyết, tăng so với tuần trước đó.
Cụ thể, trong tuần, TP ghi nhận 84 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 11 ca so với tuần trước (73/0); bệnh nhân phân bố tại 20 quận huyện, trong đó phần lớn bệnh nhân tại huyện Đan Phượng (41 ca). Tính từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội ghi nhận 940 ca mắc, tăng so với cùng kỳ năm 2023 (595/0).
Trong tuần, TP ghi nhận 3 ổ dịch sốt xuất huyết mới tại Đan Phượng (2) và Bắc Từ Liêm (1).
Cộng dồn năm 2024, TP ghi nhận 17 ổ dịch, hiện còn 6 ổ dịch đang hoạt động, trong đó 4 ổ dịch tại Đan Phượng gồm: Bãi Tháp và Đồng Vân thuộc xã Đồng Tháp; thôn Phương Mạc, xã Phương Đình; thôn 3 xã Thượng Mỗ; 1 ổ dịch tại phường Trung Liệt, Đống Đa và 1 ổ dịch tại phường Thụy Phương, Bắc Từ Liêm.
Video đang HOT
Phun mù nóng tại khu công cộng trên địa bàn thị trấn Phúc Thọ.
CDC Hà Nội đã tổ chức giám sát 2 ổ dịch đang hoạt động tại Đống Đa và Đan Phượng. Đồng thời, phối hợp với các đơn vị tổ chức giám sát tại 08 ổ dịch sốt xuất huyết cũ năm 2023 gồm: Yên Nghĩa – Hà Đông; Quang Trung – Phú Xuyên; Đồng Xuân – Hoàn Kiếm; Tiên Phương – Chương Mỹ, kết quả 4/8 ổ dịch có chỉ số vượt ngưỡng nguy cơ.
CDC Hà Nội nhận định, hiện nay điều kiện thời tiết nắng nóng, mưa nhiều rất thuận lợi cho sự phát triển của muỗi và bọ gậy truyền bệnh. Số ca mắc trong tuần tăng 11 ca so với tuần trước. Đây là tuần thứ 5 liên tiếp có số mắc tăng.
Thời gian qua, các địa phương đã tổ chức 44 chiến dịch vệ sinh môi trường, kiểm tra phòng chống dịch tại hơn 120.331 hộ gia đình và 1.779 khu vực khác (trường học, công cộng…); xử lý 23.743 dụng cụ chứa nước có bọ gậy.
Hiện ngành y tế tiếp tục chủ động giám sát chỉ số bọ gậy, muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết tại các khu vực xuất hiện ca bệnh, ổ dịch, khu vực nguy cơ cao. Bên cạnh đó, tăng cường công tác kiểm dịch y tế tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, nhằm phát hiện sớm ca mắc/nghi mắc bệnh để có biện pháp phòng chống dịch kịp thời.
Nguy hiểm khi đồng nhiễm cúm A và COVID-19
Dịch cúm A, B đang tăng mạnh ở Hà Nội kể từ tháng 12/2023 tới nay, bên cạnh đó, thời tiết mùa Đông - Xuân cũng làm gia tăng ca mắc COVID-19.
Đã ghi nhận ca bệnh đồng mắc cúm A và COVID-19, diễn biến nặng rất nhanh, phải thở máy.
Theo ghi nhận tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, tại đây tiếp nhận nam bệnh nhân 66 tuổi vào nhập viện trong tình trạng suy hô hấp rất nặng. Trước đó, bệnh nhân bị sốt, ho, sau 3 ngày bệnh không đỡ đã được gia đình đưa đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng suy hô hấp. Tại Khoa Hồi sức tích cực, bệnh nhân được xét nghiệm cho kết quả mắc cả cúm A và COVID-19. Do có bệnh nền tiểu đường nên bệnh nhân diễn biến nặng rất nhanh khi cùng lúc mắc cả hai bệnh truyền nhiễm.
Bệnh nhân phải thở máy khi đồng nhiễm cúm A và COVID-19.
BS Phạm Văn Phúc, Phó trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, thời gian gần đây, do thời tiết thay đổi thất thường nên số ca COVID-19 và cúm A gia tăng. Bác sĩ lo ngại nếu người dân đồng nhiễm 2 loại virus cúm A và COVID-19 sẽ làm cho bệnh chuyển xấu rất nhanh, đặc biệt là trẻ em và người có bệnh nền. Bởi đây là bệnh do virus gây ra và chủ yếu tấn công vào đường hô hấp, gây tổn thương tiến triển nhanh hơn, điều trị cũng khó khăn hơn.
Tại Khoa Hồi sức tích cực đang có 15 ca mắc cúm A nặng, trong đó 8 ca có bệnh lý nền, có trường hợp phổi trắng xoá cả hai bên. Đó là nữ bệnh nhân 59 tuổi ở Thái Nguyên có tiền sử đái tháo đường, béo phì, tăng huyết áp. Khi mắc cúm A, bệnh diễn biến nặng rất nhanh, gây tổn thương phổi nghiêm trọng.
PGS.TS.BS Phạm Quang Thái, Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, bản thân cơ thể con người, khi gánh một tác nhân (ví dụ virus), cò thể tiêu hao hết cả "đội quân" miễn dịch chống lại bệnh đó. Do vậy, đến lúc nhiễm thêm tác nhân tiếp theo, cơ thể không còn miễn dịch để chống chọi nữa, tình trạng bệnh nặng lên. Điều này không chỉ đúng khi đồng nhiễm COVID-19 với cúm, mà còn với bệnh khác nữa như như sốt xuất huyết hay Andenovirus. Do vậy, phải bằng mọi cách giảm nhiều nhất nguy cơ có thể. Chẳng hạn như cúm mùa, phế cầu đã có vaccine, người dân nên tiêm phòng để tạo kháng thể.
Vị chuyên gia y tế này cũng nhận định, hiện nay đang trong giai đoạn vào mùa Đông - Xuân, thời tiết chuyển mùa thay đổi bất thường là nguyên nhân của sự xuất hiện và lây lan các dịch bệnh truyền nhiễm như cúm, sởi, rubella, ho gà...
Hơn nữa, đây cũng là thời điểm nhu cầu giao thương, du lịch cuối năm tăng cao, vui xuân Tết Nguyên đán cùng các lễ hội, là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh lây lan, có thể làm gia tăng số mắc các bệnh truyền nhiễm, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, nhất là với nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh như trẻ em có sức đề kháng yếu, người cao tuổi có bệnh lý nền. Để phòng bệnh, ngoài vaccine, người dân cần đeo khẩu trang khi tới nơi đông người, khi có dấu hiệu bệnh hô hấp hoặc giữ vệ sinh cá nhân cũng sẽ giúp phòng bệnh.
Người đàn ông to khỏe sụt 13 kg sau khi mắc sốt xuất huyết Sau 10 ngày điều trị sốt xuất huyết, người đàn ông trẻ đã sụt gần 13 kg. Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần (từ ngày 1 đến 8-12), trên địa bàn thành phố ghi nhận 1.141 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 30 quận, huyện, thị xã (giảm gần 600 ca so với tuần...