Hà Nội: Bé gái chết bất thường, dân vây bệnh viện
- Sáng 21/10, tại Bệnh viện Đa khoa huyện Quốc Oai (Hà Nội), hàng trăm người dân vây kín bệnh viện yêu cầu làm rõ nguyên nhân cái chết bất thường của một bé gái.
Cháu bé xấu số được xác định là Nguyễn Thị Hồng Nhung (11 tuổi, trú tại xóm 10, xã Thạch Thán, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội).
Cháu bé được người nhà đưa vào bệnh viện đa khoa Quốc Oai vào sáng 19/10. Sau hai ngày nhập viện, cháu bé đã tử vong đột ngột.
Người nhà bệnh nhân vây bệnh viện vì quá bức xúc
Bà Bùi Thị Huê, bác ruột cháu Nhung cho biết: “Bác sĩ bảo cháu bị rối loạn tiêu hóa, cho nhập viện và truyền nước. Sau đó, cháu có biểu hiện nôn mửa, chúng tôi đề nghị các bác sĩ xem cháu có tiến triển gì không. Ấy thế mà không có một ông, bà (bác sĩ bệnh viện) nào ngó ngàng tới”.
Cũng theo bà Huệ, đến chiều 19/10, cháu Nhung có biểu hiện nặng hơn, nôn khan nhiều lần. Người nhà tìm bác sĩ trong viện nhờ xem bệnh tình của cháu nhưng không thấy ai. Tại buồng bệnh chỉ có mấy y tá. Khi được hỏi bệnh tình của cháu thì họ trả lời chỉ là rối loạn tiêu hóa bình thường, việc nôn được như vậy là điều tốt.
Cháu bé xấu số
Video đang HOT
Cho tới ngày 20/10, bệnh tình của cháu Nhung ngày càng nghiêm trọng hơn, người nhà vẫn không thấy có bác sĩ nào tới kiểm tra.
Quá sốt ruột, người nhà đã đề nghị phía bệnh viện cho được chuyển viện lên tuyến trên. Tuy nhiên, các y tá trong ca trực cho rằng bệnh tình không tới mức nghiêm trọng!
“Khoảng 4h30 sáng nay (21/10) tôi sang xem cháu như thế nào, nhưng khi sờ vào người thấy lạnh rồi. Tội cạy mồm cháu thì đã cứng cả rồi. Đến khoảng hơn 5h sáng thì cháu đi…” – bà Huệ nhớ lại.
Nằm vật vã đau đớn ở hành lang bệnh viện, anh Tình (39 tuổi) bố nạn nhân đau đớn:”Tối 20/10, cứ uống nước vào là cháu lại nôn ra hết. Tôi vội sang gọi bác sĩ thì y tá nói không sao đâu. Thấy xót ruột quá tôi 5 lần sang xin cho con tôi chuyển tuyến trên nhưng bệnh viện cứ bảo đến mai vì đang ngày nghỉ…”.
Bố cháu bé ngất lịm khi biết thông tin
Mẹ cháu bé được người thân động viên, chở về nhà
Bức xúc trước cái chết tức tưởi của cháu bé, người nhà đã kéo đến bệnh viện đòi làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm.
Trong lúc bức xúc, một số người nhà đã xô xát với bác sĩ, tuy nhiên được lực lượng công an can thiệp kịp thời.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, Ban Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quốc Oai đã yêu cầu thành viên ca trực viết bản tường trình. Điều dưỡng Nguyễn Phú Trung trình bày:”Ngày 20/10, tôi có tham gia ca trực từ 16h30 đến 19h cùng ngày. Lúc này người nhà bệnh nhân Nhung có báo cáo nhân viên y tế đề nghị xem xét chuyển viện vì sức khỏe cháu bé không tiến triển, nhưng tôi đã giải thích với gia đình rằng để theo dõi thêm.
Tôi đã sai vì đã không báo cáo bác sĩ trực về việc người nhà đề xuất chuyển viện, do bệnh nhân đông và phải tham ca gia mổ. Khoảng 4h20 phút ngày 21/10 gia đình thấy cháu bé lả đi nên có báo cáo với ý tá. Lúc đó tôi đang nghỉ ở buồng trực điều dưỡng, nên cùng với các y bác sỹ đã đến cứu chữa nhưng không kịp”.
Sáng nay, được sự động viên, khuyên giải của cơ quan chức năng, bố cháu bé là anh Nguyễn Xuân Tình và mẹ cháu là chị Lê Thị Nguyệt đã được người nhà đưa về nhà.
Hiện cơ quan chức năng đang làm việc với đại diện gia đình và bệnh viện để làm rõ cái chết của cháu bé…
Nhị Tiến
Theo_VietNamNet
Sụt lún ở Hà Nội liên quan hang động ngầm
Các chuyên gia địa chất cho rằng, hiện tượng sụt lún ở huyện Quốc Oai thời gian qua có thể do hang động ngầm ở bên dưới (Karst) và các tầng đất yếu hoặc tầng cát mịn dễ bị rửa trôi bên trên.
Ngày 4/4, gia đình ông Nguyễn Đắc Cương (xã Yên Sơn, Quốc Oai) đang khoan giếng khai thác nước ngầm đến độ sâu 52 m thì có hiện tượng nứt gãy tường rào, sân của các hộ xung quanh. Tại vị trí khoan bị lún khoảng 13 cm, đường ngõ xóm bị rạn vỡ khiến nhiều hộ gia đình hoang mang. Đây không phải lần đầu hiện tượng này xảy ra tại địa phương.
Tường nhà một hộ dân ở xã Yên Sơn bị nứt vỡ. Ảnh: Hà Nội Mới.
Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Văn Bình, khoa Địa chất (Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội) cho rằng, hiện tượng sụt lún ở đây có liên quan đến hệ thống hang Karst ngầm trong tầng đá vôi và sự có mặt của các tầng đất yếu hoặc tầng cát mịn, bở rời dễ bị rửa trôi nằm trên.
Bên cạnh đó, việc khoan giếng cũng tác động mạnh đến hiện tượng lún sụt. "Tất cả những lần sụt lún trên địa bàn huyện Quốc Oai và Mỹ Đức gần đây đều liên quan đến hoạt động khoan giếng", ông Bình nói.
Vị chuyên gia phân tích, quá trình khoan giếng tại những nơi có tầng đất yếu, tầng cát mịn bở rời nằm phía trên tầng đá vôi nứt nẻ mạnh, có hang Karst ngầm đã vô tình tạo ra đường dẫn, rửa trôi những vật liệu mịn này vào khe nứt, hang động ngầm và tạo ra các khoảng rỗng trong đất. Khi kích thước các khoảng rỗng này đủ lớn, trạng thái cân bằng ban đầu của đất bị phá vỡ và xảy ra sụt lún.
Tuy nhiên theo ông Bình, không phải chỗ nào có hang ngầm Karst thì chỗ đó cũng bị sụt lún như Quốc Oai. Hiện tượng này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như kích thước, độ sâu phân bố của hang Karst cũng như thành phần và bề dày của tầng phủ bên trên.
Nếu tầng phủ là đất sét cứng, khó bị rửa trôi bởi dòng nước, có chiều dày lớn thì hiện tượng sụt lún khó xảy ra. Ngược lại, tầng phủ có mặt tầng đất yếu, tầng cát mịn bở rời, dễ bị nước rửa trôi thì nguy cơ sụt lún là rất cao đặc biệt. Bên cạnh đó, phương pháp và quy trình khoan giếng cũng là một yếu tố.
"Trường hợp ở huyện Quốc Oai, nếu thực hiện quy trình khoan có các biện pháp bảo vệ thành giếng khoan hợp lý thì hiện tượng sụt lún có thể không xảy ra", ông Bình nói.
Đồng quan điểm rằng nguyên nhân có thể do hang động ngầm Karst, một chuyên gia địa chất khác cho biết thêm, bên dưới giếng và khu vực xung quanh đã có những hang động ngầm Karst hình thành từ rất lâu, người khoan nước có thể đã chạm đúng vào hang động ngầm này, gây mất cân bằng cho lớp chịu lực bên trên, dẫn đến tạo sụt lún.
"Hàng xóm bị ảnh hưởng là do hiện tượng nứt kéo theo, hoặc còn gọi là biến dạng dịch chuyển", chuyên gia này nói.
Các chuyên gia cho rằng, trước mắt khu vực này cần dừng khai thác nước ngầm, đồng thời kiến nghị giới chức hỗ trợ công trình nước sạch cho người dân.
Địa phương đã có biện pháp di dời người và tài sản hộ dân liền kề bị ảnh hưởng ra khỏi khu nguy hiểm; tổ chức khoanh vùng và cắm biển cảnh báo cho người dân ra khỏi khu vực sụt lún; tạm dừng các hoạt động khoan khai thác nước ngầm xung quanh nơi xảy ra sự cố.
UBND huyện cũng vừa có văn bản đề nghị UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo các cơ quan giúp đỡ huyện trong việc xác định nguyên nhân, giải pháp của hiện tượng trên.
Theo VNE
'Ngựa đồng' Quốc Oai nằm trong mộ cổ nghìn năm là của người Hán "Đó là cách táng của nhà giàu hoặc quan lại. Kỹ thuật đúc đồng đầu nhọn, miệng mở rộng chắc chắn là của Trung Quốc và có niên đại hàng ngàn năm", PGS.TS Hoàng Văn Khoán cho biết. Phần đầu ngựa nhọn, miệng hí mở rộng cho thấy đây là kỹ thuật đúc đồng từ thời Hán, không giống với ngựa đồng Việt...