Hà Nội: Bé gái 8 tháng tuổi nhập viện sau khi bù nước bằng oresol và men tiêu hóa
Tại khoa Cấp cứu – BV Nhi Trung ương vừa cấp cứu và điều trị bệnh nhi N.T.A. (8 tháng tuổi, ở Hà Nội) nhập viện vì mất nước và rối loạn điện giải nặng.
Do bù nước sai cách khi bị tiêu chảy
Người thân trong gia đình cháu A. cho biết, ở nhà cháu A. bị sốt cao, đi ngoài liên tục gần 20 lần/ngày, sau đó mẹ cháu đưa đi khám ở một cơ sở y tế và được chẩn đoán tiêu chảy cấp do rotavirus. Tại đây, các bác sĩ đã kê đơn thuốc cho cháu A. điều trị ngoại trú đồng thời hướng dẫn cụ thể cách bù nước điện giải cho trẻ bằng oresol và men tiêu hóa.
Tuy nhiên, thấy tình trạng tiêu chảy của trẻ vẫn không thuyên giảm, trẻ lơ mơ, ngủ nhiều. Ngay lập tức, gia đình đã đưa cháu A. vào BV Nhi Trung ương cấp cứu. Tại khoa Cấp cứu – Chống độc, cháu A. được kiểm tra và làm xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán cháu bị mất nước nặng do tiêu chảy và rối loạn điện giải nặng do tăng natri máu.
Sau 2 ngày điều trị theo phác đồ, tình trạng sức khỏe của cháu A. đã tỉnh táo, dấu hiệu mất nước giảm và nồng độ natri máu trở về giới hạn bình thường. Tuy nhiên, bác sĩ cho biết, về lâu dài bệnh nhân vẫn cần được kiểm tra, đánh giá lại xem có tổn thương thần kinh hay không.
BS cho rằng, cháu A. nhập viện trong tình trạng trên là do cha mẹ của bé chủ quan pha Oresol không đúng cách, thiếu hiểu biết.
Ths.BS Ngô Anh Vinh, khoa Cấp cứu – Chống độc, BV Nhi Trung ương chia sẻ, Oresol là loại thuốc giúp bù nước rất hiệu quả, được khuyến cáo cho những trường hợp trẻ bị mất nước và chất điện giải do tiêu chảy, sốt cao… Oresol được pha đúng và uống đúng cách sẽ giúp bù lại lượng nước đã mất, giúp trẻ phục hồi.
Ngoài ra, BS Vinh cũng khuyến cáo, một số phụ huynh do sợ Oresol có mùi vị khó chịu, con không chịu uống nên pha thật đặc với lượng nước rất ít và cho con uống.
Video đang HOT
Việc này đã vô tình gây nguy hiểm cho trẻ bởi nếu Oresol được pha đặc quá sẽ khiến trẻ nạp quá nhiều muối (natri) từ Oresol vào cơ thể, lượng muối trong máu tăng cao. Nguy hiểm hơn, hàm lượng muối trong máu quá cao còn có thể gây ra các triệu chứng như: co giật, hôn mê và dẫn đến các tổn thương não nguy hiểm, nếu không được cấp cứu kịp thời, trẻ có thể tử vong.
Oresol được pha đúng và uống đúng cách sẽ giúp bù lại lượng nước đã mất, giúp trẻ phục hồi.
Ngược lại, những trường hợp pha oresol quá loãng sẽ làm giảm hiệu quả bù nước cũng như điện giải của Oresol. Chính vì thế, khi sử dụng phải tuân thủ đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất và bác sĩ chỉ định.
Theo Ths.BS Ngô Anh Vinh thêm, tăng natri máu là dấu hiệu của mất nước trong tế bào, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới biến chứng thần kinh nguy hiểm và có thể gây teo não.
Các triệu chứng thần kinh lâm sàng thường gặp gồm: mệt mỏi, rối loạn tri giác, hôn mê, co giật. Nguyên nhân dẫn tới việc tăng natri máu trong trường hợp này là do gia đình đã pha oresol không đúng cách.
Những lưu ý khi pha oresol bù nước cho trẻ:
- Cần đọc kĩ hướng dẫn cách pha oresol, tuyệt đối tuân thủ theo liều lượng quy định… Ví dụ, nếu gói Oresol theo hướng dẫn pha với 200ml thì cần pha chính xác 200ml nước, không “ước lượng”, “áng chừng” hoặc đong bằng các dụng cụ đo lường không chính xác.
- Không đun sôi dung dịch đã pha, có thể làm mất các phẩm chất của thuốc, bay hơi, tăng độ thẩm thấu.
- Không chia nhỏ gói thuốc để sử dụng.
- Sau khi pha dung dịch với nước phải uống hết trong vòng 24 giờ. Sau 24 giờ nên bỏ đi và pha gói mới. Tuyệt đối không bảo quản trong tủ lạnh cho trẻ uống dần.
- Tuyệt đối không được cho thêm đường, không pha với sữa, nước trái cây, nước ngọt… hoặc làm theo ý riêng của mình để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
- Khi xuất hiện dấu hiệu như trẻ thay đổi ý thức: lơ mơ, li bì, mệt mỏi, nôn nhiều, bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.
Theo Helino
Vi khuẩn đa kháng thuốc là thủ phạm gây nhiễm khuẩn trẻ Bắc Ninh
Trong ba bệnh nhi Bắc Ninh chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai, có một bé được phát hiện nhiễm vi khuẩn kháng thuốc Acinetobacter
Phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai cho biết, trong số ba trẻ sơ sinh chuyển đến từ Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh sau sự cố 4 bé tử vong, có một bé tình trạng rất nặng do xuất huyết não, tim to, bụng trướng. Bác sĩ xác định bé bị nhiễm khuẩn nặng, hạ đường máu liên tục, vàng da ứ mật. Kết quả cấy máu phát hiện bệnh nhi này có vi khuẩn đa kháng thuốc Acinetobacter.
Acinetobacter la câu khuân gram âm, đang nổi lên là môt nhom sinh vât nghi ngơ gây các bênh nhiêm khuân quan trong ơ bệnh viên trên toan câu. Cac sinh vât nay co kha năng tich luy những cơ chê khang thuốc, dân đên xuât hiên cac chung khang moi loai khang sinh hiện có. Sự hiện diện của vi khuẩn kháng thuốc này khiến việc điêu tri trở nên khó khăn hơn va ty lê tư vong cao hơn so với cac chung nhay cam khác.
Bệnh nhi mang vi khuẩn kháng thuốc này đã được nằm cách ly riêng một phòng, phải thở máy. Hai bé còn lại cũng bị nhiễm khuẩn huyết song tình trạng nhẹ hơn bé kia. Đến sáng 23/11, tình trạng các cháu còn rất nặng, tuy nhiên các chức năng sống đã được kiểm soát.
Bé sơ sinh Bắc Ninh nhiễm vi khuẩn nguy hiểm đang được bác sĩ theo dõi điều trị tích cực ở Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Thế Anh.
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trong 10 bệnh nhi được chuyển từ Bệnh viện Sản nhi Bắc Ninh đến cũng có 4 trẻ nhiễm khuẩn, trong đó 2 bé được phát hiện hiện diện vi khuẩn gram âm kháng thuốc trong máu.
"Đây là loại vi khuẩn kháng thuốc, thậm chí đa kháng thuốc nên việc điều trị các cháu đặt vào tình trạng tối đa. Sự hiện diện của vi khuẩn kháng thuốc trong máu rất dễ dẫn đến tình trạng sốc nhiễm khuẩn cho các cháu", Phó giáo sư Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương, cho biết.
Sau khi có kết quả cấy vi khuẩn máu, cả 4 bé được chuyển nằm cách ly hoàn toàn để tránh nguy cơ lây lan vi khuẩn nguy hiểm này toàn bệnh viện. Phó giáo sư Điển cho biết, may mắn vi khuẩn này không phải siêu đa kháng nên việc điều trị bớt khó khăn hơn. Các bệnh nhi được điều trị kháng sinh theo liệu pháp xuống thang và theo dõi sát sao chỉ số sinh tồn, mức độ nhiễm khuẩn, mức độ đáp ứng kháng sinh.
Kết quả cấy vi khuẩn trong môi trường và trên tay bác sĩ tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh cũng cho thấy có sự hiện diện của vi khuẩn kháng thuốc. Công tác cấy vi khuẩn được bệnh viện Bắc Ninh tiến hành ngay ngày 20/11 sau khi 4 bé sơ sinh tử vong. Bệnh viện đã được hỗ trợ kiểm soát nhiễm khuẩn tránh lây chéo cho các bệnh nhi khác.
Việt Nam là nước có tỷ lệ vi khuẩn kháng kháng sinh cao nhất thế giới. Các trường hợp nhiễm khuẩn nặng và đa kháng thường gặp trong bệnh viện, đặc biệt là khoa Điều trị tích cực và Cấp cứu. Trong đó, các vi khuẩn thường gặp là nhóm vi khuẩn đường ruột như E.coli, Klebsiella pneumoniae..., trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu vàng, enterococcus...
Từ 2 đến 10h sáng 20/11, có 4 bé sơ sinh đang điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh lần lượt tử vong. Kết luận sơ bộ của Viện Khoa học Kỹ thuật hình sự và các chuyên gia nhi khoa, dựa trên giám định pháp y bệnh nhi, nguyên nhân gây tử vong là do "sốc nhiễm khuẩn", có liên quan nhiễm khuẩn bệnh viện. Kíp trực liên quan 4 trẻ tử vong ngày 20/11 bị đình chỉ công tác để viết tường trình và phục vụ điều tra. 19 bé được đưa về các bệnh viện lớn ở Hà Nội để tiếp tục điều trị, trong khi khu vực chăm sóc đặc biệt trẻ sinh non ở viện Bắc Ninh tiến hành sát khuẩn cuốn chiếu. Kết quả cấy vi khuẩn 2 bé nặng chuyển về Bệnh viện Nhi Trung ương cho thấy có hiện diện vi khuẩn kháng thuốc.
Theo Lê Nga (VNE)
Nhiễm trùng bệnh viện và bệnh do thầy thuốc! Hội đồng y khoa họp tại bệnh viện Sản Nhi đã đưa ra kết luận nguyên nhân tử vong của 4 cháu sơ sinh ở Bắc Ninh là đe non, suy hô hâp sau sinh, nhiêm khuân huyêt gây sôc nhiêm khuân. Câu hỏi đặt ra là nhiễm trùng trong bệnh viện có phải là một bệnh do thầy thuốc? Thế nào là...