Hà Nội bắt vụ xả trộm nước thải hóa chất ra sông Nhuệ
Đội 5 – Phòng Cảnh sát môi trường, Công an TP Hà Nội, phối hợp cùng Công an quận Hà Đông, Viện Công nghệ môi trường đã kiểm tra, phát hiện Công ty cổ phần thương mại dệt may Tín Thành xả trộm nước thải độc hại không qua xử lý ra sông Nhuệ.
Hiện trường vụ sả thải
Công ty cổ phần thương mại dệt may Tín Thành, có địa chỉ tại cầu La Khê, đường Lê Trọng Tấn, quận Hà Đông, Hà Nội, do Dương Văn Phú, SN 1982, trú tại phường Dương Nội, quận Hà Đông, làm chủ.
Theo các trinh sát Đội 5 – PC 49, người dân sinh sống quanh khu vực Công ty dệt may Tín Thành rất bức xúc vì thường xuyên chứng kiến công ty này xả nước thải có màu đỏ, xanh, đen… ra thẳng sông Nhuệ, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới đời sống các hộ dân.
Khoảng 14 giờ ngày 23/12, khi lực lượng chức năng kiểm tra, Công ty dệt may Tín Thành vẫn đang vận hành sản xuất dệt vải, nhuộm vải và xả thải nước có màu đỏ ra sông Nhuệ.
Video đang HOT
Hiện tại, lực lượng chức năng đã lập biên bản kiểm tra đối với Công ty dệt may Tín Thành và lấy mẫu để phân tích mức độ độc hại của nước thải. Những sai phạm của công ty vẫn đang được lực lượng chức năng tiếp tục điều tra để xử lý.
Khánh An
Theo_VnMedia
Vàng tặc lộng hành ở Quảng Nam
Dù lực lượng chức năng đã nhiều lần truy quét, nhưng sau một thời gian, nạn vàng tặc lại bùng phát, lộng hành tại xã Tam Lãnh (huyện Phú Ninh, Quảng Nam). Tình trạng này gây thất thoát lớn tài nguyên khoáng sản quốc gia. Nguy hiểm hơn, những loại hóa chất cực độc được phu vàng sử dụng vẫn ngày đêm xả thẳng ra môi trường.
Núi, đồi nham nhở...
Những ngày cuối tháng 12.2015, trong cơn mưa lạnh, chúng tôi ngược lên xã Tam Lãnh - nơi vàng tặc lộng hành. Từ trung tâm xã men theo con đường mòn nhỏ hẹp, dốc đá, trơn trượt vào khu vực khai thác vàng trái phép. Sau gần 2 tiếng đồng hồ lội bộ, chúng tôi đã đến được chân núi Kẽm, đồi Sim.
Tại đây, chúng tôi nhìn thấy nhiều lán trại san sát nhau. Trong rừng, tiếng máy nổ, tiếng máy xay quặng vang động cả một khu vực. Khi tiến lại gần nơi khai thác trái phép, chúng tôi chứng kiến một khu vực khá lớn đất đá bị cày xới, những "hố bom" lớn nhỏ sát nhau do vàng tặc đào nên, các khe núi nước chảy đục ngầu.
Một bãi vàng và các thiết bị tuyển lọc vàng trái phép ở xã Tam Lãnh. Ảnh: T.H
Phu vàng ở nơi đây chủ yếu là dân lao động địa phương và các vùng lân cận. Hàng chục người đang ra sức đào xới cạnh những hầm hố sâu bên những vách núi rất nguy hiểm. Cứ thấy người lạ xuất hiện, các phu vàng đồng loạt bỏ lều chạy lên phía trên đỉnh núi hoặc chui vào hầm trốn, bỏ lại tại hiện trường, nhiều hầm chứa quặng và nhiều vật dụng khai thác.
Việc khai thác quặng ở đây rất đơn giản, dùng sức thủ công. Đất đá được đưa vào máy nổ để xay nhuyễn và chuyển về các thòn (ngâm hóa chất để lọc tuyển vàng). Các phu vàng sử dụng cyanua hay thủy ngân để lọc tuyển vàng. Sau khi lọc tuyển vàng, toàn bộ hóa chất độc hại đó được thải trực tiếp ra môi trường...
Ông Nguyễn Văn Thanh - Trưởng Công an xã Tam Lãnh cho biết, hiện tại các bãi vàng trên núi mỗi ngày có gần 200 người làm vàng trái phép. Công an xã đã phối hợp Đồn công an Tam Lãnh tổ chức nhiều đợt truy quét vàng tại nhiều khu vực, như đồi Sim, núi Kẽm, thác Trắng và các vùng giáp ranh, trong địa bàn khu dân cư. Xã còn phải lập đội chốt chặt 24/24 giờ tại các ngõ đường dẫn lên mỏ vàng Bồng Miêu... Vậy nhưng, tình trạng vàng tặc vẫn chưa thể giải quyết dứt điểm.
Hóa chất cực độc
Trưởng Công an xã Nguyễn Văn Thanh nói thêm: Khu vực khai thác vàng trái phép rộng 365ha, đã giao cho Công ty Vàng Bồng Miêu tổ chức khai thác. Tuy nhiên công ty này không quản lý hết, nhưng cũng không giao lại cho địa phương, cũng không giao cho tỉnh, nên vàng tặc lợi dụng sơ hở này đổ xô vào khai thác. Lực lượng của xã mỏng nên không thể ngày đêm ở trên núi rừng truy quét, đẩy đuổi vàng tặc được.
Còn ông Nguyễn Văn Thọ - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Quảng Nam cho biết, về nạn khai thác vàng trái phép trong khu vực vàng Bồng Miêu, UBND tỉnh đã nhiều lần có văn bản yêu cầu Công ty Vàng Bồng Miêu thực hiện các biện pháp bảo vệ khoáng sản trong khu vực mỏ đã được cấp phép thai khác. Tuy nhiên, công ty đã thực hiện yêu cầu này không quyết liệt. Bên cạnh đó, có nguyên nhân khách quan là địa bàn rộng và giáp ranh với nhiều huyện, nhiều lối ra vào nên công tác bảo vệ, quản lý khu vực mỏ vàng có những khó khăn nhất định.
"Điều mà tôi lo nhất là hóa chất độc hại (cyanua, thủy ngân) đang được vàng tặc thải trực tiếp ra môi trường. Nếu không xử lý dứt điểm, tình trạng này sẽ rất nguy hại cho đời sống dân sinh quanh khu vực" - ông Thọ lo lắng.
Từ trước đến nay, lực lượng Công an xã Tam Lãnh đã tổ chức hơn 15 đợt truy quét vàng tặc, thu giữ 150 tấn quặng, 23 máy nổ. Riêng tháng 2.2015, Công an huyện Phú Ninh đã tổ chức truy quét phá hủy 86 lán trại, 475 bao xái, đá quặng, 73 thòn nước và hóa chất, gần 80 máy nổ, cối xay, cối dập...
Theo_Dân việt
Giải cứu cô gái ngáo đá chui vào ống cống, lấy đá đập đầu Cô gái trẻ chừng 20 tuổi có biểu hiện ngáo đá khi xuống ngồi ở mương nước thải, sau đó lấy đá đập đầu và chui vào ống cống. Theo thông tin ban đầu, vào trưa 16-12, người dân ở phường 15 (quận Gò Vấp, TP.HCM) phát hiện một cô gái trẻ mặc quần lửng, áo thun la hét tại cống nước trên...