Hà Nội bất lực với xe khách xuyên tâm
Hà Nội dường như bất lực trước tình trạng xe khách chạy xuyên qua nội đô hàng ngày. Hàng loạt văn bản thể hiện ý chí quyết tâm của liên ngành ở Thủ đô từ năm 2008 bị xếp xó quá lâu, cho đến gần đây mới có vài động tác nhỏ.
Gây áp lực cho CSGT
Sau nhiều năm hoãn sự quyết tâm dẹp nạn xe khách chạy xuyên tâm Thủ đô, mới đây, Sở GTVT Hà Nội vừa đề xuất chuyển 525 xe khách khỏi bến Mỹ Đình sang các bên khác. Đáng lẽ sáng 18/4, các sở ban ngành Hà Nội sẽ họp kín để thống nhất vấn đề này, nhưng buộc phải hoãn; đủ thấy vấn đề hết sức nhạy cảm.
Từ khi các khu đô thị, trường đại học chuyển về Mỹ Đình, Bến xe Mỹ Đình trở thành bến “vàng” cho các doanh nghiệp vận tải. Khảo sát của PV tại bến xe Mỹ Đình mấy ngày qua cho thấy, dù nhiều lần ra tay dẹp xe dù, bến cóc, nhưng tình trạng này chưa giảm.
Từ trên cao nhìn xuống, Bến xe Mỹ Đình không khác nào tổ ong vỡ. Giữa bến, xe ken đặc, người đi bộ còn khó tìm chỗ lách. Phía ngoài, xe xếp hàng dài vào đón, trả khách. Phía sau và cạnh bến, nhan nhản xe chờ vào xếp “lốt” (giờ vào bến đón khách).
Một lái xe khách chạy tuyến Hà Nội-Nam Định tiết lộ, các “lốt” xe ở đây đều có giá: xấu nhất có giá 50 triệu đồng; giờ vàng lên đến 800-900 triệu. Để có “lốt” đẹp, các nhà xe tự chuyển nhượng lẫn nhau hoặc phải “chạy” ở các nơi có thẩm quyền.
Video đang HOT
Bến xe Mỹ Đình ngày một quá tải dù đã cấm cấp “lốt”.
Trung tá Bùi Văn Sử, Phó Đội trưởng Đội CSGT số 6, phòng CSGT Hà Nội kiểm soát giao thông ở địa bàn này, cho biết: “Nhiều xe ở bến Mỹ Đình chỉ được đón khách trong bến 5-10 phút nên có ít khách. Ra ngoài, họ không thể chở gió về được, buộc phải đi chậm, bắt khách, gây áp lực cho CSGT”.
Nhóm lợi ích không xử nổi?
Một trong những mục tiêu của việc di chuyển 525 xe khách khỏi Bến xe Mỹ Đình được nêu trong tờ trình của Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng ký là, điều chỉnh lại hướng tuyến. Giải pháp chống xuyên tâm này có từ 2008; lãnh đạo sở GTVT, Giám đốc Công an TP Hà Nội lúc đó đều chỉ đạo cần thực hiện giải pháp này.
“Quan điểm của Ủy ban ATGT Quốc gia, Hà Nội không nên để xe khách chạy vào trung tâm thành phố. Cần cho xe khách dừng tại cửa ngõ, sau đó, tổ chức hệ thống xe buýt nối giữa các bến thật tốt”
Phó Chủ tịch Chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia Nguyễn Hoàng Hiệp
Trong một cuộc họp đầu tháng 5/2008, Ban chỉ đạo liên ngành 197 lúc đó đã từng lên tiếng “xe đi các tỉnh phía Tây, Tây Bắc đón, trả khách tại bến xe Mỹ Đình; xe đi các tỉnh phía Nam đón trả khách tại bến xe phía Nam, Nước Ngầm; xe đi các tỉnh phía Bắc đón, trả khách tại Gia Lâm…
Thậm chí, đến tháng 10/2009, ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó Giám đốc sở GTVT Hà Nội ký thông báo ngừng đăng ký mới, bổ sung phương tiện từ các tỉnh phía Đông, Đông Nam, Nam thành phố Hà Nội đến bến xe Mỹ Đình (vì quá tải với xấp xỉ 1.100 lượt xe/ngày).
Tuy nhiên, sau đó, chính lãnh đạo sở GTVT Hà Nội lại đi ngược thông báo đó, bằng cách tiếp tục cấp nhiều “lốt” dẫn tới bến Mỹ Đình “vỡ trận” như hiện nay.
Tình trạng này khiến cho xe khách từ Hà Giang có thể chạy chéo qua TP Hà Nội tới Bến xe Nước Ngầm hoặc các xe từ Nghệ An, Hà Tĩnh xuyên qua trung tâm tới Bến xe Mỹ Đình. Trong khi đó, nhiều tuyến phía Tây Bắc bỏ qua bến xe Yên Nghĩa (Hà Đông) rộng rãi, đầu tư hiện đại. Giao thông nội đô Hà Nội càng trở nên ùn tắc hơn.
Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT quốc gia cho biết, dư luận, lái xe nói về việc phải “chạy”, “lo lót” để có “lốt” đẹp chạy ở bến xe, nhưng chưa thể khẳng định việc đó. Tuy nhiên, tình trạng xe nhiều, khách ít đang hiện hữu.
Tuy nhiên, trao đổi với PV, Phó Giám đốc Sở GTVT Nguyễn Hoàng Linh vẫn cho rằng, việc chuyển xe ở Mỹ Đình lần này không phải là giải pháp chống xuyên tâm. Theo ông Linh, việc để xe khách vào khu đô thị, trường đại học như ở Mỹ Đình là cần thiết để phục vụ nhu cầu người dân.
Sở GTVT Hà Nội vừa kiến nghị UBND TP Hà Nội cho chuyển 525 xe khách của 59 đơn vị đang hoạt động tại bến xe khách Mỹ Đình (huyện Từ Liêm) sang bến xe Yên Nghĩa và Gia Lâm.
Theo đó, toàn bộ xe đi Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu về bến xe Yên Nghĩa (Hà Đông); xe từ Mỹ Đình đi Thái Bình, Nam Định được chia đều cho bến Yên Nghĩa và Gia Lâm (huyện Gia Lâm).
Theo 24h
"Xe dù" tại Bến xe Nước ngầm: Pháp luật không với tới?
Mặc dù báo chí liên tiếp đưa tin về nạn "xe dù", cò mồi như một căn bệnh trầm kha gây nhức nhối, mất an ninh trật tự và an toàn giao thông tại cửa ngõ phía Nam Thủ đô, những "ung nhọt" này vẫn không được xử lý triệt để mà ngược lại còn diễn biến với mức độ phức tạp hơn trước. Hai ngày sau khi Báo An ninh Thủ đô phản ánh về "điểm nóng" xe lậu tại bến Nước ngầm, các cơ quan chức năng cũng đã vào cuộc, nhưng so với những gì còn tồn tại thì động thái này chỉ như... đá ném ao bèo.
Lợi nhuận kếch xù
Đội ngũ "cò xe dù" gây lộn xộn và mất ANTT
Ngày 19-6 các lực lượng trinh sát Đội 5, Phòng CSHS - CATP Hà Nội đã tổ chức truy quét và bắt giữ tổng cộng 14 đối tượng cò mồi tại bến xe phía Nam và bến xe Nước ngầm. Đặc biệt trong đó có 3 đối tượng làm cò chuyên nghiệp tại bến xe Nước ngầm mà Báo An ninh Thủ đô đã phản ánh trong số báo ra ngày 18-6 là: Thái Bá Tường (SN 1986), trú tại xóm 1, Diễn Lộc, Diễn Châu, Nghệ An (hiện trọ tại Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội); Lê Văn Binh (SN 1986) trú tại tổ 18 phường Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội và Đào Trung Dũng (tức Dũng Gia Lâm), trú tại tổ 13 Cự Khối, Long Biên, Hà Nội.
Theo hồ sơ, các đối tượng này thường xuyên có mặt tại cổng bến xe Nước ngầm để dụ dỗ, lừa phỉnh hành khách lên các chuyến "xe dù" nhằm ăn hoa hồng của nhà xe. Phần lớn hành khách do chủ quan nên các chuyến xe nói trên đã bị nhà xe bán lại dọc đường. Không ít người trong số đó sau khi có phản ứng đã bị các đối tượng này đe dọa, hành hung.
Trước đó, ngày 18-6, lực lượng trinh sát của Đội 5 cũng đã bắt giữ 3 đối tượng cò khách và chiếc xe BKS: 30U-4925 do chủ xe Thái Hồng Thành (nhà xe Tiến Thành) thuê là Nguyễn Danh Bản, Nguyễn Thanh Đức và Bùi Mạnh Tú. Các đối tượng này khai nhận, nhà xe Tiến Thành thuê đội ngũ cò mồi và trả lương cho mỗi tên từ 3 đến 4 triệu đồng/tháng. Với đội ngũ cò đông đảo như vậy thì mức "lương" một tháng mà nhà xe này phải chi ra không phải ít. Chỉ tính riêng hơn chục đối tượng cò mồi chuyên nghiệp ở bến xe Nước ngầm thường xuyên "làm việc" cho nhà xe này cũng đủ hiểu lợi nhuận mà "xe dù" kiếm được trên sự khốn đốn của hành khách khổng lồ tới mức nào.
Theo các lái "xe ôm" tại bến xe Nước ngầm, riêng nhà xe Tiến Thành "xứng đáng" được phong danh hiệu "Vua xe dù" tại Hà Nội khi con bạch tuộc này thường trực tại đây không dưới 8 chiếc vòi (8 đầu xe). Từ 11 đến 19-6, sổ tay phóng viên ghi nhận những chiếc "xe dù" của nhà xe này thường xuyên "chốt giữ" tại cổng bến xe Nước ngầm bao gồm xe mang BKS: 30Z-6593; 30Z-6093; 29B-004.76; 29B-004.01; 29B-019.46; 30F-1742; 29B-01945; 30U-4925. Tiếp theo là các hãng "xe dù" khác như nhà xe Tuấn Việt (với xe BKS: 37S-9791), nhà xe Thành Vinh (xe BKS: 37S-8372 và 20B-001.44) hay nhà xe Đại Lợi (37B-002.64). Mỗi nhà xe này có số lượng khoảng từ 1 đến 2 đầu xe. Tổng cộng gần 20 chiếc xe dù nói trên đang ngày đêm làm mưa làm gió tại đây như chốn không người gây nên sự sợ hãi và tâm lý bất an cho người dân khi đi lại. Bên cạnh đó là tình trạng vô cùng lộn xộn mất an ninh trật tự và an toàn giao thông trên tuyến đường Giải Phóng - Pháp Vân.
Coi trời bằng vung
Trao đổi với phóng viên về vấn đề này, Trung tá Lê Kim Đồng, Đội phó Đội Cảnh sát phòng chống tội phạm trên tuyến và địa bàn, Phòng CSHS - CATP Hà Nội cho biết: Việc CSHS xử lý đội ngũ cò mồi không phải là quá khó. Thậm chí với những đối tượng manh động, cơ quan công an có thể lập hồ sơ khởi tố hình sự. Tuy nhiên xử lý cò mồi chỉ là phần ngọn, cơ bản để có thể dẹp được cò thì nhất thiết phải dẹp "xe dù" trước, bởi đây mới chính là "mảnh đất màu mỡ" cho cò sinh sôi. Một khi không còn "xe dù" thì cò sẽ hết đất sống. Và để làm được điều đó thì trách nhiệm trước tiên là lực lượng Thanh tra giao thông và CSGT phải vào cuộc theo đúng chức trách, thẩm quyền của họ.
Đúng như quan điểm của Trung tá Lê Kim Đồng, chiều 18-6, chúng tôi quay trở lại bến xe Nước ngầm, đập vào mắt vẫn là chiếc xe dù mang BKS: 31F-2174 của nhà xe Sơn Tùng nằm choán hết mặt đường Giải Phóng và bến đỗ của xe buýt nội đô. Nếu như ban ngày, những chiếc xe này chỉ dám đỗ giữa đường khoảng 20 phút rồi di chuyển lòng vòng vào khu đô thị Pháp Vân sau đó quay lại chỗ cũ thì bây giờ nó ngang nhiên đỗ cả tiếng đồng hồ để cò xe có thời gian bắt khách. Kịch bản vẫn không có gì thay đổi, đúng 20h chiếc xe này mới lên đường thì ngay lập tức "toa xe lửa" mang BKS: 29B-019.45 của nhà xe Tiến Thành lập tức ra thay thế. 4 cò chia nhau ra đứng trước đầu và đuôi xe chặn tất cả các hành khách ra vào cổng bến ra sức mời chào và lôi xềnh xệch tống lên xe với câu cửa miệng quen thuộc: "Xe chạy bây giờ đấy". 21h khi xe này đã đủ khách và lên đường "người anh em" của nó là chiếc xe BKS: 31F-1742 (cũng của nhà xe Tiến Thành) trám ngay và chỗ trống.
Với những hành khách còn lưỡng lự tỏ ý nghi ngờ là xe dù, đội cò nhanh chóng giật ngay hành lý tống vào cốp xe khóa lại. Với nước ấy thì dù muốn hay không, hành khách bất đắc dĩ phải bước lên xe và cánh của lập tức đóng lại. Sau đó thì dù có van xin đến bã bọt mép, khách cũng đừng hòng bước nổi xuống đường. 22h xe này rời vị trí thì nối đuôi là chiếc BKS: 37B-000.35 của nhà xe Tuấn Việt. Trong suốt quãng thời gian từ 18h đến 23h, nhóm PV ANTĐ ghi nhận không hề có bóng dáng của bất kỳ lực lượng chức năng nào xử phạt những chiếc xe nói trên cho dù nó có ngang nhiên đỗ giữa lòng đường hàng tiếng đồng hồ. Và những cảnh tượng ấy lại được lặp lại vào buổi sáng 19-6. Xin nhắc lại đây là khu vực trách nhiệm của Thanh tra giao thông quận Hoàng Mai và các lực lượng liên quan. Phải chăng pháp luật không với tới những chiếc xe này?
Theo ANTD
Nhiều tỉnh thành hỗ trợ đổi MBH cũ lấy mới Bắt đầu hỗ trợ giá cho người dân đổi mũ bảo hiểm cũ lấy mới tại TP. HCM, Hải Phòng, Ninh Bình, Thái Bình, trường đại học, cao đẳng... Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia vừa công bố kế hoạch đợt 2 hỗ trợ người dân đổi mũ bảo hiểm cũ lấy mũ "xịn" mới. Theo đó, ngoài Hà Nội, tại...