Hà Nội bắt đầu xét nghiệm Covid-19 cho những người trở về từ Đà Nẵng
Chiều 30-7, tại Trung tâm Y tế quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), lực lượng chức năng đã tiến hành xét nghiệm nhanh Covid-19 cho các công dân từ thành phố Đà Nẵng về địa bàn quận từ ngày 8-7.
Việc triển khai xét nghiệm nhanh Covid-19 được thực hiện theo chỉ đạo của Chủ tịch TP Hà Nội. Lực lượng chức năng tiến hành xét nghiệm nhanh Covid-19 đối với các trường hợp công dân đi từ thành phố Đà Nẵng về địa bàn quận kể từ ngày 8-7 và những công dân có liên quan đến bệnh nhân 447 và bệnh nhân 459.
Công tác chuẩn bị được diễn ra nhanh chóng, lực lượng chức năng đã tiến hành phun khử khuẩn toàn bộ khu vực đón tiếp công dân đến xét nghiệm nhanh sàng lọc bệnh Covid-19.
Người dân được bộ trí ngồi đúng quy định cách nhau 2m.
“Sau khi thu thập thông tin về những trường hợp công dân đi về từ Đã Nẵng và những trường hợp có có liên quan đến hai bệnh nhân 447 và bệnh nhân 459, chúng tôi đã yêu cầu tất cả những người trên đều phải đến xét nghiệm và mang theo tư trang cá nhân để trong trường hợp có biểu hiện nghi vấn sẽ được đưa đi cách ly ngay lập tức”, bác sĩ Trần Thị Phương Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế quận Hai Bà Trưng cho biết.
Người dân đến xét nghiệm đều phải tuân thủ việc đeo khẩu trang, đo nhiệt độ và sát khuẩn tay trước khi vào khu vực kiểm tra.
Video đang HOT
Người dân đều phải khai báo y tế, tiền sử bệnh lý,…
Những người có kết quả âm tính sẽ trở về nhà và tiếp tục cách ly 14 ngày. Các trường hợp có kết quả dương tính sẽ được lấy mẫu ngoáy họng ngay lập tức để gửi lên Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) để xét nghiệm. Nếu kết quả dương tính, công dân sẽ lập tức được chuyển về nơi cách ly tập trung.
Ghi nhận của phóng viên trong chiều nay, có gần 100 công dân đã đến Trung tâm Y tế quận Hai Bà Trưng để lấy mẫu xét nghiệm.
Lực lượng chức năng tiến hành xét nghiệm nhanh bằng bộ kít của Hàn Quốc.
“Sau 15 phút sẽ có kết quả trả cho công dân. Trong số 30/31 trường hợp công dân đi từ Đà Nẵng về có dấu hiệu ho sốt đã có kết quả âm tính, một trường hợp đang chờ kết quả xét nghiệm”, bác sĩ Phương Anh cho biết.
Nhân viên y tế liên tục đi phun khử khuẩn trong khu vực xét nghiệm.
Nhiều người tỏ ra khá lo lắng với diễn biến của đợt dịch thứ hai này.
Kết quả âm tính được chuyển đến từng người, tuy nhiên những người có kết quả âm tính vẫn phải tiếp tục theo dõi trong 14 ngày.
Tính đến sáng 30-7, Hà Nội ghi nhận hai trường hợp mắc Covid-19 đều liên quan đến Đà Nẵng. Trường hợp đầu tiên là nam thanh niên (23 tuổi, ở Mễ Trì Thượng, quận Nam Từ Liêm) và trường hợp thứ hai là bệnh nhân 76 tuổi (ở Hoàng Hoa Thám, quận Tây Hồ).
Việt Nam có nên mở rộng xét nghiệm nhanh Covid-19?
PGS.TS Trần Đắc Phu - cố vấn Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho biết, chúng ta không đủ sức xét nghiệm nhanh Covid-19 cho 100 triệu dân.
Trong giai đoạn 3 của cuộc chiến chống Covid-19, nhiều người cho rằng Việt Nam nên mở rộng xét nghiệm nhanh Covid-19 ra cộng đồng để phát hiện nhiều ca mắc Covid-19 tiềm ẩn.
PGS Phu cho biết, việc xét nghiệm nhanh chỉ tập trung vào những vùng có nguy cơ cao, phải xét nghiệm xem quần thể đó như thế nào để phát hiện nhanh những người có thể mắc Covid-19; từ đó triển khai các biện pháp tiếp theo để chẩn đoán chính xác người mắc bệnh, các biện pháp dự phòng, cách ly...
"Chúng ta không đủ sức để xét nghiệm toàn bộ gần 100 triệu dân mà chỉ có thể tập trung vào vùng có nguy cơ cao. Đây cũng chỉ là test nhanh của Hàn Quốc mà hiện mới chỉ Hà Nội có chứ không phải tất cả các tỉnh, thành phố đều có", PGS Phu nói.
Xét nghiệm nhanh cho kết quả nhanh nhưng độ chính xác chỉ đạt 65-80%.
Lý giải về 1 số trường hợp xét nghiệm nhanh cho kết quả dương tính, xét nghiệm khẳng định lại là âm tính, PGS Phu cho biết: "Kết quả âm tính là vì có thể người ta mắc rồi nhưng hiện tại virus không còn tồn tại trong cơ thể nữa nên xét nghiệm âm tính. Nhưng đối với xét nghiệm nhanh, kể cả khi kết quả dương tính, chúng ta cũng chưa thể khẳng định 100% là người này đã nhiễm corona hay chưa mà phải kiểm tra lại bằng xét nghiệm khẳng định với kỹ thuật Realtime PCR (RT-PCR) trong phòng xét nghiệm".
Theo PGS Phu, ý nghĩa của xét nghiệm nhanh là cho kết quả rất sớm, thứ hai là sàng lọc trong cộng đồng nguy cơ cao. Khi phát hiện được người dương tính với SARS-CoV-2 thì ta vẫn phải làm lại xét nghiệm khẳng định. Xét nghiệm khẳng định cho kết quả chính xác 100% nhưng thời gian lâu hơn.
"Mỗi phương pháp có hạn chế và thuận lợi nhất định. Và trong thời điểm hiện nay, chúng ta cần áp dụng cả hai phương pháp xét nghiệm"- PGS Phu nhấn mạnh.
Về vấn đề xét nghiệm Covid-19, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, đối với loại test thử nhanh, kết quả đọc được trong vòng 10-15 phút và không cần máy móc. Việt Nam đã nhập khẩu test thử nhanh từ Hàn Quốc (tuy nhiên tại Hàn Quốc không sử dụng loại test thử nhanh này).
Test thử nhanh có đặc điểm là độ nhạy, độ chính xác thấp hơn (độ nhạy khoảng 65 - 80% và cơ thể càng bị nhiễm lâu càng nhạy; độ đặc hiệu khoảng 60 - 70% vì phản ứng chéo với kháng thể sinh ra đối với các loại virus, vi khuẩn khác). Do đó, cần phải xét nghiệm khẳng định bằng kỹ thuật Realtime PCR (RT-PCR) mới có thể chắc chắn người nào đó có thực sự mắc Covid-19 hay không.
Thứ trưởng Sơn lý giải, xét nghiệm nhanh sẽ phát huy tác dụng tốt nhất trong tình huống đã có rất nhiều người nhiễm bệnh, cần xét nghiệm để lọc ra những người đã mắc bệnh nhiều ngày (hơn 3 ngày) để tập trung theo dõi, điều trị. Vì vậy, Bộ Y tế đã cho nhập một số lượng để dự phòng cho tình huống này (cụ thể là 200.000 test).
Theo Thứ trưởng Sơn, đối với Việt Nam, hiện chưa có nhiều người lây nhiễm nên phương án tốt nhất là cách ly những người nghi nhiễm và làm xét nghiệm bằng máy để xác định chính xác. Trường hợp có một cộng đồng nhỏ cần đánh giá nhanh để dự báo mức độ nhiễm bệnh thì có thể sử dụng test nhanh, nhưng không được dùng kết quả đó để kết luận là nhiễm bệnh hay chưa nhiễm bệnh. Các kết quả này cần được kiểm tra lại bằng xét nghiệm khẳng định với kỹ thuật Realtime PCR (RT-PCR) mới được coi là kết quả cuối cùng.
Thanh Hóa: Hướng dẫn cách ly 4.000 người về từ Đà Nẵng, thông báo khẩn tới người đi xe Quốc Trung 4.000 người từ Đà Nẵng về Thanh Hóa phải cách ly tại nhà và những người đi trên nhà xe Quốc Trung (Thanh Hóa) BKS 47B - 023.15 lộ trình từ Đắk Lắk về trong khoảng 27/7 - 29/7 cần tới ngay cơ sở y tế gần nhất. Tới thời điểm này, Thanh Hóa đã rà soát được 4.000 người về từ Đà...