Hà Nội: 4 xã đầu tiên “về đích” nông thôn mới
Mới đây, Tổ công tác giúp việc Hội đồng thẩm định xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao TP. Hà Nội đã tiến hành kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao tại 4 xã: Tàm Xá, Liên Hà, Xuân Nộn, Bắc Hồng (huyện Đông Anh, TP.Hà Nội).
Sau khi về đích nông thôn mới, 4 xã nêu trên được huyện Đông Anh lựa chọn làm điểm xây dựng nông thôn mới nâng cao. Các địa phương đã tổ chức quán triệt sâu rộng chủ trương, chính sách, định hướng, tiến hành đào tạo tập huấn và xây dựng kế hoạch cụ thể để từng bước nâng cấp, hoàn thiện 19 tiêu chí.
Với sự tham gia của các tầng lớp nhân dân, chính quyền 4 xã đã huy động được nguồn lực rất lớn phục vụ xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn. Quá trình đầu tư xây dựng của các địa phương được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm; đặc biệt, không địa phương nào để xảy ra nợ đọng xây dựng cơ bản. Nhờ nguồn lực đầu tư lớn, hạ tầng kinh tế – xã hội tại các địa phương được tăng cường…
Mô hình sản xuất trứng và con giống gia cầm mang lại hiệu quả kinh tế cao tại xã Liên Hà (huyện Đông Anh). Ảnh: P.V
Phó Chánh Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới Hà Nội – Ngọ Văn Ngôn cho rằng, huyện Đông Anh đang trên đường xây dựng xã thành phường, huyện thành quận. Chính vì vậy, trong quá trình xây dựng nông thôn mới nâng cao, các địa phương cần cố gắng để hoàn thiện các tiêu chí theo hướng đô thị hóa.
Video đang HOT
Đại diện Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới Hà Nội cũng đánh giá cao việc huy động nguồn lực tại các địa phương. Điển hình như tại xã Liên Hà, chỉ trong 2 năm 2020 – 2021, địa phương đã huy động được hơn 250 tỷ đồng phục vụ xây dựng nông thôn mới nâng cao.
Ông Ngọ Văn Ngôn cũng đề nghị các địa phương khi đủ điều kiện về đích nông thôn mới nâng cao cần tiếp tục quan tâm, hoàn thiện các tiêu chí cơ bản đạt; xây dựng kế hoạch và tiếp tục quan tâm đầu tư, nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt theo tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu, tiệm cận đô thị hóa.
Hỗ trợ người dân phòng, chống dịch COVID-19
Ngày 29/7, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức tiếp nhận ủng hộ tiền và hàng hóa trị giá trên 1,6 tỷ đồng từ các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức... trên địa bàn thành phố, góp phần chung tay cùng thành phố và cả nước sớm đẩy lùi dịch COVID-19.
Trong đó, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện tử GIANTSUN (Việt Nam) ủng hộ 150 triệu đồng; Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại MEDLATEC group ủng hộ 10.000 test nhanh COVID-19 trị giá 950 triệu đồng; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ - Du lịch NNT Việt Nam ủng hộ 500 triệu đồng...
Ghi nhận, đánh giá cao những nghĩa cử cao đẹp của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đã phát huy tinh thần đoàn kết, đồng lòng cùng Đảng, chính quyền thành phố tham gia phòng, chống dịch, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương nhấn mạnh, đây là nguồn động viên và tiếp sức cho thành phố để nỗ lực đẩy lùi dịch bệnh. Thời gian tới, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội rất mong các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm tiếp tục cùng đồng hành với thành phố, cùng Đảng, Nhà nước và Thủ đô ngăn chặn, chiến thắng dịch COVID-19.
Nhân dịp này, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đã chuyển giao 10.000 test nhanh và 2 triệu bộ test kháng nguyên SARS-CoV-2 cho Sở Y tế để thực hiện công tác phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố.
* Sáng 29/7, tại Trung tâm Y tế huyện Ninh Phước (Ninh Thuận), Công ty Trách nhiệm hữu hạn Cơ khí xây dựng và Thương mại Tiên Tiến (huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh) đã tài trợ cho huyện Ninh Phước một xe cứu thương chuyên dụng, trị giá 810 triệu đồng để phục vụ công tác chuyên chở những trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 đi cách ly, điều trị kịp thời.
Xe cứu thương do Công ty TNHH Cơ khí xây dựng và Thương mại Tiên Tiến trao tặng để phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID tại huyện Ninh Phước. Ảnh: Công Thử/TTXVN
Chủ tịch UBND huyện Ninh Phước Bạch Văn Nguyên cho biết, trong đợt dịch này, huyện là địa phương có nhiều ca mắc COVID-19 so với các địa phương khác trong tỉnh, nhất là tại khu phố 7, 12, 13 thuộc địa bàn thị trấn Phước Dân và nhiều khu dân cư khác trong huyện. UBND huyện đã thiết lập nhiều khu vực phong tỏa để truy vết; thành lập khu vực cách ly để đưa các ca mắc đến cách ly điều trị.
Đến thời điểm này, huyện đã chủ động và ngăn chặn được nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.
Chia sẻ khó khăn với huyện Ninh Phước, các nhà hảo tâm khác đã trao tặng kinh phí 30 triệu đồng để mua xăng phục vụ công tác phòng, chống dịch của địa phương. Hội Hoa Lan Ninh Thuận tặng 2.238 phần quà cùng tiền mặt cho người dân, lực lượng làm nhiệm vụ tại các khu vực phong tỏa ở thị trấn Phước Dân và xã Phước Hải, huyện Ninh Phước. Hội còn tặng nhiều suất quà, chủ yếu là các nhu yếu phẩm cần thiết cho người dân ở khu vực phong tỏa thuộc các phường Phủ Hà, Phước Mỹ, Mỹ Bình, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm; hỗ trợ các nhu yếu phẩm cho Ban Chỉ huy Quân sự thành phố Phan Rang - Tháp Chàm thực hiện "Gian hàng 0 đồng" phục vụ người dân, với tổng kinh phí 450 triệu đồng; trao tặng 50 triệu đồng cho Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Thuận để ủng hộ công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh.
Đến sáng 29/7, toàn tỉnh Ninh Thuận đã có 180 trường hợp mắc COVID-19, trong đó, huyện Ninh Phước chiếm số lượng lớn với 123 ca.
* Tại văn bản số 5344/BCĐ-VX3 ngày 28/7, ông Đặng Trí Dũng, Phó trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo các Bí thư Huyện ủy, Thành ủy và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố trên địa bàn khẩn trương nắm thông tin số lượng người dân Lâm Đồng từ các tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg có nguyện vọng trở về địa phương, để xây dựng kế hoạch tiếp nhận.
Chủ trương của Lâm Đồng là ưu tiên các đối tượng là người già yếu, tàn tật, phụ nữ mang thai, trẻ em, người ốm đau và người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Những người này phải có xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính trong vòng 72 giờ trước khi về địa phương. Các địa phương được yêu cầu kiểm tra, rà soát, lập danh sách, tổ chức đón người dân trở về đảm bảo an ninh trật tự, an toàn và phòng, chống dịch bệnh theo quy định.
Thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh, UBND thành phố Đà Lạt đã có Thông báo số 363/TB-UBND ngày 28/7/2021 về việc tiếp nhận người dân Đà Lạt có nhu cầu từ TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai trở về địa phương. Thành phố sẽ ưu tiên người già trên 60 tuổi, trẻ em dưới 16 tuổi, phụ nữ mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng và người có hoàn cảnh khó khăn do mất việc làm, không có thu nhập.
Theo bà Trần Thị Vũ Loan, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Lạt, tại điểm xuất phát, lực lượng chức năng sẽ đón và thực hiện xét nghiệm nhanh SARS-CoV-2 trước khi đưa người dân về bằng phương tiện vận tải hành khách do thành phố bố trí. Tại điểm đến, người dân sẽ được xét nghiệm sàng lọc và phân bổ về các khu cách ly tập trung để thực hiện cách ly 21 ngày...
UBND huyện Lâm Hà có văn bản chỉ đạo các xã, phường trên địa bàn công bố số điện thoại của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các xã, thị trấn để nhân dân biết tạo thuận lợi cho họ đăng ký về địa phương.
Tỉnh Lâm Đồng có khá nhiều công dân đang học tập, công tác, lao động tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai. Dịch bệnh xảy ra, những người này bị kẹt lại ở các địa phương trên trong khi mất việc làm, không có thu nhập, đời sống hết sức khó khăn nên có nhu cầu cấp thiết trở về nhà.
Hàng hóa vận chuyển đến Cần Thơ phải đăng ký trước Bắt đầu từ hôm nay 23/8, thành phố Cần Thơ yêu cầu tất cả các phương tiện vận chuyển hàng hóa tiêu dùng, xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng phục vụ xây dựng, sản xuất, kinh doanh... từ các địa phương tỉnh, thành khác đến thành phố Cần Thơ để giao nhận hàng hóa đều phải đăng ký trước. Từ 23/8, phương tiện...