Hà Nội: 33 sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp chủ lực năm 2022
Tối 13/12, ông Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã trao danh hiệu sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2022 cho 33 sản phẩm của 25 doanh nghiệp; trong đó có 10 sản phẩm của 10 doanh nghiệp có số điểm cao nhất được UBND thành phố Hà Nội công nhận TOP 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2022.
Ông Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã trao danh hiệu sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2022. Ảnh: Phương Anh/TTXVN
Phát biểu tại buổi lễ, bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, sau 5 năm, thực hiện đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng tới năm 2025, UBND thành phố Hà Nội đã công nhận tổng số 196 sản phẩm đạt danh hiệu sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội. Các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực ngày càng thể hiện và khẳng định được vai trò tiên phong, trụ đỡ và là động lực cho phát triển công nghiệp thủ đô; có tác động lan tỏa mạnh đến kinh tế thành phố, đóng góp tỷ trọng lớn vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp và phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của Thủ đô.
Trong số 33 sản phẩm công nghiệp chủ lực Hà Nội năm 2022, ngành công nghiệp cơ khí, chế tạo có 6 sản phẩm (chiếm 18,2%); ngành công nghiệp điện, điện tử có 4 sản phẩm (chiếm 12,1%); ngành công nghệ thông tin có 5 sản phẩm (chiếm 15,2%); ngành công nghiệp dệt may, da giầy có 8 sản phẩm (chiếm 24,2%); ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm có 4 sản phẩm (chiếm 12,1%); ngành công nghiệp hóa chất, cao su, nhựa, dược phẩm có 3 sản phẩm (chiếm 9,1%); ngành công nghiệp vật liệu xây dựng có 2 sản phẩm (chiếm 6,1%); ngành thủ công mỹ nghệ có 1 sản phẩm (chiếm 3%).
Video đang HOT
Trong số 25 doanh nghiệp có sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp chủ lực năm 2022, có 4 doanh nghiệp có doanh thu sản phẩm năm 2021 đạt trên 1.000 tỷ đồng; 2 doanh nghiệp trong TOP 500 doanh nghiệp lớn nhất tại Việt Nam năm 2022 do Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietnamNet công bố là Tổng công ty May 10 – CTCP và Công ty cổ phần Dây và Cáp điện Thượng Đình; Có 11 doanh nghiệp tham gia Chương trình lần đầu với 15 sản phẩm mới, tổng doanh thu 9.400 tỷ đồng; trong đó 2 doanh nghiệp doanh thu trên 1000 tỷ đồng là Công ty TNHH Thời trang Star (1.319 tỷ đồng) và Công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam (4.600 tỷ đồng).
10 doanh nghiệp đạt TOP 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2022. Ảnh: Thanh Tân/TTXVN
Các doanh nghiệp tham gia chương trình sản phẩm công nghiệp chủ lực cũng đã nỗ lực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến hiện đại vào sản xuất, đặc biệt là các thành quả của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, nâng cao mức độ tự động hóa, thực hiện chuyển đổi số, xây dựng mô hình nhà máy thông minh (Smart Factory). Vì vậy những sản phẩm được công nhận đạt danh hiệu sản phẩm công nghiệp chủ lực Hà Nội đảm bảo tính cạnh tranh cao, phát huy được giá trị truyền thống, định hướng cho các sản phẩm cùng loại, góp phần khẳng định uy tín sản phẩm, nâng cao giá trị thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường trong và ngoài nước. Doanh thu 33 sản phẩm của 25 doanh nghiệp trong năm 2021 khoảng 76,8 nghìn tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu khoảng 550 triệu USD.
Hà Nội đặt mục tiêu xuất khẩu năm 2022 tăng 5%
Theo Sở Công Thương Hà Nội, mặc dù dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, nhưng năm 2022 ngành công thương Hà Nội vẫn đặt chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu tăng 5%.
Công ty TNHH hệ thống dây Sumi-Hanel tại khu công nghiệp Sài Đồng B (Hà Nội) chuyên lắp ráp hệ thống dây dẫn điện cho các loại ô tô, xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. Ảnh tư liệu: Huy Hùng/TTXVN
Bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, năm 2022, Sở sẽ tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, qua đó triển khai có hiệu quả Kế hoạch về hội nhập quốc tế thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025. Cụ thể từ nay đến cuối năm 2022 tổ chức triển khai Kế hoạch về hội nhập kinh tế quốc tế thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025; thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA).
Mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, năm 2021, nhưng ngành dịch vụ vẫn tăng 2,71% so với năm 2020, trong đó giá trị tăng thêm hoạt động bán buôn bán lẻ là 1,88%. Đặc biệt xuất khẩu là điểm sáng trong bức tranh kinh tế khi kim ngạch đạt 16 tỷ USD, tăng 0,9% so với năm 2020, một số mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng mạnh. Cụ thể, hàng dệt may tăng 18,3%, máy móc thiết bị, phụ tùng tăng 19,8%, phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 40,2%, gỗ và sản phẩm từ gỗ tăng 39,3%, giày dép tăng 55%.
Để hỗ trợ doanh nghiệp tăng kim ngạch xuất khẩu, UBND thành phố Hà Nội đưa ra những giải pháp tháo gỡ những vướng mắc và hỗ trợ doanh nghiệp. Theo đó, tập trung thực hiện 7 giải pháp chủ yếu, gồm nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp có khả năng thích ứng tốt nhất trong hoàn cảnh mới, đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính.
Đồng thời, thực hiện tốt chính sách tiền tệ theo chỉ đạo của Chính phủ và các cơ quan trung ương trên địa bàn, kết nối cung - cầu lao động để tạo nguồn lao động đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ phục vụ hoạt động kinh doanh, xuất khẩu.
Ngoài ra, Hà Nội sẽ nâng cao hiệu quả chương trình xúc tiến thương mại theo hướng tăng cường phối hợp với các bộ, ban, ngành trung ương, các đại sứ quán, thương vụ của Việt Nam tại nước ngoài và nước ngoài tại Việt Nam, các tỉnh, thành phố cả nước, hạn chế các hoạt động đơn lẻ nhằm tránh sự chồng chéo, trùng lặp và lãng phí nguồn lực... Đặc biệt, thành phố Hà Nội hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường, nguồn vốn, công nghệ chất lượng cao, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp xuất khẩu.
Theo các chuyên gia kinh tế, để đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu tăng 5% trong năm nay, trong thời gian tới ngành công thương Hà Nội cần tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin thương mại thông qua công cụ và nền tảng trực tuyến, nhất là năng lực ứng phó với các biện pháp phòng vệ và tranh chấp thương mại quốc tế. Đồng thời, tăng cường các công cụ và biện pháp quản lý nhập khẩu phù hợp cam kết trong các FTA như công cụ về thuế quan, phi thuế quan, tiêu chuẩn môi trường, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp...
Bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước và thành phố, các doanh nghiệp cũng phải chủ động nâng cao chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh, tạo dựng thương hiệu sản phẩm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Hà Nội sẽ thành lập 4 đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết 2023 Hà Nội sẽ thành lập 4 đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết 2023 với đợt cao điểm diễn ra từ ngày 15/12/2022 đến hết ngày 12/3/2023. Theo đó, UBND TP Hà Nội sẽ thành lập 4 đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra an toàn thực phẩm. Trong đó, đoàn số 1 do lãnh đạo Sở Y tế...