Hà Nội: 1/3 dân phố cổ được chuyển tới khu đô thị Việt Hưng
Đề án giãn dân Phố cổ Quận Hoàn Kiếm Hà Nội được thực hiện từ 2013.
Phố cổ Quận Hoàn Kiếm Hà Nội với những con ngõ dài tới gần 100m
Đề án giãn dân Phố cổ Quận Hoàn Kiếm Hà Nội được thực hiện từ 2013 nhằm tạo điều kiện tôn tạo, phát huy giá trị lịch sử văn hóa khu phố cổ, giảm mật độ dân cư Phố cổ từ 823 người/ha (năm 2010) xuống còn 500 người/ha (năm 2020). Tương ứng với kế hoạch, hơn 6.500 hộ dân với hơn 26.000 nhân khẩu sẽ di dời.
Từ 8.10-31.12, tại 28 Hàng Buồm (Hà Nội), Triển lãm về Đề án giãn dân Phố cổ Quận Hoàn Kiếm Hà Nội (Đề án) sẽ được tổ chức giới thiệu cho đông đảo quần chúng quan tâm tới tham quan và góp ý kiế.
Đề án được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 (từ năm 2013 – 2016) di dời 1.530 hộ dân đến tái định cư tại Khu đô thị Việt Hưng (quận Long Biên) rộng 11,12ha.
Giai đoạn 2 (từ 2016-2020) sẽ di dời 5.020 hộ dân vào các khu đô thị khác do thành phố bố trí. Đề án giãn dân phố cổ sẽ kết thúc vào năm 2020.
Video đang HOT
Theo Ban Quản lý phố cổ Hà Nội, ưu tiên đầu tiên di chuyển trong giai đoạn 1 của Đề án là những hộ dân đang sống trong các công trình di tích, công sở, trường học, những công trình nhà ở có giá trị cần bảo tồn, biển số nhà xuống cấp, nguy hiểm, biển số nhà đông hộ và những hộ dân tự nguyện xin di chuyển khỏi khu Phố cổ.
Đằng sau những mặt phố hào nhoáng là những cuộc sống chật chội
Các đối tượng bắt buộc di chuyển theo chính sách giải phóng mặt bằng sẽ được hưởng các chế độ theo quy định của Nhà nước về đền bù GPMB hiện đang được áp dụng trên địa bàn.
Theo Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án, các đối tượng tự nguyện giãn dân được mua 1 căn hộ, số nhân khẩu phù hợp với diện tích căn hộ với giá đảm bảo kinh doanh và được miễn tiền sử dụng đất (không bao gồm giá đất và chi phí hạ tầng kỹ thuật).
Với những hộ dân trong diện giãn dân Phố cổ nếu đang sinh sống, kinh doanh tại diện tích nhà mặt phố trong khu Phố cổ hoặc hộ dân có nhu cầu kinh doanh thương mại để bảo đảm cuộc sống sẽ có 1/3 các hộ dân được xem xét bố trí kinh doanh tại tầng 1 của các tòa nhà trong khu giãn dân Phố cổ tại Khu đô thị Việt Hưng.
Khu đô thị giãn dân Phố cổ (KĐT) nằm trong tổng thể khu đô thị Việt Hưng (quận Long Biên) giáp với đường Ngô Gia Tự.
Khu đô thị giãn dân có diện tích xây dựng 34.590m2; tổng diện tích sàn xây dựng 296.731m2; số dân dự kiến 7.200 người, tương đương với khoảng 1.800 căn hộ.
Trong đó bao gồm 16 tòa nhà ở cao 9 tầng, 1 tòa nhà hỗn hợp (trung tâm thương mại dịch vụ, chung cư, công trình công cộng) cao 15 tầng, các công trình phúc lợi công cộng như: Nhà trẻ, mẫu giáo, trạm y tế, không gian sinh hoạt cộng đồng.
Theo Lao Động
26.000 người sẽ rời phố cổ Hà Nội
Hà Nội sẽ di chuyển khoảng 6.500 hộ với 26.000 người tại các khu phố cổ sang khu đô thị Việt Hưng, Long Biên.
Ngày 1/8, UBND TP Hà Nội phê duyệt cho phép thực hiện chuẩn bị đầu tư dự án Xây dựng khu nhà ở giãn dân phố cổ tại khu đô thị mới Việt Hưng, quận Long Biên.
Theo đó, sẽ xây dựng mới khu nhà ở với 16 tòa nhà cao 8-9 tầng, khu nhà trẻ, mẫu giáo và trạm y tế, vườn hoa, cây xanh. Thời gian thực hiện chuẩn bị đầu tư năm 2013, thực hiện dự án từ 2014-2017, với tổng mức đầu tư ước tính cho dự án là 4.902 tỷ đồng.
Theo đề án giãn dân phố cổ đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt từ năm 2011, sẽ di chuyển khoảng 6.500 hộ với 26.000 người tại các khu phố cổ sang khu đô thị Việt Hưng, Long Biên, trong đó giai đoạn 1 sẽ di chuyển 1.530 hộ.
Trước mắt, Hà Nội sẽ di dời các hộ dân đang sống trong các di tích đình, đền, chùa, trường học, nhà nguy hiểm, nơi có mật độ dân số cao, các hộ sống trong các số nhà cổ được bảo tồn nguyên trạng và những hộ dân tự nguyện di chuyển.
Giai đoạn hai của đề án (đến năm 2020) sẽ di dời 5.020 hộ đang sống trong nhà xuống cấp, đông hộ, đông dân. Việc di dời nhằm đảm bảo đến năm 2020, tiêu chuẩn bình quân mỗi người đạt 25m2.
Thành phố HN sẽ di chuyển khoảng 6.500 hộ với 26.000 người tại các khu phố cổ sang khu đô thị Việt Hưng, Long Biên
UBND Thành phố giao cho quận Hoàn Kiếm có trách nhiệm rà soát, xác định rõ các nội dung công việc chuẩn bị đầu tư cần thiết phải thực hiện; hoàn chỉnh thẩm định đề cương, dự toán kinh phí chuẩn bị đầu tư và triển khai các bước chuẩn bị đầu tư, lập dự án đầu tư đảm bảo chất lượng, tiến độ; xây dựng phương án và cơ chế đầu tư...
Khu vực phố cổ Hà Nội có mật độ dân số thuộc diện cao nhất cả nước, với 823 người/ha (năm 2010). Đề án giãn dân phố cổ đặt mục tiêu đến năm 2020 phải giảm mật độ dân số tại khu vực này xuống 500 người/ha.
Mặc dù khu phố cổ được mệnh danh là "phố khổ" nhưng nhiều người dân vẫn muốn "bám trụ". Bởi đây là khu vực gần trung tâm thành phố, gần các địa điểm văn hóa, giải trí, thương mại, du lịch... việc làm ăn, buôn bán rất thuận lợi.
Theo Khampha
Hà Nội huy động gần 5.000 tỷ đồng xây khu giãn dân phố cổ Khu giãn dân gồm 16 tòa nhà cao 8-9 tầng, đồng bộ hạ tầng và các công trình nhà trẻ, mẫu giáo, trạm y tế, vườn hoa, được đầu tư gần 5.000 tỷ đồng. UBND TP Hà Nội vừa chấp thuận đầu tư dự án xây khu giãn dân phố cổ tại khu đô thị mới Việt Hưng, quận Long Biên. Theo đó,...