Hà Nội: 10-15 năm nữa mới bàn chuyện mua trực thăng cứu hộ
Do điều kiện kinh tế còn khó khăn nên trước mắt, khi có nhu cầu về trực thăng cứu hộ, Hà Nội sẽ đề nghị quân đội hỗ trợ. Còn về chuyện mua trực thăng thì phải đến năm 2025 2030, tùy tình hình mới bàn tính đến” Thiếu tướng Hoàng Quốc Định Giám đốc Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy thành phố Hà Nội cho biết.
Đây là thông tin được lãnh đạo Sở Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy (PCCC) thành phố Hà Nội đưa ra tại hội nghị giao ban báo chí Thành ủy chiều 12/4.
Theo Thiếu tướng Hoàng Quốc Định, chủ trương, quan điểm mua trực thăng là cần thiết và hiện nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước phát triển đã đầu tư, tổ chức thực hiện bởi máy bay trực thăng không chỉ có ý nghĩa cứu cháy, cứu nạn mà còn có tác dụng cứu chữa các nạn nhân ở các nơi khó khăn không thể đi bằng đường bộ, nhà cao tầng không thể đi từ dưới lên, vùng sâu, xa mà các phương tiện khác không thể tiếp cận.
Đối với Hà Nội, tướng Định thông tin, nhiệm vụ xây dựng đề án mua sắm các trang thiết bị phục vụ công tác PCCC, trong đó, có mua máy bay trực thăng đã được Chính phủ, Bộ Công an, UBND Thành phố giao tham mưu, triển khai thực hiện.
“Chúng tôi đã xây dựng đề án chung phát triển lực lượng phòng cháy chữa cháy, cơ sở của lực lượng PCCC Hà Nội đến năm 2025, tầm nhìn 2030, trong đó, có đầu tư trang thiết bị PCCC nói chung và có nội dung đề cập đến trang bị máy bay trực thăng. Nhưng trước mắt, trong điều kiện kinh tế xã hội của chúng ta còn nhiều khó khăn cùng với điều kiện hạ tầng hiện nay như nhà ga tập kết, lực lượng duy trì, thực tập, luyện tập phải đầu tư lớn… Do đó, trước mắt đặt ra là nếu có yêu cầu cần thiết thì sẽ đề nghị quân đội hỗ trợ, còn nếu đầu tư máy bay trực thăng theo dự kiến của đề án phải đến năm 2025, tầm nhìn 2030 mới bàn đến”, tướng Định nói.
Thiếu tướng Hoàng Quốc Định cũng nhấn mạnh, tuy xác định dự kiến nhưng cũng phải xem xét tình hình kinh tế xã hội cụ thể lúc đó mới quyết định có mua sắm hay không. “Ý tưởng chủ trương là vậy, nhưng trước mắt là chưa đề cập đến việc mua máy bay trực thăng”, tướng Định nêu rõ.
Video đang HOT
Thiếu tướng Hoàng Quốc Định
Trước đó, hồi năm 2012, sau khi xảy ra vụ cháy ở tòa nhà của EVN, nguyên Chủ tịch thành phố Nguyễn Thế Thảo đã họp rút kinh nghiệm và đặt ra yêu cầu nghiên cứu sử dụng phương tiện máy bay để cứu nạn cứu hộ, và Sở Cảnh sát PCCC đã ngay lập tức báo cáo Bộ Công an nghiên cứu, triển khai dự án.
Khi đó, cũng chính ông Hoàng Quốc Định cho biết, vấn đề kinh phí để mua máy bay không phải quá lớn và quá khó, nhưng nan giải nhất chính là việc nghiên cứu sử dụng, vận hành, kết hợp với các phương tiện, điều kiện cứu hộ phòng cháy chữa cháy khác như sân bãi tập kết… Ngoài ra, vì máy bay không sử dụng thường xuyên nên cần phải bảo dưỡng, duy trì, mà các lực lượng này chưa được đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ. “Việc này cần phải có thời gian chứ không thể một sớm một chiều. Trong tình hình hiện nay, Bộ Công An đã giao cho lực lượng chức năng nghiên cứu triển khai để có bước đi và lộ trình thích hợp” ông Định từng nói như vậy.
Trong một diễn biến liên quan, mới đây, Đại tá Trần Thanh Châu, Phó Giám đốc Sở Cảnh sát PCCC TP. Hồ Chí Minh cho biết, đơn vị vừa trình Hội đồng nhân dân TP kế hoạch mua máy bay trực thăng để chữa cháy cho các tòa nhà cao tầng với giá 1.000 tỷ đồng/chiếc. Giá của mỗi chiếc trực thăng chữa cháy lên đến 1.000 tỷ đồng.
Tuệ Khanh
Theo_VnMedia
Hà Nội chưa mua trực thăng chữa cháy vì còn khó khăn
Theo Giám đốc CS PCCC Hà Nội, hiện TP chưa dự tính số tiền để mua máy bay chữa cháy, cứu hộ do điều kiện kinh tế khó khăn.
Chiều 12/4, tại buổi giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội, Thiếu tướng Hoàng Quốc Định - Giám đốc Cảnh sát Phòng cháy Chữa cháy (PCCC) Hà Nội đã khẳng định như trên khi được hỏi về chủ trương mua trực thăng chữa cháy.
Thiếu tướng Hoàng Quốc Định cho rằng, chủ trương mua máy bay trực thăng là cần thiết, nhiều nước trên thế giới đã đầu tư.
Cũng theo vị Giám đốc cảnh sát PCCC Hà Nội, máy bay trực thăng trang bị cho lực lượng PCCC không chỉ tham gia chữa cháy mà còn sử dụng trong nhiều trường hợp khác. Ở những nơi tiếp cận cứu hộ khó khăn như chung cư cao tầng, vùng sâu, vùng xa trong tình huống khẩn cấp, trực thăng phát huy hiệu quả tốt.
Hà Nội chưa tính đến việc mua máy bay trực thăng chữa cháy trong thời điểm hiện tại - (Ảnh minh họa: Internet).
Tuy nhiên, Thiếu tướng Định cho hay, hiện lực lượng PCCC Hà Nội chưa đề cập đến việc mua máy bay trực thăng phục vụ chữa cháy do điều kiện kinh tế còn khó khăn.
"Trước mắt, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, cùng điều kiện hạ tầng nhà ga, lực lượng duy trì, diễn tập yêu cầu đầu tư lớn, vì vậy chúng tôi chưa đề cập tới việc mua máy bay trực thăng trong thời điểm này. Trường hợp cần thiết, chúng tôi sẽ đề nghị quân đội hỗ trợ. Máy bay trực thăng có lẽ giai đoạn 2025 - 2030 mới bàn tới", ông Định nói.
Trước đó, UNND TP Hà Nội đã phê duyệt dự án quy hoạch tổng thể cơ sở của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy của thành phố đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Theo đó, Hà Nội sẽ mua 2 máy bay trực thăng, trong đó có 1 máy bay chữa cháy và 1 máy bay cứu hộ và thành lập trung tâm chỉ huy điều hành bay, lập 10 phòng Cảnh sát PCCC ở các quận, huyện, thị xã. Quân số cũng được bổ sung 2000 người từ nay đến năm 2020.
Ngoài ra, các đơn vị PCCC còn được trang bị nhiều thiết bị chuyên dụng khác như thiết bị cảm biến âm thanh, cảm biến sóng radio, camera để tìm kiếm người bị nạn...
Dự kiến tổng kinh phí đầu tư để thực hiện dự án đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 là hơn 11.500 tỷ đồng, lấy từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn thu bảo hiểm cháy nổ, nguồn tài trợ từ các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.
Gần đây, dư luận cũng đang quan tâm đến thông tin Cảnh sát PCCC TP.HCM trình lên Hội đồng Nhân dân thành phố (HĐND TP) đề xuất kế hoạch mua trực thăng chữa cháy. Theo đó giá mỗi chiếc trực thăng lên đến 1.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, Đại tá Lê Tấn Bửu, Giám đốc Cảnh sát PCCC TP.HCM đã lên tiếng phủ nhận thông tin về kinh phí mua trực thăng.
Theo Thông tư thông tư 60 của Bộ Công an, có hiệu lực từ 1/1/2016, quy định về tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị phương tiện PCCC và cứu nạn cứu hộ cho lực lượng cảnh sát PCCC.
Mỗi địa phương thuộc đô thị đặc biệt sẽ được trang bị tối đa 2 máy bay trực thăng chữa cháy, cứu hộ và 2 máy bay chữa cháy, niên hạn sử dụng 15 năm, chỉ trang bị khi đảm bảo về nguồn nhân lực gồm phi công, đội ngũ kỹ thuật viên phục vụ, đảm bảo cơ sở hạ tầng bay.
Nhất Nam
Theo_Người Đưa Tin
Tình trạng cháy nổ trên địa bàn Hà Nội còn diễn biến phức tạp Thiếu tướng Hoàng Quốc Định, Giám đốc Cảnh sát PCCC Hà Nội cho biết, trong quý 1, tình hình cháy, nổ trên địa bàn thành phố còn diễn biến phức tạp Tại buổi họp báo thường kỳ Thành ủy Hà Nội chiều nay, 12/04, Thiếu tướng Hoàng Quốc Định, Giám đốc Cảnh sát phòng cháy chữa cháy thành phố Hà Nội cho biết,...