Hạ nguồn ĐBSCL: Lũ muộn đã về

Theo dõi VGT trên

Hạ nguồn ĐBSCL: Lũ muộn đã về - Hình 1

Thả lưới đón lũ muộn trên cánh đồng xã Đông Hiệp, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ

“Tưởng năm nay lũ không về, ai dè đùng một cái “ổng” ập về đột xuất làm tụi tui xiểng niểng” – mấy lão nông ở ĐBSCL bộc bạch như vậy khi thấy nước lũ trên đồng ruộng đột nhiên lên cao chừng 3-4 ngày qua.

Cuối cùng thì lũ cũng về các tỉnh hạ nguồn dù có hơi muộn màng. Từ TP Cần Thơ đi qua quốc lộ 91B về hướng Ô Môn, điều bất ngờ là hai bên cánh đồng đã trắng nước. Khác thật xa với tuần rồi, đồng khô queo, gốc rạ phơi vàng ẻo, lúa chét mọc lơ thơ, ngọn phất phơ trước gió.

Lo và mừng

Rẽ vô tỉnh lộ 922 qua các huyện Thới Lai, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh (TP Cần Thơ), đồng ruộng còn mênh mông nước hơn bởi trống trải, ít nhà dân. Xa xa đã thấy bóng dáng những chiếc xuồng nhỏ chống sào lướt nước để giăng lưới bắt cá hoặc hái rau muống, bông điên điển. Một hình ảnh hiếm hoi từ đầu mùa lũ tới nay mới xuất hiện. Bởi ai cũng thấy nước kiệt quá nên tính lội ruộng thôi chớ đâu ngờ được bơi xuồng quá “đã” như vầy.

Đỉnh lũ thấp nhất trong hơn 20 năm qua Ông Võ Thạnh, giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn An Giang, cho biết vùng đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu đã đạt đỉnh lũ vào ngày 26-10. Theo đó, mực nước đo được thời điểm cao nhất trên sông Tiền tại Tân Châu chỉ đạt 3,2m (dưới mức báo động 2 gần 1m). Đỉnh lũ này còn thấp hơn cả đỉnh lũ năm 1989 (năm được coi là lũ kiệt nhất trong các mùa nước nổi ở An Giang). Theo ông Thạnh, nước lũ ở An Giang hiện đang rút xuống và đổ về có thể gây ngập ở hạ nguồn như Cần Thơ.

Ông Dương Văn Út (ấp Tân Lợi, xã Thành Lộc, huyện Vĩnh Thạnh) chỉ ra hướng sông rồi nói: “Chú coi kìa. Nước đổ về kha khá, màu cũng đùng đục gợn phù sa thấy hôn. Hôm qua tụi nhỏ giăng lưới bắt được cá linh cũng khá, con bự bằng ngón tay cái. Đích thị là lũ về chớ gì nữa. Chỉ có điều hơi muộn cộng với mưa nhiều nên ruộng bây giờ ngập lênh láng”.

Xung quanh, những nông dân hàng xóm của chú Út hổm rày chộn rộn xuống giống, nay rụt tay lại hết. Nước đầy đồng sạ gì được. Đành phải đợi con nước sau, lũ rút bớt mới tính tiếp. Dù bị “ách” lại lịch xuống giống nhưng bà con ai cũng phấn khởi vì lũ đã về.

“Trời ơi, hổm nay cứ lo ruộng dơ bị sâu rầy đánh, tính đưa máy ra trục hết ba cái gốc rạ. Ngờ đâu lũ về ngập lút, mai mốt nước rút ruộng sạch trơn cho coi” – chú Út hớn hở như chính chú vừa được tắm mát vậy.

Ở huyện Thới Lai, nông dân cũng vừa mừng vừa lo vì lũ đột nhiên về muộn. Ông Huỳnh Văn Bé ở ấp Thới Bình A, xã Thới Thạnh bữa nay hối hả chạy đi bơm nước chuẩn bị sạ lúa. Ông “la làng”: “Tuần trước thấy cạn tính bơm nước vô (trong đê), dè đâu tuần này lại ngập sâu, phải bơm ra. Cách chỉ có mấy bữa mà “ông lũ” làm mình bất ngờ quá”. Nhưng rồi ông lại cười ha hả vì “có lũ về chắc là lúa trúng bởi có phù sa, ruộng được rửa sẽ ít sâu rầy”.

Phần nhiều bà con nông dân có lo chút đỉnh vì trễ lịch xuống giống vụ đông xuân, nhưng ai cũng hồ hởi vì không đáng là bao. Bù lại có lũ, ruộng đồng mát mẻ, lúa hứa hẹn trúng hơn nên mừng nhiều hơn lo.

Hạ nguồn ĐBSCL: Lũ muộn đã về - Hình 2

Video đang HOT

Anh Lê Minh Hưng đặt lú bắt cá ở cánh đồng xã Thành Lộc, huyện Vĩnh Thạnh (TP Cần Thơ)

Vớt vát mùa cá

Thấy nước lũ về, anh Trần Hữu Thanh ở ấp Đông Mỹ, xã Đông Hiệp (huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ) liền sắm sửa lại giàn lưới chuẩn bị cho mùa cá đang về. Anh có cái “mùng” thả 6.000 con cá lóc trong cái hầm nhỏ xíu cạnh nhà. Hổm nay anh đang lo không có lũ, nước “bí” xuống màu xanh hơi bị dơ, cá bị tù hơi chật chội chậm lớn. Lại phải tốn tiền mua thức ăn. Giờ lũ về anh đắp liền cái bờ đê quanh miếng ruộng rộng mênh mông, tính mai mốt thả bầy cá ra cho nó “thở” đã đời. Rồi anh đi kéo lưới bắt cá mồi thả thêm cho chúng ăn.

Anh tính: “Cho cá ra ruộng chừng một tháng rưỡi, chúng sẽ mau lớn hơn mỗi con từ 100-200g so với để trong hầm. Mồi thả tự nhiên đỡ tốn tiền hơn rất nhiều”.

Quanh vùng Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh này, nhiều nông dân cũng tranh thủ lũ về thả cá nuôi như anh Thanh. Có đủ loại cá mè, rô phi, cá chép… mô hình hai vụ lúa một vụ cá đã làm nhiều năm nay cũng tạo thêm thu nhập không nhỏ cho bà con vùng này.

Bà Nguyễn Thị Khinh, một hộ dân chuyên nuôi cá rô phi, đúc kết: “Lũ không về chẳng những lúa không trúng mà cá cũng chẳng còn. Năm nay lũ về muộn, thôi thì vớt vát chút đỉnh, có còn hơn không”.

Đừng tin lũ sẽ như những năm trước

Tiến sĩ Dương Văn Ni, giám đốc Trung tâm Hòa An (Đại học Cần Thơ), cho biết có thể coi đó là lũ muộn bởi cái “đuôi” nước còn sót lại ở các tỉnh đầu nguồn An Giang, Đồng Tháp đổ về. Ngoài ra, nước về nhiều còn phải tính đến sự góp phần của áp thấp nhiệt đới “dập” vô vùng phía bắc Campuchia vừa qua, cộng thêm gió bấc, triều cường làm nước rút chậm. Tuy nhiên cũng không nên tin rằng mùa lũ sẽ quay trở lại như những năm trước, bởi nước trên Lào hiện không còn đâu nữa mà chảy xuống.

Ông Huỳnh Kỳ Lưu, phó chủ tịch UBND xã Thới Thạnh, Thới Lai (TP Cần Thơ), cho biết: “Đúng là năm nay lũ về muộn, cộng với mưa nhiều làm lịch thời vụ có gặp chút “bật ngật”. Theo mọi năm, lẽ ra đầu tháng 11 đã sạ lần lần, nhưng nay mới sạ chừng 30ha là ngưng do lũ về. Số còn lại phải chờ tới giữa tháng. Vùng đồng trũng có thể qua đầu tháng 12 mới sạ được.

Cả huyện phải khuyến cáo bà con cẩn trọng, coi chừng nước ngập hao giống khó kiếm bù lại được. Bởi cái kiểu ông lũ hay đột xuất như vầy khó lường hết được”.

Ứng phó biến đổi khí hậu cho ĐBSCL: Ưu tiên lợi ích người dân Ngày 11-11, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên – môi trường cùng các chuyên gia Chính phủ Hà Lan đã tổ chức hội thảo bàn kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu cho ĐBSCL. Theo ông Đào Xuân Học – thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Chính phủ Việt Nam đã ký thỏa thuận đối tác chiến lược về thích ứng biến đổi khí hậu và quản lý nước với Chính phủ Hà Lan để xây dựng kế hoạch, kịch bản ứng phó với biến đổi khí hậu. Theo chuyên gia Bộ Cơ sở hạ tầng và môi trường Hà Lan Rob Schoonman, việc bảo đảm lợi ích cho người dân tại khu vực cần phải được xem là ưu tiên hàng đầu trong việc xây dựng kịch bản ứng phó với biến đổi khí hậu. Giáo sư Cees Veerman – nguyên bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Hà Lan, cố vấn chính cho kế hoạch ứng phó biến đổi khí hậu tại Việt Nam – cho rằng phải xây dựng kịch bản ứng phó biến đổi khí hậu dài hạn, từ 50 năm, thậm chí 100 năm. Để chuẩn bị cho những kế hoạch sắp tới, Bộ Tài nguyên – môi trường cho biết sẽ thành lập văn phòng thường trực ứng phó với biến đổi khí hậu do hai thứ trưởng của Bộ Tài nguyên – môi trường và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phụ trách.

Theo Tuổi trẻ

Ly kì lặn sông tìm... cá giống

Muốn có con giống, đến mùa cá sinh sản, dân chài phải lặn xuống đáy sông, bắt cá từ sông đưa vào lồng.

Vài năm nay, ngư dân vạn chài Tân Phong, xã Cẩm Phong, Cẩm Thủy (Thanh Hóa) rộ nghề nuôi cá ké lồng. Đây là loại cá đặc sản, có giá trị kinh tế cao, với giá bán ra tại gốc từ 200.000 - 300.000 đồng/kg. Nhiều gia đình ở Tân Phong đã thoát khỏi đói nghèo nhờ loài cá đặc biệt này.

Vậy nhưng, hành trình tìm giống cá đặc sản này vẫn mãi là câu chuyện kỳ lạ.

Đặc sản thượng nguồn

Ly kì lặn sông tìm... cá giống - Hình 1

Lồng nuôi cá của người dân Tân Phong.

Tân Phong có nghề truyền thống là đánh bắt và nuôi cá lồng. Năm 2007, các cấp chính quyền từ tỉnh, huyện đến cơ sở và nhiều nhà từ thiện phối hợp đã kéo hơn 100 hộ dân vạn chài lên bờ sinh sống. Tân Phong nhận được nhiều chương trình hỗ trợ, nhất là việc mở các lớp tập huấn cách chăm sóc và phòng chống bệnh cho cá, sửa chữa thuyền bè...

Xưa nay, cá nuôi lồng ở Thanh Hóa nói chung và Tân Phong nói riêng chủ yếu là trắm cỏ. Vậy nhưng "mấy năm nay nước sông ô nhiễm, thức ăn cho cá khan hiếm, cỏ đồng bị nhiễm độc từ thuốc trừ sâu, trừ cỏ... cá trắm sinh nhiều bệnh lắm! Có năm dịch tụ huyết trùng bùng phát, cá chết sạch dân chúng tôi lại trắng tay" - một lão ngư tên Bình của xóm chài Tân Phong cho biết.

Cái khó ló cái khôn! Một số dân chài đã tự lần mò, tìm giống cá mới từ tự nhiên có thể thích ứng điều kiện sống ở khúc sông này. Họ đã tìm ra một loại cá đặc sản có tên là cá ké. Loài cá này đã được các ngư dân thuần hóa để nuôi lồng và trở thành đặc sản, có giá trị kinh tế cao.

Lặn, mò đáy sông tìm... giống

Ly kì lặn sông tìm... cá giống - Hình 2

Nghề nuôi cá ké lồng giúp dân chài Tân Phong thoát đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống.

Cá ké có đặc thù riêng là chỉ sống ở nơi nước chảy xiết. Loài cá này cư ngụ ở các gầm đá, bám sát đáy sông, chỉ có dân chài chuyên nghiệp mới đánh bắt được. Các lão ngư dạn dày kinh nghiệm cho hay, ở Thanh Hóa giống cá này chỉ sống tại thượng nguồn sông Mã, sông Chu, còn trên các sông khác của cả nước, cá ké rất hiếm.

"Nhiều khi đi cả tháng trời, lên tận thượng nguồn sông Chu, phía trên đập Bái Thượng, khó lắm mới bắt được con giống cô ạ!", ông Trần Quang Vinh - một trong những người đầu tiên nuôi cá ké ở Tân Phong cho biết.

Tuy nhiên, cá ké khi nuôi lồng lại không có khả năng sinh sản. Nhiều người cho rằng có lẽ do điều kiện tự nhiên, nước chảy xiết lại sạch sẽ hơn nên cá mới đẻ. Hiện tại cũng chưa cơ quan nông, thủy sản nào đứng ra nhân giống.

Muốn có con giống, mỗi năm đến mùa cá sinh sản, dân chài đều phải lặn xuống đáy sông, bắt cá từ sông đưa vào lồng. Họ tự nhân giống bằng việc dùng chài, lưới, câu... để đánh bắt cá giống. Cá ké sinh sản theo mùa thường từ tháng 3 - 9 hàng năm, khi mùa nước hoa mơ về mới bắt được, mùa nước trong đố mà nhìn thấy cá ké nào xuất hiện. Ông Vinh cho biết: "Cá ké bà con đang nuôi hoàn toàn là giống tự nhiên. Đầu tiên là một vài người đánh cá ở sông rồi thả lồng nuôi thử. Thấy cá có khả năng thích nghi, phát triển tốt, bà con theo nhau lặn ngụp đáy sông bắt giống về nuôi".

Với một số dân chài đánh cá chuyên nghiệp và có kinh nghiệm, ngoài nguồn thu từ nuôi cá ké, họ còn có thêm khoản thu nhập khá lớn từ việc bán giống cho những gia đình không đánh bắt được.

Mãi vẫn là... tự phát

Ở khúc sông này chỉ có cá ké nuôi lồng sống đảm bảo. Ở tự nhiên, cá sinh trưởng, phát triển nhanh. Khi đưa vào lồng, cá sinh trưởng chậm hơn, khoảng 1kg/năm nhưng giá bán cao tính ra vẫn có lãi. Từ vài người, nay nhà nào ở Tân Phong cũng có vài lồng cá ké.

Để phát triển nghề, mở rộng mô hình nuôi cá ké cần có vốn đầu tư làm lồng, thức ăn cho cá. Hầu hết các gia đình có thể bắt được con giống nhưng đặc tính cá ké sống môi trường rộng, mỗi lồng chỉ nuôi khoảng chục con. Đây là giống cá chỉ ăn đồng loại nên chi phí thức ăn rất cao.

Theo ông Trần Quang Vinh: "Hiện nay cả nước chưa có cơ quan nào nghiên cứu nhân giống cá ké. Chưa có nơi nào ngoài Tân Phong nuôi cá này. Vậy nhưng, đến nay tất cả chỉ nuôi theo mô hình gia đình theo kinh nghiệm nghề sông nước, chứ cả thôn cũng chưa có gia đình nào nuôi theo hệ thống trang trại".

Có nghĩa là việc nuôi cá cũng đang "thủ công", tự phát như việc tìm và nhân giống cá!

Từ khi bán ra thị trường, nghe tiếng cá đặc sản, nhiều nơi đặt mua. Hiện nay, nhiều nhà hàng đặt mua cá ké, tự tìm về Tân Phong nhập hàng, các lồng cá luôn trong tình trạng khan hiếm hàng cung cấp ra thị trường.

Ông Vũ Xuân Vường, Chủ tịch UBND xã Cẩm Phong tự hào: "Cách đây không lâu, Tân Phong rất khó khăn. Với sự nỗ lực vươn lên, khẳng định mình của bà con Tân Phong đã tìm tòi, phát hiện nghề nuôi cá ké đặc sản. Vài năm lại đây, đời sống bà con thay đổi vượt bậc, không còn hộ đói, hộ nghèo".

Được biết, tới đây các chủ lồng cá sẽ mở rộng quy mô phát triển nghề nuôi cá ké lồng và sẽ là nguồn thu chính của bà con Tân Phong.

Tuy nhiên, điều khiến nhiều người thắc mắc là không hiểu vì sao, một loại cá đặc sản có giá trị kinh tế cao như vậy, được bà con dân chài "thuần chủng" và thử nghiệm thành công việc nuôi lồng nhưng vẫn chưa có cơ quan chuyên môn nào tìm đến để nghiên cứu, phát triển?Nghề nuôi các ké lồng ở Tân Phong vẫn phát triển rất tự phát. Và sẽ còn mờ mịt lắm, người dân Tân Phong mới tính đến chuyện thôi nghề lặn đáy sông để bắt... cá giống!

"Nuôi cá lồng vốn là nghề truyền thống của người dân vạn chài Cẩm Thủy. Huyện đang có chủ trương khôi phục nghề nuôi cá lồng, đặc biệt là các giống cá đặc sản từ tự nhiên như cá ké, cá lăng... Huyện sẽ hết sức tạo điều kiện đầu tư cho dân vay vốn mở rộng mô hình, phát triển nghề nuôi cá lồng". Ông Phạm Quốc Bảo, Chánh văn phòng UBND huyện Cẩm Thủy

Theo GiađinhNet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tài xế trần tình vụ bé gái 5 tuổi tử vong khi vừa xuống xe đưa đón
22:03:17 19/11/2024
Lớp học vắng 5 học sinh sau buổi chiều tắm sông định mệnh
17:52:15 19/11/2024
Vụ 5 học sinh mất tích tại bãi sông Hồng ở Phú Thọ: Tìm thấy thi thể nữ
07:59:30 19/11/2024
Băng qua đường khi vừa xuống xe đưa đón, bé 5 tuổi bị xe tải tông tử vong
20:59:09 19/11/2024
Phú Thọ: Đi tắm sông, 5 học sinh bị mất tích
19:39:21 18/11/2024
Phát hiện ba thi thể nghi là nạn nhân vụ 5 học sinh đuối nước ở Phú Thọ
09:16:39 20/11/2024
Vụ 5 học sinh đuối nước tại Phú Thọ: Huy động tối đa lực lượng tìm kiếm
11:16:44 19/11/2024
Xác định nguyên nhân bệnh nhi 7 tuổi tử vong ở Thanh Hóa
08:06:09 19/11/2024

Tin đang nóng

Bị cáo Trương Huệ Vân xin cho cô ruột Trương Mỹ Lan được sống
05:59:16 20/11/2024
Mẹ ruột con gái nuôi Kim Tiểu Long đau đớn khi bị nói nước mắt giả tạo, cố tình khóc
06:07:23 20/11/2024
Rùng mình khi phát hiện bí mật về anh rể có vẻ ngoài hiền lành, hoàn hảo khiến tôi ám ảnh mãi không dứt
05:52:25 20/11/2024
Hoa hậu Khánh Vân gặp sự cố trước thềm hôn lễ: "Tôi rất hụt hẫng!"
07:34:26 20/11/2024
Một nam ca sĩ phải bán hết tài sản, nhà cửa để mổ 4 lần, sự nghiệp bế tắc là ai?
06:26:27 20/11/2024
Con gái 10 tuổi nhà Tôn Lệ: Gây ấn tượng với khả năng vũ đạo cực đỉnh, được bố mẹ kỳ vọng nối nghiệp nghệ thuật
06:45:50 20/11/2024
5 diễn viên Trung Quốc bị ghét nhất 2024: Triệu Lộ Tư chưa sốc bằng mỹ nhân hội tụ đủ mọi tính xấu
05:48:36 20/11/2024
Ngủ lại nhà bạn trai, nửa đêm đi vệ sinh tôi hét thất thanh khi thấy 2 người 'quấn' lấy nhau trên ghế sofa
05:40:36 20/11/2024

Tin mới nhất

Vụ 5 học sinh mất tích khi tắm sông Hồng: Tìm thấy thi thể thứ 2 bị trôi xa 20km

17:45:12 19/11/2024
Lực lượng tìm kiếm cứu nạn cứu hộ tỉnh Phú Thọ đã tìm thấy thi thể thứ 2 trong vụ 5 học sinh mất tích khi tắm sông Hồng thuộc địa phận xã Hiền Quan, huyện Tam Nông.

Sự cố thủng thân đập hồ chứa Ia Ring, Gia Lai: Khẩn trương xác minh thiệt hại

11:18:37 19/11/2024
Đồng thời, khẩn trương đánh giá nguyên nhân, hiện trạng toàn bộ công trình của hồ chứa Ia Ring để xây dựng phương án khắc phục toàn diện, đảm bảo an toàn trong thời điểm cao điểm mùa mưa, bão.

Hà Nội: Đã dập tắt vụ cháy nhà kho trong đêm

11:13:32 19/11/2024
Sau đó, lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy vẫn tiếp tục phun nước làm mát và túc trực để phòng lửa bùng phát trở lại. Đến khoảng 5 giờ ngày 19/11, lực lượng chức năng đã rời hiện trường.

Quảng Bình: Tắm biển Nhật Lệ, một nữ du khách đuối nước tử vong

22:32:06 18/11/2024
Ngày 18.11, thông tin từ Đồn biên phòng Nhật Lệ, Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết trên địa bàn vừa xảy ra vụ đuối nước khiến 1 phụ nữ tử vong.

Cá sấu gần 100 kg mắc cạn ven biển Bạc Liêu

22:15:26 18/11/2024
Chiều 18.11, ông Phan Minh Kha, Bí thư Đảng ủy P.Nhà Mát, TP.Bạc Liêu (Bạc Liêu) cho biết, trong lúc đi bắt ốc ở bãi bồi ven biển, người dân phát hiện con cá sấu khủng bị mắc cạn.

Bão số 9 giật cấp 14, gây sóng cao 7 mét trên biển

18:59:21 18/11/2024
Khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 7-8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-11, giật cấp 14, sóng biển cao 3,0-5,0m, vùng gần tâm bão 5,0-7,0m; biển động dữ dội.

Bão số 9 mạnh cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 550km

18:57:05 18/11/2024
Chiều ngày 18/11/2024 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa ban hành Công điện số 8736/CĐ-BNN-ĐĐ gửi các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận chủ động ứng phó bão số 9.

Bão số 9 giật cấp 14 tiến vào vùng biển miền Trung

13:02:04 18/11/2024
Đến 10h ngày 19/11, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 15-20km/h, tiếp tục suy yếu thêm trên khu vực Bắc Biển Đông; cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 330km về phía Đông Bắc với sức gió cấp 10, giật cấp 12.

NÓNG: Đang cưỡng chế thu hồi 38.800 m2 đất Bãi Sau, TP Vũng Tàu

12:58:53 18/11/2024
Hơn 38.800m2 đất cuối cùng của Bãi Sau đang được TP Vũng Tàu cưỡng chế thu hồi để thực hiện dự án chỉnh trang.

Cứu bé 7 tuổi bị cửa cuốn kẹp cổ, ngừng tuần hoàn

11:01:50 18/11/2024
Hiện tại, bệnh nhi được hỗ trợ thở máy, glasgow 12 điểm. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đang hội chẩn với Bệnh viện Nhi Trung ương để định hướng điều trị tiếp theo.

Bão Man-yi vào Biển Đông, hướng vào vùng biển Trung Trung Bộ

10:58:59 18/11/2024
Đến 4 giờ ngày 19-11, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 20 km/giờ, tiếp tục suy yếu thêm trên khu vực Bắc Biển Đông; cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 370 km về phía Đông Bắc với sức gió cấp 10, giật cấp 12.

Phó Thủ tướng: 10 tháng có hơn 9.000 người vĩnh viễn không thể trở về nhà

07:15:49 18/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết, trong 10 tháng đầu năm, cả nước có hơn 9.000 người vĩnh viễn không thể trở về đoàn tụ với gia đình vì tai nạn giao thông.

Có thể bạn quan tâm

Sao Hàn 20/11: Lisa quá gợi cảm; sao nam dùng cái chết của cha để xin giảm án tù

Sao châu á

10:43:21 20/11/2024
Lisa tiếp tục bị chỉ trích vì trang phục quá ngắn trong fanmeeting; ảnh đế Yoo Ah In dùng cái chết của cha để xin giảm án tù.

Hoa sữa về trong gió - Tập 54: Hiếu phát hiện vợ gặp lại tình cũ

Phim việt

10:39:23 20/11/2024
Mặc dù việc Linh gặp lại người cũ chỉ là để nhờ giúp đỡ hộ chú Khang (NSƯT Ngọc Quỳnh) nhưng Linh vẫn sai khi không nói rõ với chồng.

Taylor Swift là "phao cứu sinh" của Rosé (BLACKPINK)

Nhạc quốc tế

10:37:05 20/11/2024
Với 1 thần tượng đứng trước bước ngoặt sự nghiệp như Rosé, lời khuyên của Taylor Swift không khác gì phao cứu sinh .

Đẹp, sang mùa cuối năm với những mẫu đầm dự tiệc cao cấp

Thời trang

10:33:00 20/11/2024
Một xu hướng nổi bật những mùa thời trang gần đây là kiểu đầm dài ôm sát cơ thể, chất vải mỏng nhẹ làm nổi bật những đường nét cơ thể của người mặc - một phong cách đối lập với xu hướng sexy khoe cơ thể vốn thịnh hành.

Hoa hậu Việt suýt bị tước vương miện: Giờ là giám đốc ở trường đại học lớn, cuộc sống viên mãn bên chồng biên tập viên

Sao việt

10:30:30 20/11/2024
Thay vì bình phẩm nhan sắc, giờ đây khán giả nhắc về Hoa hậu Lê Âu Ngân Anh nhiều hơn ở khía cạnh học thức, sự nghiệp và hôn nhân.

Lời cảnh báo của Mourinho thành sự thật

Sao thể thao

10:29:27 20/11/2024
Nhìn lại những lời phát biểu của Mourinho về ban lãnh đạo Roma - những người mà ông gọi là không hiểu gì về bóng đá , người hâm mộ đội bóng thủ đô Italy giờ đây càng thêm phần thấm thía.

Những người tuổi này chỉ cần trồng cây khế cũng đủ nâng cao vận khí, hút tài lộc

Sáng tạo

10:25:25 20/11/2024
Cây khế vốn là một loài cây khá quen thuộc và được trồng phổ biến. Việc chọn lựa cây trồng dựa trên tuổi và mệnh của gia chủ có thể ảnh hưởng tích cực đến tài lộc, vận khí và cuộc sống của mọi người trong gia đình.

Hòn đảo rộng 1,1 triệu m2 bỗng dưng biến mất

Lạ vui

10:19:47 20/11/2024
Đảo Mesyatsev, vốn là một tảng băng lớn ở Bắc Cực, bỗng dưng biến mất trên hình ảnh vệ tinh. Mới đây, Hiệp hội Địa lý Nga đưa tin một hòn đảo băng gần quần đảo Franz Josef Land của Nga ở Bắc Băng Dương, đã biến mất hoàn toàn.

"Nấu gì cho bữa cơm nhà ngày trời trở lạnh?": Đây là 5 món nóng hổi, dễ làm và ngon miệng vô cùng

Ẩm thực

09:59:10 20/11/2024
Chúng ta hãy cùng khám phá 5 món ăn ngon nóng hổi, giàu dinh dưỡng rất thích hợp cho những ngày thời tiết đầu mùa đông này.

Pha rượu với giấm trắng có lợi ích gì?

Làm đẹp

09:57:09 20/11/2024
Ngoài công dụng chính, giấm trắng và rượu đều có thể đem lại nhiều lợi ích khác trong gia đình. Những tác dụng của hai nguyên liệu này được mở rộng hoặc nhân lên khi kết hợp chúng với nhau.

Lịch âm ngày 20/11/2024. Xem ngày 20/11/2024 là ngày tốt hay xấu

Trắc nghiệm

09:49:05 20/11/2024
Xem lịch âm ngày 20/11/2024 (Thứ 4), lịch vạn niên ngày 20/11/2024. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ,... trong ngày 20/11/2024