Hà Nam tích cực hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở
Với phương châm “Nhà nước hỗ trợ, hộ gia đình thực hiện xây dựng, cộng đồng giúp đỡ”, những năm qua, tỉnh Hà Nam đã triển khai có hiệu quả chính sách hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người nghèo bằng nhiều giải pháp đồng bộ, tỉnh đã huy động nguồn lực, giúp đỡ các hộ nghèo khó khăn về nhà ở có điều kiện sửa chữa, xây mới nhà ở, góp phần giảm đáng kể tỷ lệ nhà ở không an toàn, nhà tạm, cải thiện chỉ số về nhà ở trên địa bàn tỉnh, giúp các hộ nghèo ổn định cuộc sống, yên tâm lao động sản xuất, từng bước vươn lên thoát nghèo.
Nhà bà Trần Thị Thái, thị trấn Vĩnh Trụ, huyện Lý Nhân được xây dựng khang trang.
Gia đình bà Nguyễn Thị Cậy thuộc tổ dân phố Bạch Xá, phường Hoàng Đông, thị xã Duy Tiên thuộc diện hộ nghèo. Do tuổi cao, bản thân lại thường xuyên ốm đau, nhiều năm qua gia đình bà Cậy sống trong ngôi nhà chật hẹp, cũ nát, không có khả năng tu sửa. Nhờ có sự động viên, giúp đỡ từ Ủy ban MTTQ các cấp, chính quyền và các hội đoàn thể ở địa phương, năm 2020, gia đình bà Cậy đã xây được ngôi nhà mới kiên cố, với diện tích 80 m2 với tổng kinh phí khoảng 200 triệu đồng, trong đó Quỹ Vì người nghèo tỉnh Hà Nam hỗ trợ 40 triệu đồng, còn lại là sự chung tay giúp đỡ của gia đình, dòng họ. Đây là hoạt động có hiệu quả thiết thực của Ủy ban MTTQ các cấp và chính quyền địa phương, giúp các hộ nghèo ổn định, có chỗ ở vươn lên trong cuộc sống.
Hoàn cảnh gia đình bà Dương Thị Sớm, thôn 2 Mai Xá, trị trấn Vĩnh Trụ, huyện Lý Nhân cũng thật éo le. Chồng mất sớm, bà ở vậy nuôi đứa cháu gái bị bệnh tâm thần. Bản thân bà sớm lại mang bạo bệnh phải điều trị thường xuyên. Căn nhà cấp 4 chật chội đã dột nát không còn an toàn, nhưng với thu nhập chính từ hai sào ruộng khoán thì bà Sớm chẳng thể nào nghĩ đến việc xây nhà mới. Giữa năm 2020, bà Sớm được nhận 40 triệu đồng tiền hỗ trợ theo đề án Hỗ trợ về nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo của UBND tỉnh Hà Nam. Cùng sự giúp đỡ của họ hàng, làng xóm, bà Sớm đã xây được ngôi nhà mới cấp 4 lợp tôn kiên cố với tổng diện tích 57 m2. Không giấu được niềm vui, xúc động khi được hỏi về ngôi nhà mới, bà Sớm cho biết: “Từ khi có nhà mới ở, tôi cảm thấy khỏe hơn. Tôi rất cảm ơn sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, MTTQ, chính quyền, đoàn thể, bà con chòm xóm đã giúp đỡ để tôi có được căn nhà chắc chắn như thế này”.
Những ngày này, các toán thợ cũng đang cố gắng hoàn thành những công đoạn cuối cùng cho ngôi nhà của bà Trần Thị Thái ở thôn Mai Xá, thị trấn Vĩnh Trụ, huyện Lý Nhân. Đây cũng là ngôi nhà được xây dựng theo đề án Hỗ trợ về nhà đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2015 – 2020 của UBND tỉnh Hà Nam và vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội. Năm nay bà Thái đã gần 70 tuổi. Từ khi người con gái và con rể của bà không may qua đời, bà đã phải thay các con nuôi hai cháu ngoại mồ côi, bản thân lại bị bệnh phổi cho nên lao động khó khăn. Nhắc đến hoàn cảnh của mình, bà Thái buồn rầu cho biết: “Xây lại ngôi nhà là niềm mơ ước, vì thế khi được hưởng chế độ hỗ trợ của Nhà nước và sự giúp đỡ của họ hàng, hàng xóm, bà cháu tôi đã có được ngôi nhà mới để ở, tôi vui lắm. Vậy là Tết năm nay, bà cháu tôi sẽ được ở trong ngôi nhà mới, không phải nơm nớp lo nhà sập”.
Từ nguồn kinh phí của đề án Hỗ trợ về nhà đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2015 – 2020 và các nguồn khác, trong năm 2020, MTTQ các cấp tỉnh Hà Nam đã xây dựng và bàn giao được gần 300 ngôi nhà cho các hộ nghèo với số tiền 12 tỷ đồng. Đến nay tỉnh Hà Nam vẫn còn nhiều hộ thuộc diện hộ nghèo, có nhu cầu được hỗ trợ để xóa nhà ở không an toàn hoặc sửa chữa nâng cấp nhà ở. Nhưng với mức hỗ trợ 40 triệu đồng/hộ thì nhiều gia đình không thể xây dựng được nhà ở. Bởi hiện nay, giá nguyên vật liệu và tiền công xây dựng cao, hơn nữa hầu hết các gia đình này đều trong diện khó khăn, sức khỏe yếu, nếu không có thêm các nguồn hỗ trợ khác thì nhiều gia đình không đủ điều kiện kinh tế để xóa nhà không an toàn.
Ông Nguyễn Đức Hiếu, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Nam cho biết: Thời gian tới, MTTQ các cấp tỉnh Hà Nam tiếp tục phối hợp chính quyền các huyện, thành phố, thị xã tiếp tục rà soát, để hỗ trợ hộ nghèo, cải thiện nhà ở cũng như hỗ trợ phát triển sản xuất để họ vươn lên thoát nghèo. Đồng thời cũng đề xuất tăng mức hỗ trợ của Nhà nước, qua đó tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa giúp các đối tượng nghèo có cơ hội xóa nhà ở không an toàn.
Video đang HOT
Thầy giáo hơn 20 năm gắn bó với thiện nguyện
Trưởng thành từ gian khó, thầy Đỗ Thanh Hiệp - Trường Chính trị tỉnh Cà Mau xem sự sẻ chia là niềm vui. Sau giờ dạy học, thầy hay tìm đến những cảnh đời kém may mắn để giúp đỡ.
Thầy Đỗ Thanh Hiệp trao quà cho hộ nghèo huyện Cái Nước, Cà Mau.
Bén duyên với thiện nguyện
Thầy Đỗ Thanh Hiệp (sinh năm 1963), công tác tại Trường Chính trị tỉnh Cà Mau từ năm 1985. Ngoài những giờ lên lớp, thầy dành nhiều thời gian cho công tác thiện nguyện với mong muốn san sẻ khó khăn với những mảnh đời kém may mắn.
Thầy Hiệp tâm sự: "Thời đi học, nhà tôi nghèo, lại đông anh em. Để có tiền đi học, tôi phải vừa học, vừa làm thuê. Chính từ những gian khó đó, cho nên khi được làm giảng viên, tôi luôn mong muốn được làm công tác thiện nguyện để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn nhằm giúp họ có niềm tin và nghị lực vươn lên trong cuộc sống".
Trên hành trình thiện nguyện của mình, thầy Hiệp biết quê hương Cà Mau còn nghèo nên luôn tự nhủ bản thân phải làm một việc gì đó để giúp đỡ. "Thời gian đầu, tôi chỉ tham gia đi theo đoàn thiện nguyện. Khi đến với những hoàn cảnh khó khăn, tôi càng nhớ về cuộc sống mình trước đây và điều đó càng thôi thúc tôi làm công tác thiện nguyện nhiều hơn", thầy Hiệp chia sẻ.
Thầy Hiệp tham gia hoạt động thiện nguyện vào năm 2000. Chuyến thiện nguyện đầu tiên của thầy là cùng với đội ngũ y, bác sĩ thăm khám và cấp thuốc miễn phí cho bà con nghèo ở vùng sâu. Kinh phí cho hoạt động này là thầy cùng bạn bè vận động các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân. Hoạt động này duy trì từ năm 2000 đến 2005, mỗi chuyến đi có khoảng 400 suất khám và cấp thuốc miễn phí.
Điều khác biệt về hoạt động thiện nguyện của thầy Hiệp là thầy không thành lập Câu lạc bộ thiện nguyện. Thầy chỉ là cầu nối giữa các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân đến với các hoàn cảnh khó khăn. Trong quá trình vận động, thầy chỉ nhận quà là hiện vật chứ không nhận tiền. Thầy chia sẻ: "Để tạo sự tin tưởng, tôi chỉ nhận hiện vật mà không nhận tiền. Đồng thời, có những chuyến đi, tôi mời các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân có điều kiện đi đến những nơi được hỗ trợ, giúp đỡ".
Hàng năm, vào đầu năm học mới, thầy còn kêu gọi mạnh thường quân tặng hàng ngàn quyển tập cho học sinh. Thầy còn vận động xây nhà, xây cầu giao thông nông thôn, tặng gạo và nhu yếu phẩm cho bà con nghèo vào dịp Tết thuộc các huyện Phú Tân, Cái Nước, Trần Văn Thời, U Minh, tỉnh Cà Mau.
Nói về nghĩa cử cao đẹp của thầy Hiệp, ông Hà Phương Đông, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Mỹ, huyện Cái Nước (Cà Mau) cho biết: "Thời gian qua, thầy Đỗ thanh Hiệp đã vận động các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân đóng góp tích cực cho xã Hòa Mỹ. Vận động tặng quà, xây dựng nhà cho người nghèo, xây dựng cầu giao thông nông thôn...
Những đóng góp đó đã giúp cho người nghèo có cuộc sống ổn định hơn, nhiều trường hợp có vốn làm ăn đã thoát nghèo. Những đóng góp của thầy đã giúp cho xã làm tốt công tác an sinh xã hội, từng bước hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn. Giúp cho bà con nông dân và các em học sinh đi lại thuận tiện... góp phần cho xã đã được công nhận xã Nông thôn mới vào năm 2017".
Thầy Đỗ Thanh Hiệp trao quà cho hộ nghèo dịp Tết.
Cánh chim không mỏi
Năm 2018, thầy Hiệp cùng với cán bộ, viên chức của Trường Chính trị Cà Mau và Trường Chính trị Châu Văn Đặng (Bạc Liêu) đã vận động các mạnh thường quân và học viên các lớp xây và bàn giao một cây cầu tại xã Quách Phẩm, huyện Đầm Dơi (Cà Mau).
Từ năm 2016 - 2019, thầy kết hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Học viện Chính trị khu vực IV, học viên các lớp để xây cầu, xây nhà cho gia đình chính sách có công với Cách mạng. Thầy tâm sự: "Để có được cuộc sống yên bình như ngày nay, có rất nhiều người đã hy sinh. Vì vậy chúng ta phải chung tay với Đảng và Nhà nước quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ thân nhân của người có công với Cách mạng. Đó cũng chính là đạo lý uống nước nhớ nguồn bao đời nay của ông cha mà chúng ta cần ghi nhớ và thực hiện".
Dù có nhiều đóng góp cho xã hội, nhưng nói về hành trình thiện nguyện của mình, thầy Hiệp rất khiêm tốn: "Tôi không nhớ hết những nơi tôi đến và những mảnh đời kém may mắn được kêu gọi để giúp đỡ. Nhưng đó chỉ là tấm lòng, là trách nhiệm của một người làm nghề giáo, một đảng viên cần phải làm cho quê hương mình. Tôi cũng gần về hưu, điều tôi tin tưởng nhất đó là thế hệ tiếp nối tôi luôn ghi nhớ và phát huy hơn nữa lời dạy của Bác".
Chia sẻ về người đồng nghiệp, ông Nguyễn Hồng Vệ, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Cà Mau cho biết: "Thầy Đỗ Thanh Hiệp là một trong những thầy giáo gắn bó nhiều năm với Trường Chính trị. Với phong cảnh giản dị, gần gũi, hòa đồng, quan tâm chia sẻ, giúp đỡ cán bộ, viên chức, người lao động cũng như bà con nơi cư trú. Nên thầy được mọi người trân quý và yêu mến.
Trong công tác, thầy Hiệp luôn phấn đấu hoàn thành chức trách, nhiệm vụ. Đồng thời còn tham gia nhiều hoạt động xã hội thiết thực. Những hoạt động thiện nguyện của thầy Hiệp luôn được bạn bè, đồng nghiệp, mạnh thường quân ủng hộ và ngày càng lan tỏa".
Nói về dự định sắp tới, thầy Hiệp tâm sự: "Tôi rất vui khi thực hiện được mong ước của mình và được mọi người nhiệt tình ủng hộ, giúp đỡ. Trong thời gian tới, tôi cố gắng vận động nhiều người cùng tham gia để có thể kêu gọi và giúp đỡ nhiều hơn nữa những hoàn cảnh khó khăn nhằm góp phần trong công tác xóa nghèo, xây dựng Nông thôn mới tại địa phương".
Hơn 30 năm công tác, là một giảng viên, Phó Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Cà Mau, dù ở cương vị nào, thầy Hiệp luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Năm 2009, thầy đạt giải Giảng viên dạy giỏi xuất sắc toàn quốc các Trường Chính trị.
Nhiều năm liền là Chiến sĩ thi đua cơ sở, Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh và được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen; Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng 3. Năm 2019, thầy được tặng Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng. Nhưng điều quý giá hơn là thầy luôn được lãnh đạo tin tưởng, đồng nghiệp và học viên tin yêu, kính trọng.
Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn: Thu hút hơn 2,5 tỷ đồng để thực hiện dân vận, quân vận năm 2020 Năm 2020, tổng công ty Tân cảng Sài Gòn phối hợp với 6 tỉnh nhận phụng dưỡng suốt đời 40 Mẹ Việt Nam anh hùng; hỗ trợ xây dựng 20 căn nhà tình nghĩa, nhà đồng đội cùng nhiều công trình, hoạt động tuyên truyền về biên giới, biển đảo. Ngày 17/12, tại Thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, Tổng công ty Tân...