Hà Nam: Nguyễn Úy hoàn thiện hạ tầng, đảm bảo môi trường hướng đến xã NTM kiểu mẫu
Nhân dân, chính quyền xã Nguyễn Úy (huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) trong hai năm vừa qua đã nỗ lực trong việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đảm bảo môi trường để hướng đến nông thôn mới kiểu mẫu.
Nổi trội môi trường trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu
Đang cặm cúi phân chia từng loại rác vào túi trước cửa nhà, thấy phóng viên hỏi về phong trào xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu trong nhân dân, bà Phạm Thị Ba (59 tuổi, thôn Cát Thường) nhanh nhảu khoe: “Mới ngày nào đường ổ gà, ổ voi, toàn rác thải, túi bóng, mà giờ đây hoa nở quanh năm, nhìn đâu cũng thấy vui tươi, sạch đẹp.
Nguyễn Uý chúng tôi xây dựng bài bản lắm, từ đường làng, bồn hoa cây cảnh đến khu vui chơi. Có ghế đá, sân chơi cho dân làng, từ đấy phong trảo thể dục thể thao, nếp sống văn hóa in hằn trong từng người, từng ngôi nhà, từng con ngõ”, bà Ba vui mừng nói.
Cuối năm 2020 xã Nguyễn Úy được UBND huyện Kim Bảng chọn đăng ký xây dựng xã NTM kiểu mẫu năm 2021. Ảnh: Hồng Nhân.
Nguyễn Úy là xã có địa hình bằng phẳng, nằm ở phía bắc huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Trong đó dân số toàn xã 6717 nhân khẩu, với 2116 hộ, phân bố tại 5 thôn.
Cuối năm 2020 xã Nguyễn Úy được UBND huyện Kim Bảng chọn đăng ký xây dựng xã NTM kiểu mẫu năm 2021. Đảng ủy – UBND xã Nguyễn Úy đã bắt tay ngay vào xây dựng đề án, kế hoạch triển khai thực hiện. Sau quá trình triển khai thực hiện với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị đến nay cùng với việc nâng cao các tiêu chí nông thôn mới xã đã hoàn thành các nhóm tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu với tiêu chí nổi trội về môi trường.
Trao đổi với phóng viên Dân Việt, ông Trương Văn Khang – Chủ tịch UBND xã Nguyễn Úy cho biết, việc xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu không hề dễ dàng, địa phương huy động nhân lực, vật lực, sau khoảng 2 năm phấn đấu, đến nay cơ bản đã đạt được những kết quả bước đầu.
Ông Trương Văn Khang – Chủ tịch UBND xã Nguyễn Uý tự hào kể với phóng viên Dân Việt kết quả trong việc xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu tại địa phương.
“Tiêu chí nổi trội chúng tôi chọn để làm mục tiêu phấn đấu là môi trường, đến nay đã cơ bản hoàn thành. Qua quá trình xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, mới thấy sự ủng hộ của người dân là cực kì quan trọng. Khâu tuyên truyền để cho người dân hiểu, người dân nắm rõ là yếu tố tiên quyết”, ông Khang nói.
Do đăng kí nổi trội nên vấn đề môi trường tại xã Nguyễn Úy được chú ý đặc biệt, từ các con số đã nói lên thành tích mà chính quyền và người dân nơi đây đạt được.
Cụ thể, tỷ lệ chất thải rắn được thu gom và xử lý theo quy định đạt từ 90% trở lên. Tỷ lệ rác thải sinh hoạt được phân loại, áp dụng biện pháp xử lý phù hợp đạt từ 60% trở lên. 98% chất thải rắn trên địa bàn được thu gom và vận chuyển về bể trung chuyển của xã. 61% rác thải sinh hoạt được phân loại, áp dụng biện pháp xử lý phù hợp.
Xã Nguyễn Uý đầu tư 4.000 thùng đựng rác có nắp đậy, với dung tích 18 lít/thùng.
Theo vị lãnh đạo xã Nguyễn Úy, trước đây hầu hết rác thải chưa được các gia đình quan tâm đúng mức. Thói quen của người dân là tất cả các loại rác đều được bỏ chung một thùng rác/ bao tải rác và đổ tập trung ra bãi rác. Chính vì vậy lượng rác thải tại các bể rác thường xuyên quá tải, gây tốn kém và khó khăn trong quá trình quản lý và xử lý rác thải, gây ô nhiễm môi trường.
“Chúng tôi xác định công tác phân loại rác thải tại nguồn là việc làm hết sức cần thiết để giảm lượng rác thải tại bể trung chuyển. Năm 2021, UBND xã xây dựng và triển khai kế hoạch phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn. Chúng tôi đầu tư 4.000 thùng đựng rác có nắp đậy, với dung tích 18 lít/thùng. Mỗi hộ gia đình được cấp 2 thùng để đựng riêng rác thải hữu cơ và vô cơ.
Nhờ hoàn thành tốt việc thu gom rác, đường làng ngõ xóm tại xã Nguyễn Úy luôn xanh-sạch-đẹp.
HTXDVNN là đơn vị chịu trách nhiệm về phương tiện, nhân lực và quản lý dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải. Sau thời gian triển khai đề án phân loại rác thải tại nguồn, 100 % rác thải thu gom được phân loại tại hộ. Trong đó khoảng 45% (36 tấn) rác thải hữu cơ được làm thức ăn chăn nuôi và ủ thành phân bón; 16% (12,8 tấn) rác tái chế như giấy báo, thùng carton, vỏ chai, lon, sắt thép…được bán cho cơ sở thu mua phế liệu.
Lượng rác thải sinh hoạt thu gom trên địa bàn xã được đưa về nhà máy xử lý đã giảm còn 48 tấn (giảm 39 %) so với trước khi phân loại”, vị lãnh đạo UBND xã Nguyễn Uý thông tin.
Bên cạnh thu gom, việc xử lý rác là khâu cực kì quan trọng. Rác thải vô cơ tập kết tại bể trung chuyển, được công ty cổ phần môi trường Hà Nam thu gom, xử lý đểu đặn. Rác thải hữu cơ được xử lý bằng phương pháp tận dụng làm phân bón hữu cơ vi sinh. Ủy ban xã triển khai xây dựng bể xử lý rác thải quy mô 1.000 m2 xa khu dân cư, có hàng rào cây xanh xung quanh, đảm bảo theo đúng thiết kế, quy định.
Đường làng, ngõ xóm đường mở rộng, đầu tư, xây mới.
Video đang HOT
Đối với rác thải như rơm, rạ (80-85%) được xử lý ngay tại đồng ruộng bằng phương pháp cày lật đất, ngâm ủ nước, số còn lại để làm thức ăn chăn nuôi. Chất thải trong chăn nuôi được thu gom ủ phân vi sinh, qua hầm biogas để xử lý, sau đó sử dụng bón ruộng, trồng hoa, cây cảnh. Các loại rác thải nguy hại như vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng, UBND xã đã đặt 150 bể chứa bao bì thuốc bảo vệ thực vật tại các vị trí phù hợp trên các cánh đồng.
Ngoài ra, HTXDVNN phối hợp với Hội CCB, Hội nông dân phát động hội viên tổ chức thu dọn vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên các xứ đồng 2 lần/năm sau thời điểm bà con phun thuốc cho cây lúa vụ chiêm và vụ mùa.
Từ đó sản xuất nông nghiệp từng bước hướng đến sản xuất nông nghiệp khoa học, sản phẩm đảm bảo chất lượng an toàn, bảo vệ sức khỏe cho người dân, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Đối với rác thải y tế được chia ra làm hai loại gồm chất thải y tế thông thường và chất thải y tế nguy hại. Trong đó chất thải y tế thông thường chiếm khoảng 80-90%, chỉ khoảng 10-20% là chất thải y tế nguy hại bao gồm chất thải lây nhiễm và chất thải nguy hại không lây nhiễm. Hàng năm trạm y tế thu gom và vận chuyển loại rác này đến trung tâm y tế huyện để đưa đi xử lý theo quy định.
Bên cạnh đó, xã Nguyễn Úy có từ 70% trở lên số tuyến đường xã, thôn, có rãnh thoát nước và được trồng cây bóng mát hoặc trồng hoa, cây cảnh toàn tuyến.
Xã Nguyễn Uý có từ 70% trở lên số tuyến đường xã, thôn, có rãnh thoát nước và được trồng cây bóng mát hoặc trồng hoa, cây cảnh toàn tuyến.
Để duy trì cảnh quan môi trường luôn sáng-xanh- sạch- đẹp, Đảng ủy xã Nguyễn Úy đã giao cho 5 hội đoàn thể chăm sóc đường hoa chiều tím, các nhà trường trồng và chăm sóc đường hoa trước cổng trường, các thôn trồng và chăm sóc các tuyến đường thôn, đường liên thôn.
Nhiều phong trào, mô hình về bảo vệ môi trường được duy trì có hiệu quả. Các đoàn thể thành lập các câu lạc bộ bảo vệ môi trường trên các lĩnh vực tiêu biểu như: CLB hội cựu chiến binh với “mô hình trồng chăm sóc đường hoa cây xanh”, CLB phụ nữ với “mô hình hạn chế rác thải nilong và rác thải nhựa”, “con đường phụ nữ tự quản”, “phụ nữ 5 không, 3 sạch”, cùng với MTTQ thực hiện”mô hình ủ phân hữu cơ vi sinh bằng thùng compost”; CLB Hội nông dân với “mô hình hạn chế rác thải nguy hại trên đồng ruộng”; Đoàn thanh niên với mô hình “dòng sông, kênh mương không rác thải”, “ngày chủ nhật xanh”, …
Tập trung phát triển kinh tế địa phương trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu
Bên cạnh tập trung các vấn đề về môi trường, giáo dục, y tế, chính quyền và nhân dân xã Nguyễn Úy cũng tập trung phát triển kinh tế, phát triển sản xuất theo hướng bền vững, chất lượng.
Về tổ chức sản xuất, xã Nguyễn Úy đã có vùng sản xuất hàng hóa tập trung đối với sản phẩm chủ lực đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, kinh doanh hiệu quả, thích ứng với biến đổi khí hậu. Diện tích đất nông nghiệp của xã là 447,74 ha chủ yếu là sản xuất lúa hàng hóa, cây màu, cây ăn quả.
Xã Nguyễn Úy đã có vùng sản xuất hàng hóa tập trung đối với sản phẩm chủ lực đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, kinh doanh hiệu quả, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Vùng sản xuất lúa hàng hóa đươc quy hoạch mô hình cánh đồng mẫu lớn sản xuất giống chất lượng cao là 60,3 ha/vụ. Vùng sản xuất cây màu chủ lực là dưa chuột, bí đỏ mật cao sản, ngô nếp HN88. Vùng cây ăn quả có diện tích trồng cây ăn quả trên địa bàn xã là 58 ha chủ lực là sản phẩm vải lai u trứng tại thôn Cát Thường, Phù Lưu 1, Phù Lưu 2.
Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất được đảm bảo, hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng có quy mô, kết cấu đáp ứng yêu cầu sản xuất.
Trên địa bàn xã có 2 HTX kiểu mới liên kết làm ăn có hiệu quả.
Nông dân Nguyễn Uý phấn khởi thu hoạch dưa chuột.
Một là HTX DVNN Nguyễn Úy. Nhiệm vụ chủ yếu của HTXDVNN là tham mưu giúp chính quyền địa phương điều hành và phát triển sản xuất nông nghiệp. Đồng thời tổ chức hoạt động các dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn như dịch vụ thuỷ nông, cung ứng vật tư nông nghiệp, giống cây trồng các loại và chuyển giao KHKT, BVTV, cơ giới hoá trong nông nghiệp và các dịch vụ khác.
Doanh thu, chi phí và lãi của HTXDVNN phụ thuộc vào hoạt động của các khâu dịch vụ. Qua tổng kết đánh giá hàng năm khâu dịch vụ đều có lãi và bổ sung vốn quỹ vào quỹ của HTX. Năm 2019, 2020 doanh thu là hơn 2,7 tỷ đồng/năm. Dự kiến doanh thu năm 2021 là 2,8 tỷ đồng.
Giao thông thuận lợi, tạo điều kiện cho kinh tế tại Nguyễn Úy phát triển.
Hai là HTX cây ăn quả Nguyễn Úy được thành lập với 30 thành viên. Hoạt động chính của HTX là hỗ trợ các thành viên xây dựng vùng trồng cây vải Lai U Trứng an toàn, đạt năng suất, chất lượng cao; cung ứng vật tư nông nghiệp liên quan đến sản xuất cây ăn quả, đặc biệt là cây vải Lai; tư vấn và tiếp cận khoa học kỹ thuật tiên tiến áp dụng vào sản xuất; tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, giúp phát triển kinh tế hộ gia đình.
Về thu nhập của người dân, đây là tiêu chí quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, tạo đà cho phát triển kinh tế – xã hội, chính quyền xã Nguyễn Úy đã triển khai nhiều chương trình sản xuất nông nghiệp, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất góp phần quan trọng trong nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn thời gian qua.
Trồng dưa chuột đem lại lợi nhuận tốt cho bà con nông dân tại Nguyễn Uý.
HIện nay, địa bàn xã có 100 lao động đi làm tại các nước Nhật Bản, Hàn Quốc với mức lương bình quân 30 – 35 triệu đồng/người/tháng. Có 225 hộ dân kinh doanh nhà nghỉ, với mức thu nhập 15-20 triệu đồng/người.
Kết quả, thu nhập bình quân đầu người của xã Nguyễn Úy năm 2021 đạt 78,36 triệu đồng/người/năm.
Sáng 7/12, nhiều địa phương ghi nhận số mắc mới Covid-19 cao chưa từng có
Hà Nội lần đầu ghi nhận gần 800 ca mắc mới Covid-19 trong ngày. Cần Thơ lần đầu vượt TPHCM về số ca mắc mới.
Hàng loạt địa phương ca mắc Covid-19 cộng đồng gia tăng.
Hà Nội: 774 ca dương tính, 280 F0 cộng đồng
Ngày 6/12, Hà Nội ghi nhận số mắc mới Covid-19 cao nhất kể từ khi bùng phát dịch. Theo đó, 774 ca dương tính SARS-CoV-2 được xác nhận, trong đó có 280 ca cộng đồng.
Phân bố 774 bệnh nhân tại 245 xã, phường, thị trấn thuộc 29/30 quận, huyện: Đống Đa (112); Chương Mỹ (94); Nam Từ Liêm (74); Đông Anh (46); Cầu Giấy (42); Ba Đình, Gia Lâm, Thanh Xuân (40); Hoàng Mai (34); Mê Linh (28), Thanh Trì (21); Hai Bà Trưng (19); Ba Vì (18); Bắc Từ Liêm (17); Hoài Đức (16); Tây Hồ, Hà Đông (15); Thường Tín, Sóc Sơn (14); Hoàn Kiếm, Đan Phượng (12); Long Biên (10); Thanh Oai, Phúc Thọ (8); Quốc Oai (7); Sơn Tây (6); Thạch Thất (4); Mỹ Đức, Tây Hồ (3); Ứng Hòa, Phú Xuyên (một).
Hà Nam: Phát hiện 5 F0 mới
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam, trong ngày 6/12 trên địa bàn tỉnh Hà nam ghi nhận 5 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Trong số 5 trường hợp ghi nhận, có 4 bệnh nhân ở xã Tân Sơn, huyện Kim Bảng, một bệnh nhân ở xã Tiêu Động, huyện Bình Lục.
Nam Định: Thêm 53 ca Covid-19
Theo thông tin từ Sở Y tế Nam Định, trong ngày 6/12 trên địa bàn tỉnh Định phát hiện 53 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Trong đó có 20 ca cộng đồng (riêng huyện Vũ Bản có 16 ca cộng đồng) và 33 ca phát hiện trong khu cách ly phong tỏa.
Thái Bình: 29 F0
Ngày 6/12, tỉnh Thái Bình ghi nhận 29 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 mới, trong đó khu vực cách ly y tế 21 trường hợp; 8 trường hợp tại cộng đồng (5 trường hợp ở huyện Đông Hưng; một trường hợp tại huyện Hưng Hà; một trường hợp ở huyện Tiền Hải và một trường hợp ở thành phố Thái Bình). Tính từ ngày 10/11/2021 đến nay, Thái Bình đã ghi nhận 1.297 ca mắc mới.
Thanh Hóa: Thêm 83 ca mắc mới
Ngày 6/12, tỉnh Thanh Hóa ghi nhận 83 ca mắc Covid-19 mới; trong đó, 33 trường hợp phát sinh trong tỉnh, 50 trường hợp trở về từ các tỉnh, thành phố khác đang cách ly theo quy định.
Hiện Thanh Hóa đã ghi nhận 3.052 bệnh nhân Covid-19, có 1.875 người điều trị khỏi được ra viện, 12 bệnh nhân tử vong. Đến nay, Thanh Hóa đã triển khai tiêm gần 3 triệu mũi vaccine phòng Covid-19.
Nghệ An: 149 ca Covid-19, chủ yếu không có triệu chứng
Tỉnh Nghệ An ghi nhận 149 trường hợp mắc Covid-19, trong đó, có 18 ca ngoài cộng đồng. Các ca cộng đồng được phát hiện tại huyện TP Vinh, Quỳnh Lưu, Hưng Nguyên, thị xã Thái Hòa, Thanh Chương và huyện Nghĩa Đàn. Số ca mắc Covid-19 không có triệu chứng chiếm số lượng lớn với 113 trường hợp.
Ngành y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại TP Vinh (Ảnh: Hoàng Lam).
Trong ngày, tỉnh Nghệ An có 109 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh và ra viện, không ghi nhận ca tử vong, hiện đang điều trị cho 1.087 bệnh nhân Covid-19.
Hà Tĩnh: Ghi nhận 20 ca mắc mới
Ngày 6/12, Hà Tĩnh ghi nhận 20 ca mắc Covid-19, tất cả đã được cách ly trước đó.
Đến nay, Hà Tĩnh phát hiện 715 ca mắc Covid-19, số bệnh nhân đang điều trị là 344 người.
Quảng Bình: 27 ca mắc Covid-19 trong cộng đồng
Ngày 6/12, Quảng Bình phát hiện 27 ca dương tính với SARS-CoV-2, đều trong cộng đồng.
Trong ngày, tại Quảng Bình cũng có thêm 50 bệnh nhân Covid-19 khỏi bệnh và xuất viện. Đến nay, Quảng Bình đã ghi nhận tất cả 2.810 ca mắc Covid-19, trong đó 2.490 người đã khỏi bệnh và xuất viện, 314 người đang tiếp tục điều trị.
Quảng Bình đã triển khai tiêm được trên 920.000 mũi vaccine phòng Covid-19, trong đó có trên 381.000 người đã tiêm đủ 2 mũi.
Quảng Trị: Thêm 27 ca mắc Covid-19
Ngày 6/12, tỉnh Quảng Trị ghi nhận 27 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2; trong đó, 10 trường hợp phát hiện qua giám sát cộng đồng, 4 trường hợp trong khu cách ly tập trung, còn lại nằm trong các khu phong tỏa và cách ly tại nhà.
Quảng Trị tập trung tiêm vaccine cho học sinh các địa phương (Ảnh: Cổng TTĐT Quảng Trị).
Đến nay, Quảng Trị ghi nhận 1.126 trường hợp mắc Covid-19, 275 trường hợp đang điều trị. Đặc biệt, trong ngày có 42 bệnh nhân khỏi bệnh, xuất viện.
Đến ngày 6/12, tỉnh Quảng Trị đã tiêm vaccine cho 776.071 người.
Miền Tây gia tăng nhanh ca mắc mới, tử vong
Ngày 6/12, Cần Thơ ghi nhận 1.152 ca nhiễm SARS-CoV-2 (vượt số ca mắc mới ở TPHCM), nâng số ca mắc lên 33.109 ca, đã điều trị khỏi 15.319 người. Trong ngày địa phương này có 14 ca tử vong nâng số ca tử vong lên 254.
Bệnh nhân Covid-19 được đến điều trị tại Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ (Ảnh: Bảo Kỳ).
Sóc Trăng có 894 ca mắc Covid-19, trong đó số ca nhiễm qua truy vết, sàng lọc trong đó có 515 ca cộng đồng. Số ca cộng dồn 22.729, đã điều trị khỏi 14.435, trong ngày 3 ca tử vong, nâng tổng số lên 130 ca.
Bến Tre ghi nhận thêm 712 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 699 ca cộng đồng. Tổng số ca mắc cộng dồn 11.469, ca điều trị khỏi 5.163; Số ca tử vong cộng dồn 71.
Đồng Tháp ghi nhận 695 ca mắc Covid-19 mới, trong đó, 212 ca cộng đồng. Tổng số ca mắc cộng dồn là 25.915 ca, đã điều trị khỏi 17.931. Trong ngày tử vong 3 ca, nâng số ca tử vong lên 307 ca.
Vĩnh Long ghi nhận 535 trường hợp nghi nhiễm, trong đó có 335 ca cộng đồng, trong ngày thêm 6 ca tử vong nâng tổng số lên 117.
Bạc Liêu có 481 ca có kết quả RT-PCR khẳng định dương tính với virus SARS-CoV-2. Trong đó 217 ca cộng đồng. Số ca tử vong trong ngày 2, nâng số tử vong lên 140 trường hợp.
Trong ngày Cần Thơ ghi nhận ca mắc Covid-19 cao nhất cả nước (Ảnh: HT).
Trà Vinh ghi nhận 466 ca mắc, gồm 364 ca cộng đồng, 71 ca trong khu cách ly, 20 ca tại cơ sở y tế, 9 ca trong khu phong tỏa và 2 ca là người ngoài tỉnh về; trong ngày thêm 3 ca tử vong, cộng dồn 58 ca.
An Giang ghi nhận 325 trường hợp mắc Covid-19, điều trị khỏi bệnh 458 trường hợp. Tổng số F0 từ ngày 15/4 đến nay là 25.423 trường hợp. Trong ngày có 19 trường hợp tử vong, lũy kế bệnh nhân tử vong là 502 ca.
Tiền Giang có 285 ca F0, trong đó 58 ca cộng đồng, 227 ca trong khu cách ly. Đến nay, tỉnh này đã ghi nhận 26.073 ca mắc Covid-19, đã điều trị khỏi20.722 trường hợp. Trong ngày có 10 ca tử vong, nâng tổng số lên 595 ca.
Kiên Giang phát hiện 229 F0, trong đó 97 ca cộng đồng. Tổng số ca mắc cộng dồn 22.434, ca điều trị khỏi 18.708.
Sáng 4/12, F0 trải khắp các tỉnh cả nước, miền Tây tiếp tục là điểm nóng Các tỉnh phía bắc số F0 được khống chế. Cần Thơ là địa phương có số F0 tăng nhanh nhất trong vùng miền Tây, ghi nhận 1.153 ca mắc Covid-19 trong ngày. Bến Tre ghi nhận 495 ca đều là F0 cộng đồng. Hà Nam phát hiện 3 F0 Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam, ngày 3/12 trên địa...