Hạ mạnh một loạt lãi suất điều hành lúc này sẽ tác động thế nào lên tỷ giá, lạm phát?
Chỉ số CPI bình quân 2 tháng đầu năm 2020 đã tăng 5,91% so với cùng kỳ năm trước, là mức cao nhất trong 7 năm (cách xa mục tiêu 4%). Vậy, việc giảm mạnh lãi suất điều hành của NHNN vào lúc này có gây thêm áp lực cho lạm phát?
Ngày 16/3/2020, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định hạ một loạt lãi suất điều hành, theo đó lãi suất tái cấp vốn giảm từ 6% xuống 5%; lãi suất OMO giảm từ 4% xuống 3,5%; trần lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ 5% xuống 4,75%; lãi suất cho vay các lĩnh vực ưu tiên từ 6% xuống 5,5%; lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc là 1%…
Trước động thái “mạnh tay” của NHNN, chúng tôi có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính, Học viện tài chính để hiểu rõ tác động của chính sách này tới nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh lạm phát cao.
PV: Theo ông, việc NHNN hạ lãi suất điều hành từ ngày 17/3 sẽ có tác động thế nào đến lạm phát trong thời gian tới?
TS. Nguyễn Đức Độ: Hiện tại, lạm phát so với cùng kỳ năm trước tương đối cao, ở mức 5,4%. Nguyên nhân CPI tăng cao chủ yếu là do các cú sốc từ phía cung. Điển hình nhất là việc giá thịt lợn tăng mạnh trong nửa năm qua đã khiến cho giá thực phẩm tăng tới 12% so với cùng kỳ năm trước và là yếu tố quan trọng nhất khiến lạm phát vượt mức 4%. Nhưng nếu lấy lạm phát cơ bản làm thước đo, thì giá cả mới tăng khoảng 3% trong vòng một năm qua.
Tác động của các cú sốc từ phía cung như giá thịt lợn, giá xăng dầu, giá dịch vụ y tế và giáo dục sẽ giảm dần trong thời gian tới và lạm phát CPI so với cùng kỳ năm trước sẽ dần tiệm cận mức lạm phát cơ bản. Nếu dự báo tốc độ tăng CPI trung bình năm 2020 xoay quanh mức 4%, thì một số lãi suất điều hành như lãi suất tái cấp vốn, trần lãi suất tiền gửi ngắn hạn sau khi điều chỉnh vẫn ở mức thực dương. Đó là chưa kể các lãi suất huy động và cho vay trung-dài hạn vẫn được neo ở mức cao, nên quyết định hạ lãi suất điều hành của NHNN sẽ không ảnh hưởng nhiều đến lạm phát trong thời gian tới.
Điều đáng quan tâm hiện nay là lạm phát cơ bản đang có xu hướng tăng. Một mặt, sự gia tăng của lạm phát cơ bản có thể do giá thịt lợn tác động chéo hay do kinh tế trong vài năm gần đây tăng trưởng cao hơn mức tiềm năng – khoảng 6,5%. Tuy nhiên, mặt khác, cũng không thể bỏ qua yếu tố tiền tệ, khi cung tiền và tín dụng những năm gần đây tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng GDP danh nghĩa. Khi các thị trường tài sản chững lại, khả năng hấp thụ tiền kém hơn, nguồn tiền gia tăng này có thể đi vào thị trường hàng hoá và gây áp lực lên giá cả.
Trong năm nay, khi kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm, thậm chí khả năng cao sẽ rơi vào suy thoái, áp lực lạm phát sẽ không quá lớn, mặc dù lạm phát trung bình có thể vẫn cao hơn mức mục tiêu là 4%, nếu giá thịt lợn giảm chậm. Tuy nhiên, sang năm 2021-2022 khi kinh tế phục hồi, giá dầu tăng trở lại, áp lực lạm phát sẽ không nhỏ nếu lạm phát cơ bản vẫn duy trì ở mức 3% hoặc cao hơn. Trong bối cảnh hiện nay, để đảm bảo mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô NHNN nhiều khả năng sẽ giữ tốc độ tăng trưởng cung tiền và tín dụng ở mức ít nhất là không cao hơn mức tăng trưởng GDP danh nghĩa.
Còn tỷ giá sẽ biến động thế nào sau động thái hạ lãi suất của NHNN, thưa ông?
Video đang HOT
Về tổng thể, tỷ giá trong năm 2020 sẽ vẫn ổn định cho dù các đồng tiền trên thế giới có thể dao động mạnh. Lý do chính là Việt Nam vẫn nằm trong danh sách các nước cần theo dõi về chính sách tiền tệ và ngoại hối của Bộ Tài chính Mỹ, nên NHNN sẽ rất thận trọng trong việc sử dụng chính sách tỷ giá để hỗ trợ nền kinh tế. Lượng dự trữ ngoại hối khoảng 80 tỷ USD sẽ giúp NHNN đảm bảo mục tiêu ổn định tỷ giá này.
Bên cạnh đó, các yếu tố về cung – cầu ngoại tệ nhiều khả năng cũng sẽ không bất lợi. Cán cân thương mại hiện vẫn cân bằng. Mặc dù xuất khẩu tăng chậm lại do dịch covid-19 cũng như kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, nhưng nhu cầu nhập khẩu cũng tăng trưởng chậm lại tương ứng với xuất khẩu. Các nguồn ngoại tệ khác như kiều hối, FDI trong năm nay có thể không cao như năm 2019, nhưng khả năng vẫn ổn. Việc Fed hạ lãi suất, bơm tiền vào nền kinh tế có thể khiến các dòng vốn đầu tư gián tiếp dồi dào hơn trong năm nay và năm sau.
Như vậy, tổng quan ông đánh giá thế nào về quyết định giảm một loại lãi suất điều hành của NHNN thời điểm này?
Mặc dù việc hạ lãi suất điều hành có thể không tác động nhiều đến lãi suất thị trường, nhất là lãi suất trung – dài hạn cũng như nền kinh tế, nhưng về tổng thể, chính sách này, theo tôi, cũng sẽ không gây tác động tiêu cực đến mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô.
Ngọc Bích ( Toquoc.vn)
Kỳ vọng gì về kinh tế, tỷ giá và lạm phát năm 2020?
Kinh tế năm sau nhiều khả năng sẽ đứng trước nhiều khó khăn hơn, dẫn đến vấn đề định hướng hướng đi cho tỷ giá cũng đứng trước nhiều thách thức...
ảnh minh họa
Ông Ngô Đăng Khoa - Giám đốc Toàn quốc Khối kinh doanhh tiền tệ và thị trường vốn Ngân hàng HSBC Việt Nam vừa đưa ra một số nhận định về tình hình kinh tế Việt Nam, chính sách tiền tệ, áp lực lạm phát năm 2019 và những kỳ vọng trong năm 2020.
Kinh tế Việt Nam năm 2019 "tương đối thành công"
Theo ông Ngô Đăng Khoa, Việt Nam đã có một năm 2019 tương đối thành công về mặt kinh tế khi duy trì được tăng trưởng bền vững trong bối cảnh suy giảm thương mại toàn cầu và các rủi ro vĩ mô nảy sinh và gia tăng trong suốt năm. Không như nhiều nền kinh tế châu Á khác vốn đang gặp nhiều thách thức để duy trì tăng trưởng và vượt qua rủi ro, Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng ấn tượng 7% trong quý III.2019, quan trọng hơn, tăng trưởng được duy trì chủ yếu do khu vực sản xuất và bán lẻ.
Ngành sản xuất tăng trưởng mạnh là đầu tàu kéo thương mại phát triển. Cụ thể, 11 tháng đầu năm 2019 chứng kiến mức thăng dư thương mại kỷ lục với mức xuất siêu 11 tháng năm 2019 lên đến 9,1 tỷ USD, đặc biệt nhờ vào đóng góp từ lĩnh vực điện thoại và linh kiện. Xuất khẩu của Việt Nam, mặc dù giảm nhẹ so với năm trước, vẫn đạt khoảng 8% so với cùng kỳ, tính tới thời điểm tháng 11 năm nay, trong bối cảnh chiến tranh thương mại đang tạo ra những bất ổn trong kinh tế thế giới. Đây là mức tăng trưởng khá ấn tượng so với các nước khác trong khu vực.
Bên cạnh đó, bán lẻ được kỳ vọng vượt qua mức của năm 2018, tăng 12,6% so với cùng kỳ tính tới tháng 11. Cụ thể, vận tải, đồ uống và thực phẩm, quần áo đều đang phát triển mạnh mẽ. Chúng tôi kỳ vọng mức tăng trưởng sẽ được duy trì một cách bền vững trong điều kiện vốn FDI đang và sẽ tiếp tục đổ vào nền kinh tế.
Về FDI, chúng ta đã thấy dòng vốn chuyển hướng qua Việt Nam, củng cố vị thế ngành sản xuất. Trong ba quý đầu năm, dòng vốn đăng ký mới đã đổ vào ngành sản xuất, cụ thể là điện tử. Trong khi đó, vốn thực hiện cao nhất trong nhiều năm trở lại đây, đạt 17,6 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước.
Chính sách tiền tệ thành công, VND ổn định hiếm có
Về điều hành chính sách tiền tệ, lãnh đạo HSBC Việt Nam nhận xét, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có một năm thành công khi sử dụng những chính sách hợp lý, linh hoạt để ổn định tỷ giá, kiềm chế lạm phát nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vĩ mô. Trong năm, cơ quan điều hành đã chủ động sử dụng một loạt các công cụ thị trường tiền tệ như hạ lãi suất điều hành, hạ lãi suất thông qua kênh tín phiếu/thị trường mở, hạ tỷ giá mua vào song song với việc điều chỉnh tăng dần tỷ giá trung tâm phù hợp với diễn biến thị trường.
Tiền Đồng tiếp tục nằm trong nhóm những đồng tiền ổn định nhất khu vực bất chấp những bất ổn địa chính trị và các sự kiện kinh tế trong và ngoài nước. Cặp tỷ giá USD/VNĐ gần như duy trì đà ổn định xuyên suốt trong hầu hết các tháng của 2019 và thậm chí VNĐ tăng giá so với đồng bạc xanh khi NHNN chủ động hạ giá mua vào ngày cuối tháng 11. Cụ thể, tỷ giá USD/VNĐ trên thị trường liên ngân hàng trong năm chỉ dao động trong biên độ tương đối hẹp và dao động quanh tỷ giá mua vào của NHNN ở mức 23.200 và sau đó là 23.175 khi NHNN hạ giá mua USD. Từ đó NHNN cũng mua được lượng lớn ngoại tệ, gia tăng dự trữ ngoại hối lên mức cao kỷ lục từ trước tới nay.
Đáng lưu ý, trong bối cảnh thị trường toàn cầu chứng kiến nhiều biến động, đặc biệt là cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc có nhiều diễn biến khó lường khiến đồng Nhân Dân Tệ (CNY) của Trung Quốc mất giá xuống mức thấp nhất trong 11 năm qua, tiền Đồng vẫn giữ được xu hướng ổn định. Xu hướng này càng rõ nét hơn khi Trung Quốc là một trong ba đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.
Lạm phát thấp hơn mục tiêu
Áp lực về lạm phát được kiểm soát với mức trung bình 2,6% tính tới thời điểm tháng 11, hạ từ mức 3,5% năm 2018 và thấp hơn nhiều so với mục tiêu "dưới 4%" mà NHNN đã đề ra từ đầu năm.
Bên cạnh đó, nguy cơ giảm tốc tăng trưởng của các nền kinh tế trong khu vực cũng như các đối tác thương mại chủ chốt của Việt Nam như Trung Quốc lục địa, Mỹ và EU. Các thị trường này chiếm tới một nửa tổng khối lượng xuất khẩu của Việt Nam do đó xuất khẩu sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nếu có sự suy giảm về cầu, từ đó tác động tới tăng trưởng chung của cả nước. Với lạm phát, mặc dù ở môi trường triển vọng về giá dầu giảm, lạm phát có thể được kiểm soát tuy nhiên, theo ông Ngô Đăng Khoa, trong những tháng cuối năm chỉ số CPI có dấu hiệu tăng nhanh do giá thực phẩm tăng chịu ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi, đây cũng là tín hiệu đáng quan sát cho năm sau.
Một trong những thách thức lớn nhất của nền kinh tế Việt Nam là chi phí trả nợ vay
Đại diện HSBC Việt Nam cho rằng, một trong những thách thức lớn nhất của nền kinh tế Việt Nam là chi phí trả nợ vay khi Việt Nam không còn nằm trong số các nước được hưởng các khoản vay ưu đãi. Trong lúc đó, chúng ta vẫn cần cân đối giữa quản lý để giảm nợ và nhu cầu đầu tư vào cơ sở hạ tầng để hiện thực hóa các tiềm năng kinh tế. Một yếu tố cần lưu ý nữa là Việt Nam là nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào thương mại và bất cứ một sự suy giảm về cầu cũng có tác động tới tăng trưởng.
Trong bối cảnh đó phải xét tới thực tế là các nền kinh tế đối tác thương mại của Việt Nam sẽ giảm nhẹ tăng trưởng trong năm 2020. Và ông Khoa cho rằng, để có thể duy trì tăng trưởng trong năm sau, Việt Nam sẽ cần nhiều cải cách hơn nữa, đồng thời phát triển thị trường vốn nợ nội địa. Hiện tại, thị trường vốn của Việt Nam còn đi sau các nước trong khu vực khá xa, thị trường trái phiếu chính phủ có quy mô nhỏ nhất Đông Nam Á, vẫn còn dư địa để phát triển nếu chúng ta có và thực hiện đúng những kế hoạch cho trung và dài hạn.
Những kỳ vọng trong năm 2020
Bước sang năm 2020, theo ông Ngô Đăng Khoa, Việt Nam có cơ sở để kỳ vọng tỷ giá tiếp tục được điều hành theo cơ chế linh hoạt. Đáng chú ý, với việc dự trữ ngoại hối cao kỷ lục, NHNN có đủ công cụ và nguồn lực để điều hành tỷ giá theo hướng ổn định, đáp ứng cung-cầu thị trường. Tuy nhiên, vẫn có những thách thức cần quan sát và theo dõi như những bất ổn khi kinh tế toàn cầu có dấu hiệu chậm lại, cuộc chiến thương mại và Brexit đều chưa đến hồi kết, 2020 là năm bầu cử Tổng thống Mỹ, ...
Dẫu vậy, việc Việt Nam gần đây bị đưa vào danh sách theo dõi thao túng tỷ giá của Mỹ cũng là một tín hiệu đáng lo ngại. Nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam trong năm tới cũng có thể bị ảnh hưởng do tác động từ việc sụt giảm nhu cầu toàn cầu, do đó nguồn thu từ xuất khẩu có thể sẽ không còn được tích cực như trong năm nay. Xu hướng tỷ giá tiếp tục là biến số khó lường trong bối cảnh tình hình địa chính trị trên thế giới liên tục vận động. NHNN sẽ tiếp tục phối hợp với cơ quan điều hành chính sách điều hành thị trường theo hướng linh hoạt, chủ động để tránh tạo ra những cú sốc về tỷ giá, lãi suất. Và đại diện HSBC cho rằng kinh tế năm sau nhiều khả năng sẽ đứng trước nhiều khó khăn hơn, dẫn đến vấn đề định hướng hướng đi cho tỷ giá cũng đứng trước nhiều thách thức.
Về phía doanh nghiệp, đặc biệt với các doanh nghiệp có yếu tố XNK, các doanh nghiệp có khoản vay nước ngoài bằng ngoại tệ, theo ông Ngô Đăng Khoa, đứng trước những biến động khó lường của tỷ giá, doanh nghiệp cần chủ động sử dụng các công cụ phòng vệ tỷ giá, lãi suất, đặc biệt thông qua các sản phẩm phái sinh tiền tệ như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi lãi suất, ... dể đảm bảo chủ động trong hoạch định dòng tiền và cân đối lợi nhuận.
Tiêu dùng cá nhân của Việt Nam chiếm tới 75% trong tăng trưởng GDP năm năm gần đây nhất, chỉ đứng thứ hai sau Philippines về tỷ trọng trong GDP. Nền kinh tế cũng được hưởng lợi từ việc chuyển đổi lao động từ nông nghiệp qua các ngành đòi hỏi kỹ năng cao. Nền kinh tế của Việt Nam đang dần chuyển sang nền kinh tế tập trung vào tiêu dùng, chỉ số niềm tin tiêu dùng cũng thuộc hàng cao nhất trên thế giới do triển vọng tích cực về nghề nghiệp và tăng trưởng kinh tế. Tầng lớp trung lưu cũng đang gia tăng. Những điều này đang đem lại vị thế tích cực cho Việt Nam để có thể tận dụng các lợi thế cạnh tranh của mình.
Tùng Lâm (ghi theo báo cáo)
Theo Trí thức trẻ
Cách nào kiểm soát lạm phát năm 2020? Dù Quốc hội đặt mục tiêu lạm phát năm 2020 dưới 4% nhưng mới 2 tháng đầu năm, lạm phát cơ bản lên tới 3,1%. Trong khi đó, nền kinh tế dự báo gặp nhiều khó khăn do dịch Covid -19, giá thịt lợn vẫn neo cao. Giá thịt lợn gây sức ép lên lạm phát năm 2020 (Ảnh minh họa) Tổng cục...