Hà Lan đề xuất ý tưởng chống ngập bền vững cho TP.HCM
Đại sứ Hà Lan Elsbeth Akkerman cùng các chuyên gia đã đề xuất giải pháp xây dựng hệ thống chống ngập bền vững cho TP.HCM, trong đó chú trọng giải pháp tài chính mới.
Tại buổi tiếp và làm việc với Đại sứ Hà Lan Elsbeth Akkerman chiều 28/10, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân đã lắng nghe đề xuất của các chuyên gia và công ty Hà Lan về giải pháp chống ngập bền vững và lớn hơn cho TP.HCM, nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và tình trạng gia tăng dân số.
Theo các chuyên gia từ Hà Lan, TP.HCM hiện phải đối mặt với nhiều thách thức về nước, bao gồm nước biển dâng, đô thị hóa, lượng mưa gia tăng, lũ thượng nguồn lớn hơn và cả sụt lún đất.
Qua nghiên cứu thực địa và tích hợp giải pháp từ kinh nghiệm quản lý nước tại Hà Lan cũng như nhiều quốc gia khác, các chuyên gia nước này đề xuất Hệ thống chống ngập bền vững tích hợp lớn hơn cho TP.HCM, trong đó chú trọng giải pháp tài chính mới với việc áp dụng quan hệ đối tác công tư (PPP).
Đường Trần Não, quận 2, ngập trong biển nước do triều cường dâng cao 1,68 m. Ảnh: Quỳnh Danh.
Theo đề xuất của Hà Lan, hệ thống chống ngập sẽ huy động nguồn tài chính từ khối tư nhân, xây dựng và duy trì các công trình chống ngập. Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện và cấp giấy phép, cho phép mô hình kinh doanh theo khuôn khổ pháp lý hiện hành để tạo nguồn thu cho vận hành và bảo dưỡng công trình.
Trong đề xuất, các chuyên gia trình bày ý tưởng cho hệ thống công trình bảo vệ quận 2 và quận 9 (tức Vùng II, theo Quy hoạch của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn), với mục đích bảo vệ lũ từ sông và xây dựng hệ thống khu trữ nước mưa đa mục tiêu.
Tại khu vực trữ nước đa mục tiêu, Hà Lan đề xuất xây dựng một số công trình dịch vụ như bến thuyền, khu giải trí, sân golf…, tạo ra nguồn thu từ du lịch và các hoạt động khác.
Video đang HOT
Ước tính tổng kinh phí cho công trình bảo vệ Quận 2 và Quận 9 là 1.266 triệu USD. Mức độ chính xác của ước tính kinh phí ở giai đoạn thiết kế ý tưởng này là 40% đến -25%.
Theo các chuyên gia, nếu có thể hiện thực hóa ý tưởng, thành phố sẽ có được một hệ thống công trình chống ngập bền vững và kiên cường ở mức chi phí phải chăng cho Việt Nam.
Đại sứ Hà Lan Elsbeth Akkerman cũng nhận định TP.HCM có nhiều thế mạnh để phát triển khi tham gia mạng lưới thành phố thông minh của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
“Tôi rất tự hào về điểm tương đồng giữa Hà Lan và TP.HCM. Nếu TP đồng ý hợp tác với Hà Lan để phát triển thành phố thông minh và kêu gọi một số đối tác khác cùng tham gia vào mạng lưới này, TP. HCM có thể phát triển theo hướng bền vững và bao trùm”, bà Akkerman nói.
Thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa Hà Lan và Việt Nam được ký kết vào tháng 10/2010, ưu tiên cho hợp tác trong lĩnh vực thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý nước. Sau gần 10 năm triển khai, thỏa thuận tập trung chủ yếu vào lĩnh vực nâng cao chất lượng nước, cải thiện hệ thống cung cấp nước… ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
Đại sứ Hà Lan Elsbeth Akkerman và Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân tại buổi tiếp và làm việc chiều 28/10. Ảnh: Nguyễn Trinh.
Tuy nhiên, theo Đại sứ Akkerman, Việt Nam và Hà Lan còn có thể hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác, giúp TP.HCM trở thành thành phố đáng sống trong bối cảnh dân số ngày càng tăng.
“Tôi hy vọng đây là các hoạt động hợp tác chiến lược và lâu dài chứ không phải hợp tác một lần rồi kết thúc”, đại sứ Hà Lan nhấn mạnh.
Trước thiện chí và cam kết của phía Hà Lan, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân khẳng định Việt Nam rất coi trọng quan hệ với Hà Lan và Hà Lan cũng là đối tác quan trọng của TP.HCM.
“Chúng tôi xin khẳng định khi gặp khó khăn về nước và biến đổi khí hậu, chúng tôi sẽ luôn lắng nghe và tôn trọng ý kiến từ Hà Lan. Rất vui khi được học tập kinh nghiệm của các bạn”, Bí thư Nhân nói.
Theo Zing.vn
Buông lời đe doạ, kiếm tiền trên nỗi sợ hãi của người khác
Trước nỗi lo của cộng đồng về vấn đề ô nhiễm không khí, nước sạch, nhiều chủ shop đã tranh thủ reo rắc sự sợ hãi để kiếm lời.
Năm 2009, cả thế giới từng run rẩy trước thông tin dịch cúm A/H1N1 hoành hành toàn cầu, nhiều bệnh nhân thiệt mạng. Các quốc gia châu Âu giàu có như Pháp, Anh, Hà Lan,... dốc ngân sách chi hàng tỷ Euro mua vắc xin chống cúm và thuốc điều trị Tamiflu. Cuối cùng, sau khi điều tra cặn kẽ, người ta mới ngã ngửa khi biết rằng quy mô của "đại dịch" không hề lớn như Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tuyên truyền.
Kết quả là vài triệu liều vắc xin và thuốc Tamiflu bị tồn kho. Sự việc lớn đến mức các chuyên gia y tế châu Âu cáo buộc WHO nhận tiền của các hãng dược, thổi phồng nguy cơ dịch cúm A/H1N1 để bán thuốc kiếm lời. Mặc dù, WHO đã nhanh chóng bác bỏ cáo buộc trên, thế nhưng đến ngày nay sự thật của vấn đề vẫn là một dấu hỏi lớn. Chỉ biết rằng các hãng dược đã kiếm bộn tiền trước nỗi lo đại dịch.
WHO mất uy tín vì "nói quá" quy mô dịch cúm A/H1N1.
Tại Việt Nam, việc kinh doanh dựa trên nỗi sợ hãi cũng không phải chuyện xa lạ. Các gian hàng bán thực phẩm sạch, thực phẩm chức năng không biết vô tình hay hữu ý thỉnh thoảng lại nhắc tới bệnh ung thư, nỗi sợ lớn nhất trong lòng người dân. Có chủ shop rau quả hữu cơ còn mạnh dạn treo khẩu hiệu (slogans) trên Facebook: "Nếu bạn nghĩ thực phẩm hữu cơ đắt tiền, thế thì bạn không biết chi phí chữa trị ung thư tốn kém thế nào rồi". Thay vì quảng cáo chất lượng của sản phẩm, người chủ hàng ấy đã trắng trợn đe dọa các khách hàng của mình.
Những ngày qua, ngoài vấn đề thực phẩm bẩn, người dân Hà Nội còn phải gánh thêm hai nỗi lo mới. Đó là ô nhiễm không khí và nước sạch. Dĩ nhiên, đi tuyên truyền thông tin này nhiệt tình nhất không ai khác chính là các shop bán khẩu trang, máy lọc không khí, máy lọc nước.
Trên mạng xã hội Facebook, các chủ shop chia sẻ ngập tràn các bài viết về tác hại của bụi mịn, của chất Styren trong nước, kèm theo đó là lời quảng cáo sản phẩm trên mây. Tuy nhiên, sản phẩm bán ra có khi lại là hàng giả, hàng kém chất lượng hoặc không hề có tính năng như quảng cáo.
Nhân lúc cháy hàng khẩu trang, nhiều shop đã tranh thủ tuôn hàng nhái ra bán.
Trong đợt cao điểm ô nhiễm không khí vừa qua, trên thị trường có bán rất nhiều loại khẩu trang giả, xuất xứ Trung Quốc, giá chỉ bằng một nửa, một phần ba so với hàng chính hãng. Dĩ nhiên, những khẩu trang này không hề có khả năng ngăn bụi mịn.
Và hiện tại là các sản phẩm máy lọc nước RO đang được giới thiệu sở hữu tính năng lọc Styren. Dù vậy, tính năng này vẫn còn phải xem xét lại. Có ý kiến cho rằng, kích thước của dầu thải rất nhỏ nên sẽ dễ dàng lọt qua màng lọc RO. Các hãng sản xuất cũng chưa hề công bố kết quả xét nghiệm nước sau khi đã đi qua máy lọc.
Thực chất, chuyện tranh thủ cơ hội kinh doanh không hề xấu, nhưng nếu các shop lợi dụng nỗi sợ hãi của khách hàng để bán hàng giả, bán hàng không đúng quảng cáo thì đó lại là hành vi vô nhân đạo.
Người dân mua máy lọc nước để đối phó với dầu thải.
Sở dĩ xảy ra tình trạng gian thương dễ dàng lừa gạt người tiêu dùng như vậy một phần là do khủng hoảng thông tin. Quá nhiều thông tin nhiễu loạn khiến người dân "không biết đâu mà lần".
Sau khi bị dính cú lừa năm 2009, hội đồng châu Âu EC đã nhóm họp đề ra các quy trình, biện pháp kiểm soát thông tin trong trường hợp khẩn cấp, ngăn ngừa hành vi kiếm lời trên nỗi sợ hãi của cộng đồng trong tương lai.
Thiết nghĩ, tại Việt Nam cũng nên học theo kinh nghiệm này. Song song với việc xử lý sự cố, cần có cơ quan đứng ra hướng dẫn người dân, công bố danh sách những sản phẩm đạt chuẩn có thể sử dụng để khắc phục (trong trường hợp này là khẩu trang, máy lọc nước). Không để tình trạng người dân phải tự mò mẫm tìm hiểu như hiện nay.
Hoàng Hiệp
Theo vietnamnet
Nâng đường Nguyễn Hữu Cảnh thêm 1,2 m, dân lo nhà biến thành hầm Ngoài nguy cơ nhà biến thành hầm khi đường Nguyễn Hữu Cảnh nâng cao 0,5 tới 1,2 m, người dân còn phải đối mặt với tình trạng ùn tắc nghiêm trọng. Cơn mưa chiều 3/10 trút xuống đường Nguyễn Hữu Cảnh (phường 22, quận Bình Thạnh, TP.HCM) kéo dài 20 phút, nước đã tràn lên vỉa hè lênh láng. Vội vã lau sàn...