Hà Lan : Cấm mặc trang phục che kín toàn thân
Sau quá trình tranh luận dai dẳng kéo dài gần 1,5 thập niên, cuối cùng Nghị viện Vương quốc Hà Lan đã bỏ phiếu chấp thuận điều luật cấm mặc trang phục che kín toàn thân ở nơi công cộng, vì lý do an ninh cũng như giữ gìn mỹ quan đường phố.
Điều luật mới chính thức có hiệu lực trên toàn quốc kể từ đầu tháng 8-2019, theo đó tuyệt đối cấm mặc những kiểu phục sức truyền thống dạng burqa, hay niqab (ảnh) tại những tụ điểm công cộng, như quảng trường, trường học, bệnh viện, văn phòng, công sở, metro, xe buýt…
Ngoài ra các thiết bị che kín khuôn mặt khác như mặt nạ, hay mũ bảo hiểm xe máy khi không sử dụng phương tiện cũng bị cấm.
Bất cứ ai vi phạm đều bị cảnh sát phạt số tiền là 150 euro, nếu tái phạm sẽ tăng gấp 5 lần là 750 euro, đồng thời có thể bị truy tố ra tòa. Tuy nhiên, những người chỉ trích lệnh cấm gọi đây là sự xâm phạm vào quyền tự do tín ngưỡng.
Video đang HOT
Được biết, chỉ tính riêng trong 10 ngày đầu thực hiện lệnh cấm, đã có 39 trường hợp vi phạm trong đó có 22 phụ nữ mặc burqa hoặc niqab, cùng số tiền phạt tổng cộng là 11.340 euro.
T.Hường (theo AFP)
Theo cand.com.vn
Cố vấn an ninh Mỹ tố Nga ăn cắp công nghệ vũ khí siêu thanh
Trợ lý của Tổng thống Mỹ đặc trách vấn đề an ninh quốc gia John Bolton cáo buộc Nga ăn cắp công nghệ Mỹ, trong đó có công nghệ chế tạo vũ khí siêu thanh.
Trong một cuộc phỏng vấn với Đài Tiếng nói Mỹ, ông Bolton được yêu cầu bình luận về sự cố xảy ra tại bãi phóng thử nghiệm quân sự gần Severodvinsk.
" Sự cố này cho thấy rằng, mặc dù nền kinh tế Nga chỉ có quy mô tương đương với Hà Lan, nhưng Nga vẫn dành ra đủ tiền cho quốc phòng, để không chỉ hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân của mình, mà còn chế tạo các loại phương tiện mang vũ khí hạt nhân mới - gồm các thiết bị baysiêu thanh, tên lửa hành trình siêu thanh bị lấy cắp ở một mức độ lớn từ công nghệ Mỹ" - ông Bolton nói.
Ông John Bolton - trợ lý của Tổng thống Mỹ đặc trách vấn đề an ninh quốc gia. (Ảnh: EPA-EFE)
Theo trợ lý của Tổng thống Mỹ, " khả năng và nguy cơ tiềm ẩn về việc những công nghệ này có thể rơi vào tay các quốc gia khác vẫn đang là một vấn đề hiện hữu đối với nước Mỹ và các đồng minh".
" Không có nghi ngờ gì về điều đó" - ông Bolton khẳng định.
Trợ lý an ninh quốc gia Mỹ tin rằng sự cố tại cơ sở phóng thử nghiệm quân sự gần Severodvinsk cho thấy nỗ lực của Nga trong việc chế tạo các phương tiện mang vũ khí hạt nhân. " Đây là một ví dụ về việc Nga đang cố gắng đạt được tiến bộ công nghệ trong khả năng mang vũ khí hạt nhân. Rõ ràng, đã xảy ra sự cố ở đây" - ông nói.
Trước đó, phát ngôn viên của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov, đã từ chối bình luận về vụ việc này, đồng thời kêu gọi giới truyền thông tập trung vào thông tin của các tổ chức Nga, đặc biệt là tổ chức tiến hành cuộc thử nghiệm, chứ không phải là tuyên bố của giới lãnh đạo Mỹ.
Sự cố tại một bãi phóng thử nghiệm quân sự gần Severodvinsk (vùng Arkhangelsk, Nga) xảy ra vào ngày 8/8. Đến ngày 10/8, tập đoàn nhà nước Rosatom thông báo rằng 5 nhân viên của họ đã thiệt mạng và 3 người khác phải nhập viện trong vụ hỏa hoạn và nổ lớn khi tiến hành thử nghiệm loại tên lửa phóng từ mặt biển.
(Nguồn: TASS)
VĂN ĐỨC
Theo VTC
Nóng: MH17 bị bắn rơi, Ukraine bàn giao chứng cứ quan trọng Ukraine đã bàn giao hồ sơ tội phạm của 3 người Nga và 1 người Ukraine, những người bị nghi ngờ có liên quan đến vụ bắn hạ máy bay MH17 năm 2014, cho Hà Lan, Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) hôm nay cho biết. Mảnh vỡ máy bay Mh17. "Vào ngày 18/6/2019, 3 công dân Nga và 1 công dân Ukraine...