Hà Giang: Xây dựng nông thôn mới với tiêu chí “mềm”
Sau hơn 1 năm cán đích, chính quyền xã Vĩnh Phúc (Bắc Quang, Hà Giang) vẫn luôn xác định xây dựng NTM không chỉ kết thúc ở việc hoàn thành 19/19 tiêu chí mà cần giữ vững, củng cố và phát huy thành quả đạt được. Được biết, Vĩnh Phúc là xã thứ 5 trên địa bàn tỉnh và xã đầu tiên của huyện Bắc Quang đạt chuẩn NTM.
Anh Hoàng Hải Chư – Chủ tịch UBND xã Vĩnh Phúc cho biết: “Việc phấn đấu đạt xã chuẩn NTM đã khó, việc giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt lại càng khó. Nhất là khi xã được công nhận đạt chuẩn NTM trong điều kiện một số tiêu chí còn hơi “đuối”, là những tiêu chí mềm như: Môi trường, an ninh trật tự xã hội… Đây là những tiêu chí dễ thực hiện nhưng khó giữ, vì phải mất nhiều thời gian tuyên truyền, vận động nhân dân sao cho đạt hiệu quả”.
Theo thống kê của UBND xã Vĩnh Phúc, từ thời điểm đạt chuẩn NTM là tháng 9.2015, đến cuối năm 2016, trên địa bàn đã xảy ra 6 vụ việc nghiêm trọng gây thương tích nặng và án mạng tại địa phương. Riêng trong năm 2016, trên địa bàn xã xảy ra hàng chục vụ việc ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự xã hội. Phần lớn các vụ việc xảy ra đã được chính quyền kịp thời nắm bắt, xử lý, nhưng về lâu dài, để giữ vững ổn định còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Nhờ trồng cam, nhiều hộ dân ở xã Vĩnh Phúc đã có thu nhập khá. ảnh: M.H
Video đang HOT
Anh Thào Seo Phà – Trưởng thôn Vĩnh Sơn cho hay: “Bản thân mình với bà con trong xã không muốn bị mất điểm NTM đâu, nhưng có những điều không thể lường trước được. Ví dụ, với tiêu chí môi trường cũng có những lo ngại, bởi tiêu chí này khá nhạy cảm vì kết quả phụ thuộc nhiều vào ý thức của dân. Chỉ cần một vài người dân vứt rác, xả thải… gây ô nhiễm thì tiêu chí này sẽ bị lung lay. Hiện nay, bãi rác ở thôn Vĩnh Gia và Vĩnh Thành của xã Vĩnh Phúc cũng đã được quy hoạch nhưng chưa giải phóng được mặt bằng. Hay như tiêu chí tỷ lệ hộ nghèo, năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo của xã là 3,5%, nhưng theo chuẩn nghèo mới năm 2016 con số này lại tăng lên 5%…
Để giữ vững các tiêu chí “mềm”, ông Nguyễn Thái Tư – Bí thư Đảng ủy xã Vĩnh Phúc chia sẻ: “Xã đã tích cực đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân, đội ngũ cán bộ, nhất là “đảng viên đi trước, làng nước theo sau” gương mẫu đi đầu, nói và làm đúng thì dân sẽ tin và làm theo. Do đó, đội ngũ lãnh đạo, cán bộ xã đã luôn quan tâm, sâu sát ngay từ việc giải quyết đơn thư khiếu nại, mâu thuẫn, hòa giải ở cơ sở, nỗ lực giải quyết mọi vấn đề ngay từ lúc phát sinh. Với những dấu hiệu về mất an ninh trật tự, chính quyền xã đã chỉ đạo Ban Công an bám sát địa bàn, rà soát các đối tượng”.
Bên cạnh đó, xã Vĩnh Phúc tăng cường kiểm tra, thống kê những người mới nhập khẩu, đến tạm trú, tạm vắng, mới xuất hiện ở xã để nắm bắt thông tin cũng như chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức pháp luật, giữ gìn vệ sinh môi trường, văn hóa cho người dân…
Theo Dantri
Hải Phòng: Hơn 21 nghìn tỷ đồng xây dựng NTM giai đoạn 2017 - 2020
Con số này nằm trong Kế hoạch thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2017 - 2020 do HĐND TP Hải Phòng vừa thông qua.
Giai đoạn 2011-2016, Hải Phòng đã có 49 xã hoàn thành 19 tiêu chí NTM. Theo Kế hoạch trên, từ nay đến năm 2020, thành phố phấn đấu toàn bộ 90 xã còn lại về đích.
Ảnh minh họa
Một số chỉ tiêu quan trọng cũng được đề ra trong giai đoạn 2017-2020 như: Tăng trưởng GDP nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 2,7%/năm, giá trị trên đơn vị diện tích đất canh tác ước đạt hơn 100 triệu đồng/ha/năm. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng 1,8 - 2 lần so với năm 2015. 100% người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh. Trên 90% chất thải rắn nông thôn được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.
Giai đoạn 2017 - 2020, tổng kinh phí thực hiện Chương trình NTM là hơn 21 nghìn tỷ đồng, trong đó ngân sách hơn 6 nghìn tỷ đồng, vốn tín dụng hơn 9 nghìn tỷ đồng, còn lại là xã hội hóa và nhân dân đóng góp.
Ngân sách thành phố sẽ dành gần 2 nghìn tỷ đồng hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng các xã hoàn thành 19 tiêu chí NTM. Riêng năm 2017, có 25 xã phấn đấu về đích, mỗi xã được hỗ trợ 22 tỷ đồng. Thành phố còn hỗ trợ trên 400 nghìn tấn xi măng cho các xã xây dựng gần 2.600km đường giao thông nông thôn, hỗ trợ lãi suất vốn vay cải tạo, nâng cấp hệ thống cấp nước sạch nông thôn.
Với chủ trương xây dựng NTM gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, từ nay đến 2020, Hải Phòng cũng có kế hoạch cụ thể hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp. Trong đó, chủ yếu là hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao với tổng kinh phí hơn 2.700 tỷ đồng. Số tiền này chi cho giải phóng mặt bằng, thu hồi đất cho dự án nông nghiệp công nghệ cao; hỗ trợ xây dựng nhà lưới, vòm che trồng trọt, hệ thống làm mát chăn nuôi trang trại, nhà bạt nuôi thủy sản vụ Đông.
Đối với sản xuất đại trà, hỗ trợ 100% phí dịch vụ thủy lợi nội đồng, một phần kinh phí phòng chống dịch bệnh trên cây, con. Kinh phí mua giống cây trồng, con vật nuôi năng suất, chất lượng lần đầu áp dụng tại Hải Phòng cũng được hỗ trợ với mức 100 triệu đồng/ha hoa hoặc thủy sản, 15 triệu đồng/ha rau, 25 nghìn đồng/con gia cầm.
Ngoài ra, Hải Phòng sẽ hỗ trợ kinh phí xây dựng hạ tầng cho doanh nghiệp đầu tư cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung với mức 2 tỷ đồng/cơ sở.
Theo Hân Minh (NNVN)
Quảng Trị: Người tiên phong nuôi thỏ ở Hải Chánh Với đức tính cần cù, chịu khó và quyết tâm dám nghĩ dám làm, đến nay anh Lê Văn Minh ở tại thôn Vực Kè, xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng đã gây dựng cho mình một trang trại nuôi thỏ có quy mô gần 500 con. Đây là mô hình kinh tế khá mới mẻ và hứa hẹn mở ra một hướng...