Hà Giang và Ninh Thuận đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch tại TP Hồ Chí Minh
Hai tỉnh Hà Giang, Ninh Thuận đang có nhiều hoạt động quảng bá, giới thiệu du lịch của tỉnh đến với du khách TP Hồ Chí Minh.
Du khách thích thú tham quan Hang Rái, tỉnh Ninh Thuận. Tên gọi Hang Rái xuất phát từ việc trước đây nơi này có nhiều loài rái cá sinh sống.
Ngày 15/5, trong khuôn khổ Ngày hội Du lịch TP Hồ Chí Minh năm 2022, UBND tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch Ninh Thuận tại TP Hồ Chí Minh.
Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Quốc Nam, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết, trong định hướng xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch, tỉnh luôn chú trọng những sản phẩm mang tính đặc trưng của Ninh Thuận để thu hút khách đến với tỉnh. Hiện nay, địa phương ưu tiên kêu gọi các dự án đầu tư ở vùng trọng điểm phát triển du lịch phía Bắc, phía Nam và trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm để hình thành hệ thống khách sạn tại khu vực bãi biển Bình Sơn, trung tâm thương mại, các khu giải trí phức hợp kết hợp nghỉ dưỡng, lưu trú; các khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp ven biển…
Video đang HOT
Đến với Ninh Thuận, du khách có thể tham quan vườn nho, chụp ảnh và tự tay hái những chùm nho căng mọng về làm quà cho người thân, bạn bè…; đồng thời có thể mua các sản phẩm chế biến từ nho như rượu nho, mật nho..
“Tỉnh Ninh Thuận nằm trong cụm du lịch quốc gia thuộc tam giác du lịch Đà Lạt – Nha Trang – Phan Rang, với khí hậu đặc thù ít mưa, nhiều nắng cùng nhiều thắng cảnh nổi tiếng như: bãi biển Bình Sơn – Ninh Chữ, Cà Ná, Bình Tiên, Hang Rái, Vườn Quốc gia Núi Chúa và Vườn Quốc gia Phước Bình… Trong đó, Vườn Quốc gia Núi Chúa được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới; có vịnh Vĩnh Hy được xếp hạng di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia, là một trong 8 vịnh đẹp nhất Việt Nam… Đây là những sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh Ninh Thuận khi thu hút du khách đến với tỉnh nhà”, ông Trần Quốc Nam cho biết thêm,
Cùng ngày, Hiệp hội Du lịch tỉnh Hà Giang cũng đã ra mắt Văn phòng tư vấn, xúc tiến quảng bá du lịch Hà Giang tại TP Hồ Chí Minh. Đây sẽ là nơi góp phần lan tỏa vẻ đẹp của vùng đất biên cương Hà Giang – vùng địa đầu tổ quốc, đến với người dân TP Hồ Chí Minh nói riêng và các tỉnh thành phía Nam nói chung.
Ông Lê Trương Hiền Hòa, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh tham dự lễ ra mắt Văn phòng quảng bá, xúc tiến du lịch tỉnh Hà Giang tại TP Hồ Chí Minh.
Ông Trần Đức Quý, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang cho biết, chiến lược phát triển du lịch của tỉnh cũng đã xác định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; triển khai các cơ chế, chính sách nhằm tạo tiền đề cho thu hút đầu tư, khuyến khích phát triển du lịch. Trong giai đoạn phục hồi, ngành du lịch tỉnh cũng đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch đến các tỉnh, thành phố trên cả nước, trong đó có TP Hồ Chí Minh. “Khi có văn phòng du lịch của tỉnh tại TP Hồ Chí Minh, việc tư vấn cho du khách sẽ có chiều sâu hơn, du khách sẽ có những thông tin chính thống hơn chứ không phải tiếp cận các thông tin không chính thống trên các trạng mạng. Ngoài ra, từ đây, sức lan tỏa của du lịch Hà Giang cũng sẽ rộng hơn để du khách, không chỉ ở TP Hồ Chí Minh mà cả các tỉnh, thành lân cận cũng sẽ biết đến du lịch Hà Giang nhiều hơn”, ông Trần Đức Quý cho biết.
Hiện nay, du khách các tỉnh phía Nam khi đến Hà Giang sẽ không thể bỏ qua những điểm đến du lịch nổi tiếng của tỉnh như: cao nguyên đá Đồng Văn, cột cờ Lũng Cú, phố cổ Đồng Văn, thung lũng Sủng Là, đèo Mã Pì Lèng…
Ninh Thuận giải bài toán đấu nối thoát nước cho thành phố Phan Rang-Tháp Chàm
Ngày 24/3, Ban Xây dựng năng lực và thực hiện các dự án ODA ngành nước tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội thảo triển khai công tác đấu nối thoát nước cho thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, thuộc Dự án môi trường bền vững các thành phố Duyên hải.
Công trình đấu nối thoát nước cho thành phố Phan Rang - Tháp được các đơn vị gấp rút triển khai thi công.
Hội thảo nêu rõ mục tiêu đến hết năm 2025 phấn đấu đạt 15.500 điểm đấu nối nước thải toàn thành phố; 90% nhà hàng, khách sạn, cơ sở kinh doanh và 60% hộ dân trong phạm vi thu gom của nhà máy xử lý nước thải được đấu nối vào hệ thống.
Tại hội thảo, đại diện các sở, ngành, đơn vị liên quan đã cùng trao đổi, đóng góp ý kiến, nêu các giải pháp thực hiện đấu nối nước thải sinh hoạt của người dân tại các phường trên địa bàn thành phố Phan Rang - Tháp Chàm. Các đại biểu cho rằng, chủ đầu tư dự án (Ban Xây dựng năng lực và thực hiện các dự án ODA ngành nước tỉnh) cần hướng dẫn cụ thể việc thực hiện các nghị định, thông tư của Nhà nước liên quan đến thể chế trong lĩnh vực thoát nước; có giải pháp giảm tối đa lượng nước thải chưa được xử lý ra môi trường...
Ông Trần Vinh Quang, Ban Quản lý dịch vụ công ích thành phố Phan Rang - Tháp Chàm cho biết, hệ thống thoát nước hiện nay của thành phố là hệ thống chung, tập trung chủ yếu ở khu trung tâm thành phố và các tuyến đường chính nhằm thu gom nước mưa và nước thải. Tỷ lệ bao phủ của hệ thống này còn hạn chế dẫn đến nhiều nơi bị ngập úng; hiện trạng đấu nối nước thải hộ gia đình, đặc biệt là hệ thống nước thoát nhà vệ sinh chỉ đạt 2,46%.
Ông Trần Quốc Nam, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận nêu rõ, việc xử lý nước thải ở đô thị và nông thôn đang là vấn đề cấp bách hiện nay của cả nước. Tại Ninh Thuận, việc này vẫn còn rất hạn chế và đang gặp nhiều khó khăn, làm ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân thành phố cũng như toàn tỉnh.
Dự án môi trường bền vững các thành phố Duyên hải đã hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận xây dựng nhà máy xử lý nước thải có công suất xử lý 5.000 m3/ngày đêm tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm; nâng công suất xử lý của nhà máy lên 7.000 m3/ngày đêm, với mục tiêu đấu nối 15.500 điểm thu gom nước thải. Tuy nhiên, đến cuối năm 2021, việc triển khai đấu nối thoát nước cho thành phố Phan Rang - Tháp Chàm mới hoàn thành được 1.500 điểm.
Theo ông Trần Quốc Nam, tỉnh Ninh Thuận đã xác định và đưa dự án này vào danh sách công trình trọng điểm của tỉnh trong năm 2022. Do đó, UBND tỉnh đề nghị các sở, ngành, đơn vi liên quan, lãnh đạo thành phố Phan Rang - Tháp Chàm tập trung đẩy mạnh tuyên truyền đến người dân; huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc để phấn đấu hoàn thành các hạng mục, mục tiêu của dự án.
Ông Nguyễn Quốc Huy, Phó Giám đốc Phụ trách Ban Xây dựng năng lực và thực hiện các dự án ODA ngành nước tỉnh Ninh Thuận cho biết, dự án này đã được Ngân hàng thế giới gia hạn thêm 18 tháng và kết thúc vào ngày 30/6/2024. Chủ đầu tư cũng như các cơ quan của tỉnh rất quyết tâm thực hiện mục tiêu cũng như các hạng mục công trình nhằm đạt tối đa mục tiêu của dự án này.
Trong khuôn khổ hội thảo, UBND thành phố Phan Rang - Tháp Chàm đã phát động cuộc thi online "Phan Rang - Tháp Chàm giữ sạch, sống xanh", nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho lãnh đạo UBND ở 16 xã, phường và người dân cùng đồng thuận, tạo điều kiện cho dự án triển khai đúng tiến độ.
Hồ chứa nước Sông Than ở Ninh Thuận liệu có hoàn thành cuối năm 2022? Mặc dù một số gói thầu thi công chậm so với yêu cầu nhưng đến nay dự án hồ chứa nước Sông Than vẫn còn trong thời gian thực hiện đã được phê duyệt. Chủ đầu tư cũng đảm bảo dự án sẽ hoàn thành đúng tiến độ trong năm 2022. Đảm bảo hoàn thành cuối năm 2022 Sáng 24/3, thông tin từ...