Hà Giang, Trà Vinh, Sơn La liên tục “đội sổ” về tỷ lệ cài đặt Bluezone
Sau nhiều lần thống kê, 3 địa phương này luôn xếp vị trí dưới cùng với tỷ lệ người cài đặt ứng dụng Bluezone ở mức rất thấp, chưa tới 5% dân số.
Theo thống kê của Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT), tính đến thời điểm 11h ngày 11/8, cả nước đã có tổng cộng 15,7 triệu lượt tải ứng dụng Bluezone. Tỷ lệ người sử dụng Bluezone hiện chiếm khoảng 16,3% tổng dân số.
Bluezone là ứng dụng giúp cảnh báo sớm cho người dân trong trường hợp họ từng tiếp xúc với người nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19.
Khi phát hiện một người dùng Bluezone nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19, các thành viên trong cộng đồng Bluezone sẽ ngay lập tức nhận được thông tin nếu bản thân từng tiếp xúc gần với người mang bệnh.
Đoàn Thanh niên tại nhiều tỉnh, thành phố đã tích cực ra quân để hướng dẫn, vận động người dân tải và sử dụng ứng dụng Bluezone.
Hiện Đà Nẵng (34,13%), Hà Nội (23,83%), Quảng Ninh (22,61%), TP.HCM (22,05.%) và Bắc Ninh (17,84%) đang là những địa phương dẫn đầu cả nước về tỷ lệ cài đặt ứng dụng Bluezone.
Video đang HOT
Ở chiều ngược lại, Hà Giang, Trà Vinh, Sơn La vẫn đang là những tỉnh xếp đáy bảng với số lượt cài đặt ứng dụng Bluezone chưa tới 5% tổng dân số.
Với các tỉnh thành khác như Điện Biên, Bạc Liêu, Đồng Tháp, Bến Tre, Sóc Trăng, tỷ lệ người dân cài đặt ứng dụng Bluezone cũng chỉ ở mức khoảng 5%.
Top 10 tỉnh dẫn đầu cả nước về số người cài đặt ứng dụng Bluezone trên tổng dân số.
Ở top cuối về tỷ lệ cài đặt ứng dụng Bluezone, liên tục có sự xuất hiện của Sóc Trăng, Bến Tre, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Điện Biên, Sơn La, Trà Vinh, Hà Giang,…
Thực tế trên cho thấy, vẫn chưa có địa phương nào trên cả nước đạt đủ mức tối thiểu để ứng dụng Bluezone phát huy hiệu quả. Theo ước tính của các chuyên gia, Bluezone chỉ có thể phát huy tối đa hiệu quả nếu 60% dân số trưởng thành tham gia sử dụng.
Do vậy, các địa phương trên cả nước cần tích cực hơn nữa trong việc vận động người dân tải và sử dụng ứng dụng Bluezone. Đây là cách đơn giản, ít tốn kém và hiệu quả nhất nhằm tìm ra những người nghi nhiễm Covid-19 trong cộng đồng, từ đó hạn chế sự lây lan của Covid-19.
Đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường làm việc tại Hà Giang
Trong 2 ngày 7 và 8/8, Đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường do Bộ trưởng Trần Hồng Hà làm Trưởng đoàn làm việc tại tỉnh Hà Giang về công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường.
Theo ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang: Là tỉnh miền núi, vùng cao biên giới, Hà Giang có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, địa hình chia cắt, độ dốc lớn, thường xuyên bị ảnh hưởng của thiên tai, lũ quét, sạt lở đất. Trong bối cảnh những tháng đầu năm 2020, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh chịu tác động và ảnh hưởng rất lớn từ dịch COVID-19 chủ yếu trên các hoạt động như: Thu ngân sách Nhà nước, giải ngân vốn đầu tư công, thu hút khách du lịch, vận tải, xuất nhập khẩu hàng hóa, sản xuất, kinh doanh... Bên cạnh đó, diễn biến bất thường của thiên tai đã gây thiệt hại nặng nề về tính mạng và tài sản của Nhà nước và nhân dân.
Cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang. Ảnh minh họa: Thanh Hà/TTXVN
Đối với lĩnh vực tài nguyên nước, tỉnh Hà Giang đã phối hợp với Viện Khoa học Địa chất khoáng sản - Bộ Tài nguyên và Môi trường áp dụng thử nghiệm ở khu vực thuộc Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn (dự án KaWatech) sử dụng công nghẹ bơm không dùng điện (PAT) bơm nước từ thủy điện Séo Hồ lên vào bể chứa tại thôn Ma Ú, cấp nước cho toàn bộ thị trần Đồng Văn và các vùng phụ cận với lưu lượng 1.600 m3/ngày đêm, đến nay dự án đã đi vào vận hành hiệu quả.
Về lĩnh vực tài nguyên và môi trường, thời gian qua, UBND tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo UBND các huyện thành phố tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định của Luật đất đai, môi trường, khoáng sản, tài nguyên nước, khí tượng thuỷ văn... cũng như các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành.
Thay mặt lãnh đạo tỉnh Hà Giang, ông Đặng Quốc Khánh, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang đã đề xuất với Bộ Tài nguyên và Môi trường: Hỗ trợ Hà Giang trong công tác ứng phó với tình hình phức tạp của biến đổi khí hậu trong thời gian tới, đặc biệt là công tác quan trắc dự báo để có thể chủ động và cảnh báo được vấn đề lũ quét, sạt lở đất...
Bí thư Tỉnh uỷ Hà Giang Đặng Quốc Khánh cho biết, Hà Giang sẽ không quy hoạch thêm các nhà máy thuỷ điện trên địa bàn tỉnh để có thể điều tiết vấn đề quản lý nguồn nước, công tác xã lũ, chống ngập trên địa bàn và tập trung nguồn lực ngân sách tỉnh cho những công tác cấp thiết hơn...
Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục triển khai, điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất để cung cấp nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số ở các huyện vùng cao, vùng khan hiếm nước theo Chương trình ứng phó Biến đổi khí hậu; hỗ trợ cho tỉnh Hà Giang thực hiện nâng cấp, cải tạo 3 bãi xử lý rác thải sinh hoạt tại các huyện Bắc Quang, Mèo Vạc và Hoàng Su Phì...
Tại buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt của tỉnh Hà Giang, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà biểu dương, ghi nhận và đánh giá cao sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của tỉnh Hà Giang trong bối cảnh phòng chống dịch COVID-19 đã khắc phục mọi khó khăn, tập trung tháo gỡ thúc đẩy sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm an sinh xã hội và trật tự an toàn xã hội.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà đề nghị tỉnh cần tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo điều hành, tập trung lãnh đạo thực hiện phát triển kinh tế-xã hội; khẩn trương khắc phục hậu quả do thiên tai, giúp nhân dân sớm ổn định cuộc sống. Đồng thời có các giải pháp cụ thể để chỉ đạo khắc phục những tồn tài, hạn chế, chỉ đạo triển khai đồng bộ, đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của ngành, lĩnh vực trên địa bàn. Tỉnh cần thực hiện có hiệu quả thanh, kiểm tra xử lý sau thanh tra đối với các doanh nghiệp vi phạm trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản; hoàn thành báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016-2020 gửi báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh: Hà Giang là tỉnh miền núi có đặc điểm địa hình độc đáo, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nguyên sơ, với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Cao nguyên đá Đồng Văn được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu. Chính vì vậy, Hà Giang cần tiếp tục làm tốt công tác quy hoạch, phân vùng phát triển trong đó xác định cụ thể các khu vực quy hoạch tĩnh để bảo vệ nghiêm ngặt các giá trị di sản, giá trị sinh thái, đa dạng sinh học đưa Hà Giang trở thành tỉnh giàu mạnh, phát triển bền vững, điểm sáng nơi địa đầu cực Bắc của Tổ quốc.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác cũng đã đi kiểm tra cát điểm sạt trượt do mưa lũ và thăm, tặng quà động viên các hộ gia đình bị thiệt hại nặng trong đợt mưa lũ thiên tai vừa qua trên địa bàn thành phố Hà Giang và huyên Vị Xuyên. Bộ trưởng và đoàn công tác cũng tới dâng hương, dâng hoa tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên và Đài hương 468 thuộc thôn Nặm Ngặt, xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên.
Lở đá ở thành phố Sơn La làm 1 người chết, 1 người bị thương Vào khoảng 19h tối nay 8/8, tại bản Púng, xã Chiềng Ngần, thành phố Sơn La đã xảy ra vụ lở đá làm 1 người chết, 1 người bị thương. Theo người dân địa phương, do trên địa bàn mấy ngày nay có mưa khiến kết cấu đất đá bở nhão, rời rạc nên tảng đá có kích cỡ to bằng gian nhà...