Hà Giang thực hiện chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số
Ngày 28/10, UBND tỉnh Hà Giang đã tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hà Giang lần thứ III, năm 2019.
Dự Đại hội có ông Y Thông, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; đại diện các cơ quan hữu quan và 250 đại biểu tiêu biểu, đại diện cho trên 70 vạn đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông trao tặng lẵng hoa của Ủy ban Dân tộc cho Đại hội.
Phát biểu tại Đại hội, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Hà Giang cần ưu tiên tập trung các nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, đẩy mạnh công tác giảm nghèo bền vững; từng bước thu hẹp khoảng cách giữa các dân tộc, các vùng trong tỉnh; quan tâm phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số.
Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Hà Giang đoàn kết, phát huy nội lực, hội nhập và phát triển”, Đại hội đã đề ra mục tiêu đến năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo chung của tỉnh giảm từ 3%/năm; tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số giảm từ 5-6%/năm; đảm bảo hộ nghèo, hộ cận nghèo người dân tộc thiểu số được hưởng đầy đủ các chính sách về y tế, giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực và đầu tư về kết cấu hạ tầng thiết yếu để phát triển kinh tế-xã hội…
Theo ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang: Với mục tiêu “Vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau”, những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tỉnh Hà Giang đã tập trung ưu tiên, lồng ghép các nguồn lực để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân; xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.
Video đang HOT
65 đại biểu tham dự Đại hội Đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ II ra mắt Đại hội.
Nhờ thực hiện đồng bộ các chính sách, tình hình kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Hà Giang có bước phát triển khá, đời sống của người dân không ngừng được nâng cao. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm hàng năm bình quân đạt từ 7 – 8%/năm; thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt 26,2 triệu đồng. 100% các xã, phường, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm.
89,6% hộ dân ở nông thôn được sử dụng điện; mạng lưới và hạ tầng bưu chính viễn thông đến được trên 97% vùng núi, vùng sâu. Tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2010 – 2015 giảm từ 41,8% xuống còn 17,91% (theo chuẩn nghèo cũ) và còn 31,17% năm 2018 (theo chuẩn nghèo đa chiều), ước hết năm 2019 giảm xuống còn 27%.
Chất lượng giáo dục vùng dân tộc và miền núi được nâng lên. Công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc được quan tâm; quốc phòng, an ninh được giữ vững…
Ông Đặng Quốc Khánh, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang cho biết: Là tỉnh miền núi, biên giới đặc biệt khó khăn, Hà Giang có 19 dân tộc sinh sống, trong đó có nhiều dân tộc thiểu số, có 5 dân tộc rất ít người. Địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn, thường xảy ra lũ quét, sạt lở đất. Khí hậu khắc nghiệt, thiếu đất sản xuất, thiếu nước sinh hoạt…
Năm 2020 và những năm tiếp theo, công tác dân tộc được Đảng bộ tỉnh quan tâm chú trọng. Tỉnh tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tạo tiền đề để đồng bào chủ động, tự lực, vươn lên thoát nghèo.
Đại hội cũng đã lựa chọn, giới thiệu 65 đại biểu ưu tú tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ II năm 2020.
Tại Đại hội, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông và Thường trực HĐND, UBND tỉnh Hà Giang đã trao danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” của Chủ tịch nước phong tặng 8 nghệ nhân dân gian tỉnh Hà Giang vì đã có cống hiến xuất sắc trong gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc; trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Bằng khen Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang tặng nhiều tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác dân tộc.
Theo Tin, ảnh: Minh Tâm (TTXVN)
Hà Giang: Tạo điều kiện để người dân tham gia, làm chủ NTM
Với quan điểm xây dựng nông thôn mới (NTM) là không có điểm kết thúc, tỉnh Hà Giang đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM lên 43 xã; không còn xã nào dưới 9 tiêu chí, đồng thời nâng cao chất lượng đối với các xã đã đạt chuẩn NTM; tập trung vào xây dựng các thôn đạt chuẩn NTM.
Theo ông Nguyễn Minh Tiến - Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Hà Giang, để thực hiện có hiệu quả những mục tiêu trên, Hà Giang đã đề ra những giải pháp rất cụ thể.
Trong đó, tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và người dân về chương trình xây dựng NTM, đẩy mạnh phong trào thi đua "Chung sức xây dựng NTM trên địa bàn toàn tỉnh". Phát huy sức mạnh trong công tác lãnh đạo nhất là vai trò của người đứng đầu mà ở đây là Bí thư cấp ủy và Chủ tịch UBND; chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện xây dựng NTM để xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.
Bà Hà Thị Minh Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang (phải) khảo sát công tác làm đường giao thông tại huyện Bắc Quang. Ảnh: T.T
Cùng với đó, Hà Giang sẽ đẩy mạnh phân cấp, trao quyền cho cấp cơ sở trong tổ chức triển khai thực hiện; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia và làm chủ trong xây dựng NTM theo phương châm: "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng lợi".
Theo ôngTiến, tỉnh sẽ nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách xây dựng NTM cho phù hợp với điều kiện một tỉnh miền núi. Ưu tiên hỗ trợ đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu trực tiếp phục vụ phát triển sản xuất và đời sống của người dân; tạo điều kiện, khuyến khích các thành phần kinh tế đẩy mạnh đầu tư vào khu vực nông thôn; huy động xã hội hóa từ các nguồn lực, thúc đẩy hợp tác công tư trong sản xuất nông nghiệp...
Kết quả của chương trình xây dựng NTM là một quá trình phấn đấu không ngừng, vượt qua mọi khó khăn của cấp ủy, chính quyền và nhân dân Hà Giang.
"Đây cũng là minh chứng rõ nét cho sự đồng thuận nhất trí cao của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, khẳng định một chủ trương đúng đắn hợp lòng dân, gắn với lợi ích thiết thực của nhân dân, làm đổi thay toàn diện đời sống bà con dân tộc nơi đất địa đầu Tổ quốc" - ôngTiến bày tỏ.
Theo Danviet
Phá núi xây khu du lịch tâm linh nơi cột cờ Lũng Cú Đứng trên di tích cột cờ Lũng Cú hiện nay, nhìn về phía đông bắc, du khách sẽ thấy một ngọn núi đá vôi "toang hoác" cả mảng sườn. Và những con đường dẫn vào một khu du lịch tâm linh đang được mở ra. Cột cờ Lũng Cú (ảnh chụp tháng 3-2019) - Ảnh: QUANG ĐỊNH Về cảnh quan, nhìn cũng tơ...