Hà Giang: Rét, dịch bệnh đe dọa đàn gia súc
Thời tiết rét đậm, rét hại đang đe dọa sức khỏe của đàn trâu, bò tại các địa phương ở tỉnh Hà Giang. Nhiều vùng núi cao, nhiệt độ chỉ khoảng 3 độ C.
Người dân Hà Giang đang chủ động các biện pháp phòng chống đói rét cho đàn trâu, bò trong những ngày thời tiết khắc nghiệt. Ảnh: Đào Thanh.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn tỉnh Hà Giang, trong những ngày qua thời tiết tại Hà Giang dao động từ 8 đến 11 độ, tại các vùng núi cao thời tiết từ 1 đến 4 độ C. Đây là điều kiện lý tưởng để các bệnh liên quan đến đường hô hấp, tụ huyết trùng, lở mồm long móng tấn công đàn gia súc.
Đến nay, toàn tỉnh Hà Giang có hơn 111.100 hộ chăn nuôi trâu bò với tổng đàn trên 286.500. Qua rà soát của ngành Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hà Giang, trong số các hộ chăn nuôi trâu bò kể trên thì chỉ có hơn 90.200 hộ có chuồng trại kiên có, chiếm 81,26%. Còn lại là hơn 20.800 hộ còn là chuồng tạm. Đặc biệt có 13 hộ tại huyện Hoàng Su Phì vẫn còn chăn nuôi theo hình thức thả rông, chưa có chuồng trại.
Thôn Si Khà Lá, xã Pà Vầy Sủ, huyện Xín Mần có 69 hộ dân, trung bình mỗi nuôi từ 2 con trâu, bò trở lên. Do kinh tế chủ yếu dựa vào chăn nuôi nên công tác phòng, chống đói, rét được người dân khá chú trọng.
Ông Lù Văn Lìn, Trưởng thôn Si Khà Lá cho biết, thôn ở trên núi cao những ngày qua nhiệt độ xuống chỉ còn 3 độ C. Để đàn vật nuôi khỏe mạnh, ngoài việc thực hiện biện pháp che chắn chuồng trại, tất cả các hộ dân trong thôn đã tận dụng nguồn rơm khô sau khi thu hoạch lúa để làm thức ăn dự trữ cho gia súc.
Ông Trịnh Văn Bình, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hà Giang cho biết, để phòng chống đói rét cho trâu bò, giảm thiểu thấp nhất thiệt hại cho người nông dân, các ngành chức năng của tỉnh đã chủ động tuyên truyền người dân thực hiện làm chuồng trại kiên cố, che chắn cẩn thận đảm bảo cho đàn gia súc đủ ấm để hạn chế dịch bệnh; tăng cường áp dụng biện pháp ủ chua để tăng lượng dự trữ, hạn chế cỏ bị chết do ro sương muối và băng giá. Diện tích đồng cỏ của cả tỉnh hiện có 28.200 ha, sản lượng cỏ và nguồn phụ phẩm nông nghiệp về cơ bản đảm bảo cung cấp đủ lượng thức ăn thô xanh cho đàn gia súc.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ông Bình cũng thừa nhận rằng trên thực tế, công tác phòng chống đói rét cho đàn gia súc ở Hà Giang cũng có những tồn tại nhất định. Như một bộ phận người dân còn chưa chủ động trong việc làm chuồng, che chắn chuồng trại cho đàn gia súc. Vẫn còn trông trờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước; công tác tuyên truyền, vận động người chăn nuôi thực hiện các biện pháp dự trữ thức ăn, phòng chống đói rét cho đàn gia súc còn chưa thực sự quyết liệt; ý thức bảo vệ, phòng trị bệnh cho đàn gia súc của người dân còn thấp; việc rà soát thống kê chuồng trại hộ có chuồng, chưa có chuồng còn chưa nghiêm túc.
Tỉnh Hà Giang đã có 31 con trâu, bò bị bệnh Viêm da nổi cục tấn công. Ảnh: Trịnh Bình.
Một khó khăn kép mà ngành chăn nuôi của tỉnh Hà Giang đang gặp phải đó là bệnh Viêm da nổi cục cũng đã tấn công đàn gia súc của địa phương này. Cụ thể, toàn tỉnh đã có 2 con trâu, 29 con bò của 13 hộ dân tại 2 huyện Mèo Vạc, Xín Mần bị nhiễm bệnh. Các cơ quan chức năng của tỉnh này cũng nhận định, không loại trừ có khả năng dịch bệnh cũng có thể đã xuất hiện ở những địa phương khác nhưng chưa được phát hiện. Nguy cơ dịch bệnh lây lan diện rộng trong thời gian tới là rất cao.
Trước tình hình trên, ngành NN-PTNT Hà Giang đã chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y thành lập đoàn công tác đến kiểm tra thực tế tại cơ sở và hướng dẫn xã Khâu Vai, Xín Mần tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định. Cử 2 cán bộ kỹ thuật hỗ trợ huyện Mèo Vạc và Xín Mần để chống dịch. Các địa phương đã sở dụng 70 lít hóa chất, 50 kg vôi bột để tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng tại các hộ chăn nuôi có gia súc có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh; đồng thời tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng toàn bộ các vùng có nguy cơ cao, xung quanh hộ chăn nuôi có gia súc bị bệnh.
Huyện thứ 3 của tỉnh Bắc Kạn phát hiện ổ dịch viêm da nổi cục trên trâu bò
Bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò tiếp tục được phát hiện tại Bắc Kạn. Tính đến thời điểm hiện nay, Bắc Kạn đã có 3 huyện phát hiện ổ bệnh viêm da nổi cục.
Ngày 10/12, ông Lăng Văn Thụy - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bạch Thông (tỉnh Bắc Kạn) cho biết, kết quả xét nghiệm trên mẫu bệnh phẩm được lấy từ bò có dấu hiệu nghi bệnh trên địa bàn huyện Bạch Thông đã cho kết quả dương tính với bệnh viêm da nổi cục.
Bò có biểu hiện của bệnh viêm da nổi cục được phát hiện tại huyện Bạch Thông. (Ảnh: Trung tâm DVNN huyện Bạch Thông cung cấp)
"Ngày 4/12, trung tâm nhận được báo cáo từ cán bộ thú y thị trấn Phủ Thông, báo cáo tại gia đình bà Hà Thị Xuân (thôn Đèo Giàng, thị trấn Phủ Thông, huyện Bạch Thông) có 2/14 con bò có biểu hiện ốm, trên da, vùng cổ và phần lưng có nhiều nốt nổi cục", ông Lăng Văn Thụy cho biết.
Theo ông Thụy, ngay khi nhận tin báo, trung tâm đã báo cáo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bắc Kạn biết và cử cán bộ xuống phối hợp kiểm tra, hướng dẫn biện pháp xử lý.
Ngày 7/12, trung tâm đã phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và thú y tỉnh Bắc Kạn, UBND thị trấn Phủ Thông tiến hành kiểm tra xác minh.
Qua kiểm tra, số lượng bò mắc bệnh là 5 con, có triệu chứng điển hình của bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò như: Da nổi các vết sần có đường kính từ 2-5cm ở đầu, cổ, chân, bầu vú, cơ quan sinh dục; bò sốt, giảm ăn...
Đoàn kiểm tra đã tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm gửi đi xét nghiệm. Chiều 8/12, Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương có trả lời kết quả xét nghiệm số 9363/CĐ-XN, kết luận bò ốm của hộ gia đình bà Hà Thị Xuân dương tính với bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò.
Sau khi xét nghiệm, mẫu bệnh phẩm đã cho kết quả dương tính với bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò. (Ảnh: Trung tâm DVNN huyện Bạch Thông)
Ngoài thôn Đèo Giàng (thị trấn Phủ Thông), dấu hiệu bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò còn xuất hiện tại các các xã như Vũ Muộn và Đôn Phong của huyện Bạch Thông.
Cụ thể, chiều 7/12, cán bộ phụ trách nông, lâm nghiệp xã Vũ Muộn thông tin, hộ ông Đặng Văn Bảo (thôn Đâng Bun, xã Vũ Muộn, huyện Bạch Thông) có 2/10 con bò có biểu hiện ít ăn, xuất hiện nhiều nốt u cục trên tai, phần thân và cổ. Bò tại đây đã được cách ly, lấy mẫu bệnh phẩm gửi xét nghiệm, tuy nhiên chưa có kết quả.
Tại đàn gia súc nhà ông Bàn Văn Nam (thôn Bản Đán, xã Đôn Phong, huyện Bạch Thông) có 1/6 con trâu có biểu hiện u cục ở lưng, sau tai. Hiện số trâu này đang được theo dõi, hướng dẫn chăm sóc, cách ly theo quy định.
Huyện Bạch Thông trở thành địa phương thứ 3 của tỉnh Bắc Kạn phát hiện bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò. (Ảnh: Trung tâm DVNN huyện Bạch Thông)
Để phòng chống bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bạch Thông đã phối hợp với Phòng NN&PTNT huyện Bạch Thông xuống kiểm tra tại địa phương. Đồng thời, đề nghị địa phương chỉ đạo theo dõi sát sao, báo cáo tình hình dịch bệnh để kịp thời xử lý; hướng dẫn cách ly, chăm sóc điều trị đàn gia súc.
Cấp hóa chất và hướng dẫn triển khai công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng phòng chống các loại dịch bệnh, tiến hành phun thuốc khử trùng tiêu độc chuồng trại, môi trường xung quanh chuồng nuôi có gia súc ốm, ít nhất 2 lần/ngày/7-10 ngày.
Cùng với đó là cử cán bộ chuyên môn thường xuyên kiểm tra, giám sát dịch bệnh tại các hộ có trâu, bò bệnh và đàn gia súc của những hộ xung quanh.
Bảo vệ đàn heo phục vụ thị trường tết Còn không đầy 3 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, thế nhưng tình hình bệnh dịch tả heo châu Phi đang tái phát trở lại ở một số địa phương khiến người nuôi lo lắng. Bảo vệ đàn heo nhằm phục vụ nhu cầu tiêu thụ dịp tết đang là vấn đề cấp bách đặt ra. Trại heo HTX...