Hà Giang: Nét đẹp trong trang phục của người La Chí
Đồng bào dân tộc La Chí ở Hà Giang cư trú thành từng bản thường nằm trên sườn đồi.
Người La Chí biết canh tác lúa nước, đời sống vật chất tương đối ổn định, vốn văn hoá tinh thần cũng phong phú, đa dạng với nhiều loại hình sinh hoạt văn hoá dân gian mang đậm bản sắc dân tộc, tiêu biểu nhất là nét đẹp trang phục truyền thống của dân tộc La Chí.
Do đặc điểm điều kiện lao động, sinh hoạt ở vùng núi cao nên trang phục của dân tộc La Chí ngoài chức năng chính là bảo vệ cơ thể, che đậy nắng mưa giữ cho cơ thể ấm áp về mùa đông, song vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ và phù hợp với điều kiện sống ở vùng núi. Người La Chí rất giỏi trồng trọt, nhất là trồng bông, trồng chàm để dệt vải. Hầu hết phụ nữ La Chí đều biết dệt vải để tự khâu quần áo, họ cũng không dùng tới máy khâu. Tuy trang phục của họ không cầu kỳ về hình thức nhưng lại rất tỉ mỉ về những họa tiết và đường nét.
Phụ nữ La Chí tại Hà Giang rất giỏi thêu thùa, may vá. Ảnh: Tư liệu
Video đang HOT
Dù cuộc sống hiện đại quần áo may sẵn được bày bán rất nhiều ở các phiên chợ nhưng người La Chí vẫn còn lưu giữ được nghề dệt truyền thống. Thông thường, người La Chí không mặc trang phục của dân tộc khác mà tự tay dệt quần áo của mình. Họ không chỉ mặc vào dịp lễ, tết, chơi hội hay đám cưới mà cả trong sinh hoạt thường ngày, già trẻ vẫn thường khoác trên mình trang phục của dân tộc mình. Người phụ nữ thường dệt và may quần áo cho các thành viên trong gia đình. Ngoài ra, giỏi thêu thùa, may vá cũng là tiêu chí đánh giá phẩm chất, đạo đức, sự khéo léo và chăm chỉ của phụ nữ La Chí.
Để làm ra những bộ trang phục truyền thống phải trải qua rất nhiều công đoạn, trước tiên, bà con sẽ trồng bông trên những thửa ruộng bậc thang; sau khi thu hoạch bông sẽ được tách hạt và đem phơi khô, bật cho tơi rồi cuộn thành từng thỏi nhỏ. Những thỏi bông ấy sẽ được se thành sợi chỉ, rồi dệt thành từng tấm vải; sau đó đem nhuộm chàm và cuối cùng là may thành những bộ trang phục.
Đàn ông La Chí mặc áo (hay còn gọi là Pú ni pồ) 5 thân dài tới ngang bắp chân (ngày nay áo ngắn hơn), quần lá tọa, đầu quấn khăn. Áo nam của người La Chí không có hoa văn, được may bằng vải bông nhuộm màu xanh chàm. Áo của nữ gồm có 2 loại, áo dành cho nữ chưa lấy chồng (Pù Ka pà là min mà) và áo dành cho nữ đã có chồng. Ngoài ra họ còn dùng dây thắt lưng, yếm, đội khăn dài, mặc quần hay váy tùy người. Đồ trang sức của nam chỉ có vòng tay, còn nữ có thêm vòng tai. Phụ nữ La Chí thường quen đeo địu qua trán, dù địu làm bằng vải hay đan bằng giang cũng vậy. Nam giới lại đeo gùi qua hai vai.
Phụ nữ La Chí tại huyện Xín Mần (Hà Giang). Ảnh tư liệu
Họa tiết hoa văn cơ bản trên trang phục của người La Chí là hoa văn thêu chỉ và hoa văn ghép vải. Thêu chỉ là mẫu hoa văn được trang trí phổ biến nhất trên trang phục của phụ nữ. Các mẫu hoa văn thêu trang trí trên trang phục của nữ được thêu ở hai bên cổ áo, khăn cuốn đầu và sau lưng áo. Hoa văn gồm các mẫu hình tam giác, hình chấm tròn, hình quả trám kết hợp với các đường viền với nhiều gam màu khác nhau như xanh, trắng, đỏ, vàng, tím tạo nên nét nổi bật của hoa văn.
Trong khi đó, hoa văn ghép vải chủ yếu là các đường viền, hoa văn hình tam giác cân với các màu sắc chính gồm màu đỏ và màu tím, đây cũng là hai màu mà người La Chí ưa thích, tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc. Họa tiết ghép vải phổ biến nhất trên mũ, địu trẻ em. Các hoa văn được trang trí hài hòa trong các đường viền hình vuông, bên ngoài là các mẫu hoa văn ghép vải, phần tâm là các mẫu hoa văn thêu chỉ được phối hợp nhiều màu sắc khác nhau, tạo nên sự mềm mại, độc đáo trong cách trang trí của mình. Để trang phục có hoa văn ghép vải trở nên tinh xảo, cách bố trí bố cục của các mẫu hoa văn là rất quan trọng. Đó là việc trang trí hài hòa trong các đường viền hình vuông, bên ngoài là các mẫu hoa văn ghép vải, phần tâm là các mẫu hoa văn thêu chỉ được phối hợp nhiều màu sắc khác nhau, tạo nên sự mềm mại, độc đáo trong cách trang trí của mình.
Những chi tiết, phụ kiện trên bộ trang phục của người La Chí đều thể hiện tính thẩm mỹ, sự tinh tế và quan niệm riêng về cái đẹp của họ. Điều đó cũng thể hiện những giá trị vật thể và đời sống tinh thần phong phú của cộng đồng dân tộc La Chí ở Hà Giang. Trước những biến đổi của đời sống xã hội hiện đại, nhưng người La Chí ở Hà Giang vẫn gìn giữ, bảo tồn, duy trì và phát huy những giá trị di sản văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình. Trong đó, việc bảo tồn, gìn giữ và sử dụng trang phục truyền thống của người La Chí là một nét rất độc đáo, có giá trị nghệ thuật luôn được người La Chí trân trọng và phát huy
Noel này đến thánh đường cùng em nhé
Em hiện sinh sống và làm việc tại TP HCM, không cao lớn, chân ngắn nhưng dễ thương.
Tình yêu giống như mua xổ số, có người may mắn sẽ trúng ngay, còn em thì hình như may mắn chưa mỉm cười nên đến 30 năm nay vẫn chưa tìm thấy anh. Nhưng không vì thế mà em mất niềm tin. Không trúng giải đặc biệt thì vẫn có cơ hội để trúng giải 8, đúng không anh, nên em vẫn quyết tâm đi tìm anh (cười).
Tính em vui vẻ, hòa đồng, thân thiện và hơi lầy lội với người mình đã thân quen, còn người lạ chắc có phần rụt rè. Vậy nên mong anh sẽ trở thành người thân thiết của em để mỗi khi anh mệt mỏi, có em ở bên, anh sẽ cảm thấy vui hơn. Xuất thân là một cô gái thôn quê nên em được mẹ huấn luyện các công việc của một thiếu nữ từ nhỏ, bởi vậy em khá thuần thục trong việc may vá, thêu thùa, bếp núc. Mong sau này sẽ được nâng khăn, sửa túi cho anh.
Cuộc sống của em chắc nghe qua có phần tẻ nhạt lắm, như một con robot được lập trình sẵn với những hoạt động lặp đi lặp lại hàng ngày. Em muốn có thêm anh để cuộc sống thêm nhiều điều thú vị hơn nữa mà khó là anh cứ thích trốn em mãi cơ.
Người em mong muốn cũng đơn giản như em, có tấm lòng lương thiện, biết yêu thương, quan tâm, có trách nhiệm với gia đình và xã hội, yêu thương con người, chung thủy với người mình yêu. Công việc có thể ổn định hoặc chưa ổn nhưng cần có ý chí và nghị lực để xây dựng tổ ấm được tốt đẹp hơn. Điều quan trọng hơn hết là mong anh sớm đến để Noel năm nay có người đi lễ cùng em và sưởi ấm trái tim băng giá của em.
Liên hệ với em anh nhé. Chờ tin anh.
Cuộc vượt biên giá 8.000 tệ "Em mệt quá, không đi được nữa đâu. Cho em về", giọng người phụ nữ miền Nam vang lên, đứt quãng trong đêm đen. Nhưng không ai đáp lời. Gần chục người, đàn ông lẫn đàn bà đầu cúi thật thấp theo ánh đèn pin rọi sát mặt đất, tránh đá tai mèo, cây gai. Hai người đàn ông bản địa dẫn đường,...