Hà Giang khẩn trương khống chế dịch tả lợn châu Phi
Tình hình dịch tả lợn châu Phi tại tỉnh Hà Giang diễn biến phức tạp, gây thiệt hại lớn đối với người chăn nuôi.
Ngành chức năng và các địa phương đang khẩn trương triển khai nhiều giải pháp để ngăn chặn, khống chế dịch bệnh.
Triển khai phun hóa chất vệ sinh sát khuẩn các khu vực có ổ dịch.
Ông Trịnh Văn Bình, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hà Giang cho biết, ngay sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh dịch tả lợn châu Phi tại địa bàn Hà Giang, chi cục đã phân công cán bộ trực tiếp xuống hiện trường chỉ đạo xử lý ổ dịch, tiêu hủy lợn mắc bệnh và tổ chức triển khai các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định. Đồng thời, triển khai ngay các biện pháp khống chế, ngăn chặn ổ dịch lây lan diện rộng. Bên cạnh đó, chi cục đã kịp thời tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Công văn về việc tập trung chỉ đạo, kiểm soát, khống chế, ngăn chặn bệnh.
Theo Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch bệnh động vật tỉnh Hà Giang, từ ngày xuất hiện ổ dịch tại địa bàn Hà Giang đến nay, dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại 6 huyện, thành phố trong tỉnh. Tổng số lợn đã tiêu hủy bắt buộc trên gần 1.800 con/270 hộ/65 thôn/21 xã/06 huyện, thành phố với trọng lượng gần 70.000 kg.
Các địa phương đã quyết định công bố dịch bệnh, thành lập các chốt kiểm dịch động vật tạm thời nhằm ngăn chặn việc vận chuyển lợn, các sản phẩm từ lợn ra khỏi địa bàn. Hiện nay có tổng 05 chốt (Bắc Mê 03 chốt, Yên Minh 02 chốt) đang hoạt động.
Thời gian qua, tại huyện Quản Bạ, cơ quan chức năng đã xử lý 01 vụ vận chuyển lợn trong vùng dịch không có giấy tờ, với số lượng 12 con, trọng lượng 1.000 kg. Cơ quan chức năng đã xử lý tiêu hủy toàn bộ số lợn và xử phạt 4,5 triệu đồng đối với người vận chuyển.
Video đang HOT
Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh phối hợp với các huyện triển khai phun vệ sinh sát khuẩn các phương tiện ra, vào khu vực có ổ dịch. Theo đó, tổng số hóa chất đã sử dụng gần 2.000 lít hoá chất và 27.800 kg vôi bột để xử lý tiêu hủy và phun tiêu độc khử trùng chuồng trại chăn nuôi tại hộ có dịch và các hộ xung quanh. Tiến hành rà soát, thống kê, phân loại đàn lợn trên địa bàn để quản lý.
Triển khai phun hóa chất vệ sinh sát khuẩn các phương tiện ra, vào khu vực có ổ dịch.
Hiện tay, Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch bệnh động vật tỉnh Hà Giang đang tập trung thực hiện công tác phòng, chống dịch tả lợn châu Phi.
Theo đó, đối với các huyện đang có dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi xảy ra, đề nghị UBND các huyện chỉ đạo tập trung nguồn lực của địa phương, kịp thời hỗ trợ, bố trí kinh phí để tổ chức xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để phát sinh ổ dịch mới theo các văn bản chỉ đạo của tỉnh và ngành chuyên môn.
Thành lập các đoàn kiểm tra của huyện đi kiểm tra tất cả các xã để chỉ đạo việc tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh dịch trên địa bàn; kiểm tra chặt chẽ việc vận chuyển, giết mổ lợn, tiêu thụ sản phẩm của lợn; thực hiện vệ sinh khử trùng, tiêu độc theo quy định 01 lần/ngày trong vòng 1 tuần đầu và 3 lần/tuần trong 2-3 tuần tiếp theo tại vùng dịch và vùng bị dịch uy hiếp.
Cùng với đó, các địa phương cùng cơ quan chức năng tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi, thú y cơ sở để kịp thời phát hiện, khai báo và tiêu hủy triệt để lợn bệnh, lợn nghi bị bệnh trong vòng 24 giờ kể từ khi phát hiện lợn bệnh; hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện đúng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, tuyệt đối không vứt xác lợn bệnh, lợn chết ra môi trường làm lây lan dịch bệnh.
Đối với các địa phương chưa xảy ra dịch bệnh triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm ngăn chặn dịch bệnh vào địa bàn. Thường xuyên kiểm tra công tác phòng dịch tại các xã, thị trấn; thành lập các tổ liên ngành lưu động để kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển trái phép lợn, sản phẩm từ lợn vào địa bàn.
Các địa phương đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, vận động người chăn nuôi chủ động mua vaccine tiêm phòng dịch bệnh; chủ động khai báo và tiêu hủy đàn lợn bị bệnh, tuyệt đối không vứt xác lợn bệnh, lợn chết ra môi trường…
Khánh Hòa: Tiếp tục xuất hiện ổ dịch tả lợn Châu Phi tại xã Phước Đồng
Ông Huỳnh Kim Khánh, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Khánh Hòa xác nhận đã phát hiện ổ dịch tả lợn châu Phi tại xã Phước Đồng, thành phố Nha Trang.
Hiện cơ quan chuyên môn cùng chính quyền địa phương đang tập trung xử lý, tiêu hủy lợn chết đồng thời thực hiện tiêu độc khử trùng nhằm tránh dịch lây lan trên diện rộng.
Cán bộ thú y hướng dẫn hộ gia đình tự phun thuốc tiêu độc khử trùng. Ảnh: Đặng Tuấn/TTXVN
Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Khánh Hòa nhận định, nguy cơ xảy ra bệnh dịch tả lợn châu Phi trong thời gian tới rất cao. Theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Khánh Hòa, ngày 29/6, ổ dịch này được phát hiện tại hộ chăn nuôi của ông Trần Đình Bình ở thôn Phước Lợi, xã Phước Đồng với tổng đàn gồm 22 con lợn thịt khoảng 3-4 tháng tuổi. Trong số này, 3 con đã chết và 2 mẫu bệnh phẩm được xét nghiệm cho kết quả dương tính với bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Ông Huỳnh Kim Khánh, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Khánh Hòa cho biết: "Ngay sau khi phát hiện ổ dịch, chúng tôi đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương tiêu hủy toàn bộ đàn lợn mắc bệnh với tổng trọng lượng gần 900 kg, đồng thời thực hiện rắc vôi và phun thuốc khử trùng để ngăn chặn sự lây lan. Việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ tại các hộ chăn nuôi và các cơ sở giết mổ trên địa bàn là yếu tố then chốt để kiểm soát dịch bệnh".
Chi cục Chăn nuôi và Thú y Khánh Hòa cho biết, nguyên nhân chính dẫn đến ổ dịch tả lợn châu Phi tại xã Phước Đồng, Nha Trang được xác định là do một số yếu tố sau: Hộ chăn nuôi của ông Trần Đình Bình đã mua lợn từ một hộ chăn nuôi khác ở thành phố Cam Ranh. Quá trình này có thể đã mang theo mầm bệnh từ khu vực khác về. Ngoài ra, hộ chăn nuôi sử dụng thức ăn thừa từ các quán ăn, điều này không được đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, dẫn đến nguy cơ lây nhiễm bệnh cao. Hơn nữa, việc nuôi lợn trong chuồng hở tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus dễ dàng tiếp xúc với đàn lợn. Mặc dù đã tiêm phòng các loại vắc xin khác như dịch tả lợn cổ điển và tụ huyết trùng, nhưng lợn không được tiêm phòng chống dịch tả lợn châu Phi, dẫn đến khả năng đề kháng yếu trước loại virus này.
Để kiểm soát và ngăn chặn sự lây lan của dịch tả lợn châu Phi, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Khánh Hòa đã triển khai tiêu độc, khử trùng; tổ chức rắc vôi và phun thuốc vệ sinh, khử trùng chuồng trại và khu vực xung quanh hộ chăn nuôi có lợn mắc bệnh, cũng như các hộ chăn nuôi xung quanh; Thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh tại các hộ chăn nuôi lợn, lấy mẫu xét nghiệm các đàn lợn nghi mắc bệnh và xử lý kịp thời để tránh lây lan.
Hộ gia đình tự phun thuốc tiêu độc khử trùng. Ảnh: Đặng Tuấn/TTXVN
Thống kê lại toàn bộ số hộ nuôi lợn trên địa bàn xã Phước Đồng, ký cam kết với các hộ chăn nuôi không vận chuyển, bán chạy, giết mổ lợn nghi mắc bệnh, và báo ngay cho chính quyền địa phương và cơ quan thú y khi phát hiện lợn bệnh, chết nghi mắc bệnh truyền nhiễm. Các biện pháp này nhằm đảm bảo dịch tả lợn châu Phi không lan rộng, bảo vệ đàn lợn trong khu vực và duy trì an toàn sinh học trong chăn nuôi.
Hồi đầu tháng trước, một ổ dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện tại thôn Phước Lợi từ một hộ chăn nuôi với 61 con lợn. Cùng thời gian này, cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa cũng phát hiện một số xác lợn chết bị vứt bỏ tại bãi đất trống thuộc thôn Tân Phú, xã Cam Thành Bắc, huyện Cam Lâm. Ngay sau đó Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã tiến hành kiểm tra và ghi nhận có khoảng 100 con lợn chết, mỗi con nặng khoảng 80kg. Các mẫu bệnh phẩm từ xác lợn chết đã được gửi đi xét nghiệm và cho kết quả dương tính với bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Dịch tả lợn châu Phi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra, với đặc điểm chính là làm lợn sốt cao, xuất huyết và tử vong nhanh chóng.
Bệnh có tỷ lệ tử vong cao, mặc dù có vắc xin nhưng việc tiêm phòng chưa phổ biến. Khi phát hiện bệnh, cần phải tiêu hủy ngay đàn lợn bị nhiễm để ngăn chặn sự lây lan.
Lại bùng phát dịch tả lợn châu Phi ở Hải Phòng Dịch tả lợn Châu Phi bùng phát trở lại tại một số xã ở Hải Phòng và đang lây lan rộng. Một số con lợn bị dịch tả chết trong chuồng chăn nuôi tại Hải Phòng Thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hải Phòng, dịch tả lợn châu Phi đã tái phát tại xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy....