Hà Giang được ví như ‘ngọn hải đăng’ dành cho khách du lịch toàn cầu
Trong thời gian dài, Hà Giang vẫn luôn là một bí mật được giữ kín đối với những du khách thích phiêu lưu.
Theo trang Breaking Travel News, vào tháng 9 năm nay, Hà Giang – một tỉnh cực bắc của Việt Nam – đã vinh dự giành chiến thắng tại hạng mục “Hà Giang – Điểm đến văn hóa khu vực hàng đầu châu Á năm 2024″ (Asia’s Leading Regionnal Cultural Destination 2024).
Hà Giang – một tỉnh cực bắc của Việt Nam. Ảnh: Breaking Travel News
Sự công nhận này đã đưa Hà Giang lên bản đồ thế giới như một điểm đến du lịch đặc biệt, trong đó nổi bật là nền văn hóa sôi động, cảnh quan tuyệt đẹp và truyền thống dân tộc đã phát triển mạnh mẽ qua nhiều thế kỷ.
Sự trỗi dậy của Hà Giang
Trong quá khứ, cảnh đẹp Hà Giang ví như một bí mật được giữ kín đối với những du khách thích phiêu lưu. Nằm giữa những ngọn núi cực bắc của Việt Nam, nơi đây là sự kết hợp ngoạn mục của những đỉnh núi đá vôi gồ ghề, thung lũng sâu, ruộng bậc thang và những ngọn đồi phủ sương mù.
Ngày nay, vẻ đẹp nguyên sơ và sự giàu có về văn hóa của Hà Giang được ví như “ ngọn hải đăng” dành cho khách du lịch toàn cầu đang muốn tìm kiếm trải nghiệm khác biệt.
Theo trang Breaking Travel News, ngược lại với những điểm đến thương mại hóa, Hà Giang đang cố gắng duy trì vẻ đẹp nguyên sơ – một điều hiếm có trong bối cảnh du lịch ngày nay. Vốn dĩ với vẻ đẹp này, cùng với việc bảo tồn các nền văn hóa bản địa, đã đưa nơi đây trở thành điểm đến hấp dẫn toàn cầu.
Bức tranh mang đậm bản sắc văn hóa
Bản sắc văn hóa đa dạng là một trong những đặc điểm nổi bật giúp Hà Giang nổi bật trên bản đồ du lịch thế giới. Tỉnh này là nơi sinh sống của hơn 50 nhóm dân tộc thiểu số, bao gồm người H’Mông, Tày, Dao và Lô Lô.
Video đang HOT
Tr.ẻ e.m vui đùa trên những cánh đồng hoa tam giác mạch. Ảnh: Nam Nguyễn
Mỗi cộng đồng này đều duy trì truyền thống, trang phục và lễ hội độc đáo, mang đến cho du khách trải nghiệm phong phú về văn hóa.
Chuyến thăm Hà Giang giúp du khách có góc nhìn thực tế nhất về cuộc sống thường nhật của nhóm dân tộc này. Các khu chợ truyền thống như Chợ Đồng Văn không chỉ là trung tâm thương mại nhộn nhịp mà còn là không gian để mọi người từ nhiều dân tộc khác nhau tụ họp, mặc trang phục truyền thống, chia sẻ đồ thủ công, hàng hóa và ẩm thực địa phương ngon.
Người ta không thể nói về Hà Giang mà không nhắc đến Chợ tình Khau Vai sôi động, được tổ chức hàng năm.
Khâu Vai không chỉ là nơi bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, giá trị nhân văn cao đẹp mà còn là nơi ca ngợi mối tình trong sáng, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng về những giá trị tốt đẹp, góp phần xây dựng và phát triển chuẩn mực đạo đức xã hội, gia đình, tình yêu đôi lứa. Sự kiện này được ví như lễ kỷ niệm tình yêu và truyền thống, thể hiện một khía cạnh của cuộc sống ở Hà Giang có nguồn gốc sâu xa từ lịch sử và cảm xúc.
Đây cũng là nơi giao lưu, gặp gỡ để bảo tồn những nét đẹp văn hóa dân gian đặc sắc riêng có của đồng bào các dân tộc thiểu số và quảng bá thu hút du khách đến với Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn.
Cảnh quan hùng vĩ: Một kiệt tác thiên nhiên
Ngoài di sản văn hóa phong phú, vẻ đẹp tự nhiên của Hà Giang mang đến cảnh quan ngoạn mục và hùng vĩ. Cao nguyên đá Đồng Văn, Công viên địa chất toàn cầu của UNESCO, là một kỳ quan địa chất trải dài trên vùng cao nguyên Hà Giang. Những khối đá vôi đã hình thành trong hơn 400 triệu năm, là một trong những cảnh quan ấn tượng nhất ở Đông Nam Á, tạo nên địa hình khác lạ làm say đắm mọi du khách.
Hà Giang – mùa tam giác mạch. Ảnh: Nam Nguyễn
Một điểm nổi bật khác là đèo Mã Pí Lèng, thường được ca ngợi là một trong những đèo núi ngoạn mục nhất ở Việt Nam, mang đến tầm nhìn ngoạn mục ra dòng sông Nho Quế quanh co uốn lượn qua những vách đá cao chót vót.
Trong khi đó, những thửa ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì là minh chứng cho sự hòa hợp giữa thiên nhiên và các nhóm dân tộc địa phương đã thành thạo nghệ thuật canh tác ruộng bậc thang trong nhiều thế kỷ.
Du lịch bền vững và có trách nhiệm
Một phần thành công của Hà Giang nằm ở cam kết phát triển du lịch bền vững. Không giống như nhiều điểm đến khác, cộng đồng địa phương cùng với chính quyền Hà Giang đã nỗ lực đảm bảo phát triển du lịch tôn trọng môi trường và lối sống truyền thống.
Mô hình nhà dân, nơi du khách có thể ở cùng các gia đình địa phương tham gia hoạt động tại các làng dân tộc thiểu số, đã tạo dấu ấn thành công nhất định, giúp du khách vừa có trải nghiệm văn hóa, vừa góp phần hỗ trợ nền kinh tế địa phương.
Cùng với việc tham gia vào du lịch cộng đồng, ngành du lịch Hà Giang đang đóng góp trực tiếp vào nền kinh tế địa phương, đảm bảo người dân nơi đây qua nhiều thế hệ có thể vừa phát triển vừa duy trì các hoạt động văn hóa.
“Du khách đến tỉnh cực bắc của Việt Nam, Hà Giang, có thể chiêm ngưỡng một số cảnh quan kỳ thú nhất của đất nước. Khám phá những thửa ruộng bậc thang uốn lượn dưới thung lũng và trên các sườn đồi, lái xe dọc theo những con đường quanh co, hiểm trở và ghé thăm các làng dân tộc thiểu số cùng những khu chợ cuối tuần sôi động”, trang Breaking Travel News mô tả
Con đường huyết mạch được Bác Hồ đặt tên: Làm từ má.u xương hàng nghìn người, đẹp ngây ngất
Tuyến đường huyền thoại này có cái tên đặc biệt, do chính Bác Hồ đặt. Đây là con đường làm từ má.u xương của hàng nghìn thanh niên xung phong thế kỷ 20, đi qua rất nhiều cảnh đẹp có 1-0-2 của đất nước.
Đường Hạnh Phúc, con đường huyền thoại nối thành phố Hà Giang với bốn huyện vùng cao núi đá phía Bắc, được khởi công vào ngày 10/9/1959. Sau khi cách mạng tháng Tám thành công và chiến dịch Điện Biên Phủ giành thắng lợi, người dân miền núi và miền xuôi cùng đuổi giặc Pháp, bọn tay sai phải đầu hàng. Với mong muốn giúp miền núi phát triển như miền xuôi, Trung ương đã quyết định xây dựng con đường Hạnh Phúc. Hàng trăm thanh niên từ các tỉnh miền núi phía Bắc như Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn, và Lạng Sơn, được huy động, cùng chung tay mang sức trẻ góp phần xây dựng quê hương và cải thiện giao thông.
Ảnh minh họa
Để mở đường, hơn 1.300 thanh niên xung phong và hơn 1.000 dân công thuộc 16 dân tộc như Mèo, Tày, Dao, Pu Péo, Lô Lô... từ các tỉnh đã phải đào đục gần 3 triệu mét khối đá chỉ với các dụng cụ thô sơ như búa và xà beng. Công việc vô cùng vất vả, họ phải cạy, đục, khuân đá trong điều kiện thiếu thốn, một ngày công lao động chỉ đổi lại được khoảng 1kg gạo.
Mặc dù thiếu lương thực, nước, dầu, và rau xanh, đoàn thanh niên vẫn làm việc hăng say trong điều kiện khắc nghiệt của vùng núi cao, với mùa hè nóng rực và mùa đông rét buốt. Có những ngày, nhiệt độ xuống dưới không độ, nước đóng băng trên đá, và hàng ngàn người vẫn kiên trì đục đá làm đường. Nơi đây còn chứng kiến 14 thanh niên xung phong nằm lại vĩnh viễn trong quá trình làm đường.
Cuối cùng, đến năm 1965, con đường Hạnh Phúc chính thức hoàn thành, mang theo niềm vui vỡ òa của người dân. Đây không chỉ là sự kiện mở ra một kỷ nguyên mới cho cao nguyên đá Hà Giang mà còn là biểu tượng của tinh thần đoàn kết và ý chí vượt khó của đồng bào các dân tộc. Cũng trong năm này, Bác Hồ kính yêu đã đặt tên con đường là "Con đường Hạnh phúc", một cái tên ý nghĩa thể hiện ước vọng về sự ấm no và phát triển bền vững.
Hơn 60 năm kể từ khi hình thành, con đường Hạnh Phúc đã làm thay đổi toàn diện cuộc sống của đồng bào trên cao nguyên đá, giúp cuộc sống nơi đây phát triển vượt bậc, gấp hơn 100 lần so với thời kỳ chưa có đường. Đường Hạnh Phúc đã phá thế cô lập, mở ra cơ hội phát triển kinh tế, giao thương và kết nối cho hàng vạn đồng bào các dân tộc thiểu số.
Ngày nay, đường Hạnh Phúc được mệnh danh là một trong những con đường kỳ vĩ nhất Việt Nam, gắn liền với những địa danh du lịch nổi tiếng như đèo Mã Pì Lèng, dốc Bắc Sum, dốc Thẩm Mã, cổng trời Quản Bạ và Vách đá trắng. Bất kể thời điểm nào trong năm, cung đường này đều mang đến cho du khách những trải nghiệm độc đáo và ấn tượng. Tuyến đường này đẹp và cũng là kỳ tích của quãng thời gian gian khổ của dân tộc. Vậy nên khi nói về nó, người ta vẫn ưu ái mô tả đây là nơi đất đá cũng hóa thành hoa.
Mỗi mùa trong năm, con đường lại khoác lên mình một vẻ đẹp riêng, làm say lòng những ai ghé thăm. Mùa đông, sắc xám đen của mây trời và sương mù phủ kín tạo nên không gian huyền ảo, lạnh lẽo nhưng đầy quyến rũ. Mùa hè, ánh bình minh rực rỡ chiếu qua, khiến con đường như bừng sáng giữa đại ngàn. Đặc biệt, từ tháng 9 đến tháng 11, con đường trở nên thơ mộng hơn bao giờ hết với sắc vàng của lúa chín đan xen sắc hồng, tím của những cánh đồng hoa tam giác mạch.
Trên hành trình khám phá cung đường Hạnh Phúc, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng cảnh quan ngoạn mục mà còn có cơ hội ghé thăm những điểm đến nổi tiếng của Hà Giang. Đèo Mã Pí Lèng - "vua của các con đèo Việt Nam" - nằm trên cung đường này, mang đến tầm nhìn toàn cảnh cao nguyên đá Đồng Văn hùng vĩ. Ngoài ra, cột cờ Lũng Cú, nhà của Pao và nhiều địa điểm đặc trưng khác của văn hóa vùng cao cũng là những điểm dừng chân đầy thú vị, giúp hành trình thêm phần ý nghĩa và đáng nhớ.
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hoa tam giác mạch ở Suôi Thầu, tỉnh Hà Giang Nằm cách thị trấn Cốc Pài, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang khoảng 5 km, trên độ cao hơn 1.200 m so với mực nước biển, một thảo nguyên mang tên Suôi Thầu với hàng vạn cây hoa tam giác mạch là điểm dừng chân hấp dẫn với khách du lịch khi ghé thăm vùng đất phía Tây của tỉnh Hà Giang. Giữa...