Hà Giang: Đồng Văn bảo tồn, phát triển vùng chè Shan tuyết Lũng Phìn
Chè Shan Tuyết, xã Lũng Phìn, huyện Đồng Văn ( Hà Giang) được biết đến là giống chè nổi tiếng, mang hương vị đặc trưng của vùng núi đá, có giá trị kinh tế cao.
Cán bộ phòng NN&PTNT huyện Đồng Văn hướng dẫn người dân chăm sóc chè. Ảnh tư liệu
Ông Nguyễn Thanh Viễn, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Đồng Văn cho biết: Cây chè Shan tuyết Lũng Phìn được trồng ở độ cao trên 1.000 mét so với mực nước biển, được người dân chăm sóc, thu hái và chế biến thủ công, không sử dụng phân bón và thuốc hóa học. Theo đánh giá của Trung tâm Nghiên cứu và phát triển chè, Viện KH – KT nông nghiệp miền núi phía Bắc, chất lượng chè Lũng Phìn rất đặc biệt, có hàm lượng Axitamin trong chè cao từ 3 – 4%, cao nhất so với các vùng chè trên cả nước. Tuy nhiên thời gian qua sản phẩm chè chủ yếu thu hái, chế biến và kinh doanh tại địa phương, nên chưa mang lại kinh tế cho các hộ gia đình trồng chè.
Tuy nhiên, do tập quán canh tác còn nhỏ lẻ, thiếu sự chăm sóc, kỹ thuật chế biến còn lạc hậu, công tác bảo quản sản phẩm chè chưa đúng cách, nên giá trị kinh tế mang lại chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương. Những năm gần đây, huyện Đồng Văn đặc biệt quan tâm và triển khai nhiều giải pháp để bảo tồn, phát triển diện tích, giúp người dân nâng cao thu nhập từ cây chè Shan tuyết.
Để khai thác có hiệu quả diện tích cây chè Shan tuyết của xã Lũng Phìn, huyện Đồng Văn đã có chính sách hỗ trợ giống và lương thực để nhân giống và nhân rộng diện tích giống chè Shan tuyết Lũng Phìn, hỗ trợ đầu tư dây truyền chế biến hiện đại, hướng dẫn kỹ thuật sao chè có chất lượng, đảm bảo hương vị. Đồng thời huyện giúp đỡ người dân xây dựng, quảng bá thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm cho các hộ gia đình, nhờ đó đến nay sản phẩm chè Shan tuyết Lũng Phìn, giữ được uy tín, từng bước nâng cao giá trị sản phẩm. Từ diện tích 3,6 ha cây chè cổ thụ, trên địa bàn 3 thôn, đến nay xã Lũng Phìn đã có hơn 83 ha chè, trên địa bàn 8 thôn và có 121 hộ gia đình tham gia trồng chè .Trong đó diện tích chè cho thu hoạch là 33 ha, năng suất 7,4 tạ/ha; sản lượng đạt hơn 24 tấn/năm.
Gia đình anh Sùng Nhẻ Mua, thôn Cán Pẩy Hở A, xã Lũng Phìn có khoảng 300 cây chè cổ thụ, những năm trước kia diện tích chè không được chăm sóc và thu hái thành sản phẩm có giá trị kinh tế, mà chủ yếu để phục vụ gia đình với sản lượng thấp. Từ năm 2016 đến nay, gia đình anh được tham gia tập huấn, hướng dẫn về kỹ thuật chăm sóc, cắt tỉa và liên kết trong khâu thu hái, chế biến sản phẩm, nhờ đó mỗi năm gia đình thu được từ 30 đến 40 triệu đồng từ diện tích chè, trở thành nguồn thu nhập chính của gia đình .
Video đang HOT
Với sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp, các ngành trong huyện, đến nay cây chè cổ thụ xã Lũng Phìn, huyện Đồng Văn đã và đang được người dân bảo vệ, chăm sóc theo hướng hữu cơ; từng bước hoàn thiện quy trình công nghệ chế biến với thiết bị hiện đại, giúp người dân vùng chè ổn định thu nhập, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái theo hướng canh tác bền vững, tạo ra sản phẩm an toàn, tự nhiên đối với cây chè Shan tuyết của địa phương.
Siết chặt quản lý phương tiện kinh doanh vận tải
Phó thủ tướng Trương Hòa Bình mới đây đã yêu cầu xử lý nghiêm chủ doanh nghiệp để xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng và truy trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước liên quan.
Kiểm tra xử lý nghiêm những vi phạm đối với chủ phương tiện kinh doanh vận tải.
Doanh nghiệp vận tải không vô can
Theo thống kê từ Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, trong 10 tháng năm 2020, toàn quốc xảy ra 11.653 vụ tai nạn giao thông, làm chết 5.456 người, bị thương 8.630 người. So với 10 tháng năm 2019, giảm 2.598 vụ (18,23%), giảm 862 người chết (13,64%) và giảm 2.243 người bị thương (20,63%).
Tuy nhiên, từ tháng 6/2020 đến nay, trên địa bàn cả nước liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến ô tô kinh doanh vận tải, làm chết và bị thương nhiều người, khiến dư luận bức xúc, bất an.
Nghiêm trọng nhất là vụ tai nạn giao thông ngày 26/7 tại Quảng Bình làm 15 người chết, 22 người bị thương. Ngoài ra, còn có vụ tai nạn giao thông tại Kon Tum ngày 11/7 làm 6 người chết, 35 người bị thương; tại Bình Thuận ngày 21/7 làm 8 người chết, 7 người bị thương. Mới đây, ngày 6/11, một vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại tuyến đường liên thôn Bản Mồ (thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn, Hà Giang) khiến 3 du khách người Đà Nẵng tử vong, 4 người khác bị thương...
Tại cuộc họp Thường trực Ủy ban An toàn giao thông quốc gia mới đây, Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia chỉ rõ, những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng nêu trên là do hành vi vi phạm quy định pháp luật về trật tự, an toàn giao thông của lái xe, chủ xe như người lái xe điều khiển phương tiện vi phạm tốc độ, đi sai phần đường, sai luồng, tuyến đăng ký, vi phạm nồng độ cồn, chở quá tải, sức khỏe không bảo đảm, buồn ngủ, lái xe không có bằng lái phù hợp loại phương tiện, thiếu ý thức, không tuân thủ quy tắc điều khiển khi đi trên đoạn đường đèo dốc.
Đánh giá một cách thẳng thắn, nguyên nhân cơ bản gây ra các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng chính là sự buông lỏng, thiếu trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh vận tải trong việc thực hiện phương án bảo đảm an toàn giao thông theo quy định, quản lý lái xe lỏng lẻo, chạy sai lộ trình, không có thiết bị giám sát hành trình...
"Việc này tuy đã nhắc đi, nhắc lại nhiều lần, nhưng từ đó đến nay, vẫn chưa có một trường hợp chủ phương tiện, doanh nghiệp vận tải nào bị xử lý hình sự do vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông trong kinh doanh vận tải, để xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng. Không thể nói các chủ doanh nghiệp vô can khi để lái xe nghiện ma túy, lái xe không có bằng lái đúng loại xe. Do đó, cần nghiêm túc làm rõ vấn đề này. Cần xác định trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương; làm rõ việc phân công, phân cấp trong tuần tra, kiểm soát của lực lượng chức năng...", Phó thủ tướng nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, Phó thủ tướng cũng yêu cầu, xác định trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, bởi tình hình xảy ra như trên có trách nhiệm quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương.
"Tôi đã giao các bộ, ngành, địa phương kiểm tra doanh nghiệp kinh doanh vận tải, nhưng việc này làm chưa quyết liệt, trật tự lòng lề đường, hành lang an toàn giao thông chưa bảo đảm. Đề nghị các cấp, các ngành quyết liệt hơn", Phó thủ tướng chỉ đạo.
Những giải pháp cấp bách
Để khắc phục, hạn chế tai nạn giao thông nói chung và tai nạn giao thông liên quan đến hoạt động kinh doanh vận tải bằng ô tô nói riêng, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình đề ra hàng loạt giải pháp cấp bách.
Liên quan vụ tai nạn thảm khốc ở Hà Giang khiến 3 du khách người Đà Nẵng tử vong và 4 người bị thương, Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an đã chỉ đạo Cục Cảnh sát giao thông phối hợp Tổng cục Đường bộ Việt Nam rà soát, đánh giá toàn diện hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ôtô, tập trung vào các điều kiện an toàn của xe chở học sinh, xe chở khách du lịch. Từ đó, kiến nghị giải pháp ngăn chặn những điều kiện có khả năng gây mất an toàn; tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm của cá nhân, tổ chức là chủ xe, lái xe kinh doanh vận tải hành khách.
Thứ nhất, giao Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) báo cáo về việc kiểm tra các doanh nghiệp có lái xe điều khiển gây tai nạn giao thông từ tháng 1/2019 đến nay; chú trọng xử lý đối với vi phạm của chính phương tiện gây tai nạn giao thông và kiến nghị xử lý cơ quan cấp giấy phép doanh nghiệp vận tải.
Thứ hai, giao Bộ Công an báo cáo xử lý trách nhiệm của chủ phương tiện, chủ cơ sở kinh doanh vận tải có lái xe gây ra tai nạn nghiêm trọng từ tháng 1/2019 đến nay. Yêu cầu lực lượng công an duy trì tuần tra kiểm soát xe tải, xe khách trong khoảng thời gian từ 21 giờ đêm đến 5 giờ sáng; gắn trách nhiệm người đứng đầu đơn vị phụ trách, quản lý các tuyến đường; xử lý nghiêm những cá nhân, tổ chức làm giả giấy khám sức khỏe, giấy phép lái xe.
Đối với các sở GTVT của các tỉnh, thành phố, Bộ GTVT yêu cầu tiếp tục xử lý các vị trí điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trên các tuyến đường bộ do địa phương quản lý; chú trọng các đoạn tuyến đi qua khu vực đèo dốc, nguy hiểm. Đặc biệt, tổ chức thanh, kiểm tra đối với các đơn vị kinh doanh vận tải có phương tiện vi phạm; chú trọng kiểm tra các đơn vị kinh doanh vận tải có phương tiện gây tai nạn; xử lý nghiêm đối với hành vi chủ xe giao phương tiện kinh doanh vận tải cho lái xe không đủ điều kiện điều khiển phương tiện và kiến nghị xử lý trách nhiệm của cơ quan cấp giấy phép kinh doanh vận tải (nếu có sai phạm).
Khẩn trương cứu chữa bệnh nhân trong vụ tai nạn giao thông ở Hà Giang Ngay 9/11, Bênh viên Đa khoa tinh Ha Giang đa tiêp nhân 4 bênh nhân trong vu tai nan giao thông đăc biêt nghiêm trong xay ra vao trưa 8/11 tai thôn Ban Mô, thi trân Đông Văn, huyên Đông Văn (Ha Giang) khiên 3 ngươi chêt va 4 ngươi bi thương đê theo doi va điêu tri. Trước đó, 4 bệnh nhân...