Hà Giang: Dân “lật” ruộng tìm… vàng
Nằm cách trung tâm huyện Vị Xuyên – Hà Giang trên 30km, xã Kim Thạch được coi là khu vực có vàng sa khoáng. Tuy nhiên, thời gian gần đây, mỗi ngày có vài chục hộ nông dân trong xã rủ nhau đi lật tung từng thửa ruộng, đào khoét với mong ước tìm được vàng để “đổi đời”.
Bản Trang, một thôn gần trụ sở xã Kim Thạch, có tới 11 hố đào thủ công dưới ruộng. Tại đây PV đã bắt gặp 2 tốp “thợ vàng” đang hì hục đào, đãi ở những thửa ruộng ven bờ suối. Không ít hố được đào, khoét và đùn lên những đống đá, sỏi trình ình trên mặt ruộng.
Dưới suối, người dân dùng máng gỗ lắc, giật để kiếm vàng, đất bùn từ máng trôi ra quẩn đục cả một đoạn suối. Thấy PV cầm máy ảnh và máy quay, những người đào vàng thì thào… nhà báo đấy. Bởi vậy, khi chúng tôi hỏi bà con đào thế này có biết là vi phạm pháp luật đất đai và tài nguyên môi trường không, một người đàn ông trả lời một cách vô tư: “Khó khăn quá, phải đào để kiếm sống thôi, đào trên ruộng nhà mình chứ có đào ở nhà ai đâu…!”.
Người dân đào vàn tại Bản Khè.
Khi đi sâu vào xã Kim Thạch, PV còn phát hiện tại Bản Thấu, Bản Khò, tình trạng đào đãi vàng trên đất ruộng cũng không kém phần “sôi động”. Với các phương tiện thủ công gồm cuốc, xẻng, xà beng, xô, chậu…, một số hộ dân tại các thôn trên đã đào, bới tại không ít thửa ruộng. Từ đó, đã hình thành nên rất nhiều hố, hầm giữa các mảnh ruộng, có những hố sâu trên 3m.
Vào Bản Khò, dù đã gần 5 giờ chiều, nhưng một nhóm khoảng hơn chục người dân vẫn miệt mài đào, đãi tại một khu ruộng. Thanh niên khỏelàm nhiệm vụ đào, khoét, chuyển đất lên trên cho phụ nữ mang ra bờ suối đãi. Tại một đoạn suối nhỏ bùn đất loang lổ, đục ngầu, tôi gặp một cặp vợ chồng mặt mũi, chân tay lấm lem đang hì hục đãi.
Chị vợ cho biết: “Chẳng biết làm gì lúc này nên phải đào vàng thôi, con cái đang tuổi ăn học nên cần tiền lắm”. Cặp vợ chồng trên cũng cho biết, vàng cám đãi được mang ra mấy hiệu vàng ở ngoài thành phố Hà Giang để bán…
Một thanh niên đang mải khoét hầm tìm vàng.
Được biết, con suối chảy qua xã Kim Thạch trong vắt xưa kia giờ đây lúc nào cũng đục ngầu. Những thửa ruộng bị đào bới bung bét, ruộng đồng vốn màu mỡ phải mất bao năm cải tạo mới có được giờ đây đã bị biến thành các hố sâu bởi nạn khai thác vàng trái phép.
Video đang HOT
Trước tình trạng trên, Bí thư Đảng ủy xã Kim Thạch là ông Hoàng Tiến Dũng, cho biết đầu năm nay trên địa bàn xã cũng có hiện tượng dân đào, đãi vàng trái phép trên đất ruộng. Lợi dụng vào ngày thứ bẩy, chủ nhật (khi xã không làm việc!?) một số hộ dân đã đào ruộng để tìm vàng. Do đó, Đảng ủy xã đã chỉ đạo triển khai vận động, tuyên truyền người dân chấm dứt việc đào, đãi vàng trái phép.
Ngoài ra, ông Hoàng Tiến Dũng cho biết, thực hiện sản xuất vụ đông, năm nay xã chỉ đầu tư được 20 triệu đồng để khuyến khích nhân dân sản xuất…
Theo Bee.net.vn
Hà Nội: Xới tung ruộng tìm vàng, chính quyền "vờ" không biết ?
Con suối cung cấp nước tưới tiêu cho lúa, hoa màu vốn trong xanh bỗng chốc nước đỏ quạch; ruộng vườn bị cày xới tan nát, gia cầm chết dần, chết mòn vì nhiễm chất độc từ nước suối... Đó là thực trạng đang diễn ra tại bãi khai thác vàng ở xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.
"Móc ruột" ruộng đồng, sông suối tìm vàng
Ruộng đồng bị "móc ruột" vì vàng. (ảnh: Đạt Lê).
Khi chúng tôi đặt chân tới địa phận thôn Núi Bé, xã Nam Phương Tiến, ngay trước mắt hiện ra như một thảm cảnh: Con suối Vai Chồ với màu nước lờ đờ chảy bởi sự đặc quánh của bùn đất. Cách đó chừng vài trăm mét là một công trường khai thác vàng với những tiếng máy xúc, ủi, giàn đãi hoạt động rầm rộ xé nát sự tĩnh lặng trời trưa nơi miền quê...
Ngày đêm các máy móc hoạt động rầm rộ. (ảnh Đạt Lê).
Anh Nguyễn Văn H, người dân địa phương đưa chúng tôi vào sát vào bãi vàng, anh H cảnh báo: "Bãi vàng tự phát này của một nhóm đối tượng có máu mặt ở địa phương. Để tiếp cận mọi người nên tự đề phòng tránh để họ phát hiện kẻo hệ luỵ đối với người dân chúng tôi...". Men theo con đường hơn 1km đầy sỏi đá lởm chởm, hai bên đường lúa đã được thu hoạch chỉ còn trơ lại những gốc rạ. Tuy nhiên, lộ rõ trên cánh đồng đó là cảnh tượng những mương nước với màu đục ngàu chảy len lách theo những con lạch cấp nước tưới tiêu cho hoa màu.
Đồng nghĩa với suối nước bị ô nhiễm... (ảnh Đạt Lê).
Chị Th, một người dân bức xúc: "Cứ cái cảnh cày xới tung suối, ruộng cấy lên để khai thác vàng như thế này thì người nông dân sẽ chết đói mất. Nguồn nước vốn trong xanh của suối Vai Chồ tưới cho lúa giờ vàng ố toàn bùn, ô nhiễm nghiêm trọng".
Vốn dựa vào nguồn thu chính là chăn nuôi gia cầm, gia đình ông C, hơn nửa tháng qua bị nguồn nước của con suối đầu độc khiến đàn vịt của gia đình đổ bệnh chết hàng loạt. "Nước vàng khé, đặc sệt như thế thì con gì sống nổi, đãi vàng tất yếu phải sử dụng hoá chất tại thảm đãi thì mới lấy được vàng. Hoá chất trộn vào nước khiến ngan, vịt uống vào sinh bệnh, cứ thế rồi chết dần. Không biết nhóm vàng tặc này đày đoạ người dân đến khi nào?". - Ông C bức xúc nói.
Người dân đau xót trước cảnh ruộng đồng bị cày xới, gia cầm chết hàng loạt nhưng không dám lên tiếng vì sợ vàng tặc trả thù... (ảnh: Đạt Lê).
Mục sở thị, chúng tôi không khỏi bất ngờ chứng kiến cảnh những ô ruộng bị băm nát, khoét sâu như hố bom. Những chiếc máy xúc, máy ủi vẫn rầm rộ "móc ruột" từng thửa ruộng. Hàng nghìn m2 đất nông nghiệp đã bị xới tung, dòng suối với ngổn ngang đá quậy.
Chính quyền "bảo kê" cho vàng tặc?
Theo những người dân địa phương cho biết, tình trạng khai thác vàng tại suối Vai Chồ (dài khoảng 3km, chảy qua địa phận 2 xã: Liên Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình và xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) diễn ra từ những năm 1982 - 1983. Tuy nhiên, hoạt động khai thác vàng rầm rộ nhất là sau những năm 1990...
Máy múc, giàn đãi hoạt động rầm rộ nhưng chính quyền lại không biết? (ảnh: Đạt Lê).
Đến đầu năm 2010 - 2011, một số đối tượng lại ngang nhiên cày xới đất nông nghiệp tìm vàng. Đặc biệt, từ đầu tháng 11 đến nay, các nhóm vàng tặc thoả sức lộng hành. "Máy xúc, máy ủi hoạt động rầm rầm suốt ngày đêm, dọc theo con suối những thửa ruộng bị moi móc tạo nên cảnh hoang tàn. Nếu cứ đà này, con suối sẽ biến mất, môi trường bị huỷ hoại... Phải chăng có sự hậu thuẫn từ phía chính quyền đối với các chủ khai thác vàng?" - một người dân bất bình nói.
Cũng theo nhiều người dân địa phương, gần đây, một số người dân có ruộng cấy tại cánh đồng Vai Táo (chạy dọc theo con suối) được các đối tượng khai thác vàng thuê với giá 20 triệu đồng/sào để đãi vàng. Từ đó, các nhóm vàng tặc khai thác kiểu cuốn chiếu: từ hạ nguồn tiến dần lên phía thượng nguồn con suối.
Nguồn nước ô nhiễm sẽ tiếp tục len lách khắp ruộng đồng và chảy vào hồ Miễu. (ảnh: Đạt Lê).
Bà N, ở Nam Phương Tiến cho biết: "Nước ô nhiễm chảy vào hồ Miễu, là nơi cung cấp nước tưới tiêu cho 5 - 6 xã của Chương Mỹ. Như vậy, ai đảm bảo rằng người dân không bị ảnh hưởng từ nguồn nước đó. Do các đối tượng khai thác vàng đều có máu mặt nên người dân không dám đứng ra tố cáo vì sợ bị trả thù. Vì vậy, mà người dân địa phương đành... im lặng".
Trước tình trạng vàng tặc hoành hành, ông Nguyễn Huy Phong - Chủ tịch UBND xã Nam Phương Tiến nói: "Trước đây 20 năm thì tình trạng khai thác vàng thủ công là có. Nhưng từ đó đến nay không có hiện tượng khai thác vàng tại địa phương".
Khi PV đặt câu hỏi vì sao dòng suối bị cày xới đục ngàu, ruộng cấy bị đào sâu, băm nát; máy móc hoạt động rầm rộ nhưng chính quyền không biết? Ông Phong lý giải: Mới đây, ngày 15.11 có 14 hộ dân thôn Núi Bé làm đơn xin cải tạo mặt bằng đất nông nghiệp (diện tích 5200m2) do đó đơn vị thi công có đưa máy xúc, máy ủi vào san lấp...
PV tiếp tục đặt câu hỏi, phía đơn vị nào được thuê san lấp và vì sao lại xuất hiện giàn máy đãi vàng? Trước câu hỏi này, ông Phong biện minh: "Xã đồng ý cho người dân dồn điền đổi thửa, còn việc người dân thuê đơn vị nào san lấp tôi không biết". Điều khó hiểu là ngay sau đó ông Phong lại khẳng định: "Họ lắp giàn và phun nước đãi được cái gì tôi không biết, nhưng chắc chắn mấy cái máy múc không thể làm ô nhiễm được dòng suối. Tôi dám chắc là nước suối bị đục nhưng không có hoá chất gây ô nhiễm" (?).
Laodong.com.vn sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc về vụ việc này...
Theo Lao Động
Đào trộm mộ để tìm vàng Bà Phạm Thị Huệ (49 tuổi, ở thôn Xuân Bình, xã An Xuân, H.Tuy An) là con gái út của người quá cố đã bị đào trộm mộ, kể: "Mẹ tôi (Nguyễn Thị Chuyền, 88 tuổi) vừa qua đời ngày 7.9.2011. Gia đình đã tổ chức an táng sau đó hai ngày tại nghĩa trang tư gia, cách nhà khoảng 1 km. Mộ...