Hả giận mất khôn
Biết chuyện mẹ kế đánh và bắt con mình quỳ xin lỗi, người mẹ đẻ tới nhà xông vào đánh mẹ kế thì bị chồng cũ đánh lại gây thương tích.
Chia sẻ với phóng viên, luật sư Đỗ Thành Hưng (Hà Nội) cho biết ông đang hỗ trợ pháp lý cho một phụ nữ vừa là nạn nhân vừa là bị can trong một vụ ẩu đả cũng chỉ vì xuất phát từ tình yêu con.
Ảnh minh họa.
Chị Phạm Thị Thanh Tâm (38 tuổi) ở Sóc Sơn, Hà Nội là người phụ nữ một mình nuôi 2 con nhỏ (con trai 13 tuổi, con gái 7 tuổi).
Chị Tâm chia sẻ, chị lấy chồng rồi sinh 2 con đủ nếp đủ tẻ nhưng cuộc sống vợ chồng lại không hạnh phúc vì chồng chị ngoại tình nhiều lần.
Video đang HOT
Dù hai bên gia đình vun đắp và bản thân chị đã cố gắng hàn gắn nhiều lần nhưng cuộc hôn nhân vẫn tan vỡ. Đầu năm 2019 hai vợ chồng ly hôn. Tòa án cho chị Tâm được quyền nuôi 2 con. Mẹ con chị về nhà ngoại sinh sống.
Chị tưởng chừng mọi chuyện đã chấm dứt, chỉ cần yên ổn làm ăn là được nhưng người tình của chồng cũ lại luôn tìm cớ cà khịa, thậm chí còn nhắn tin khiêu khích nhiều lần.
Ngày 21/2/2020 chồng cũ có đón con gái về nơi làm việc (xưởng sản xuất kèm nơi ở) để thăm nom, chăm sóc. Chị Tâm cũng vui vẻ đồng ý để con về đó chơi 2 ngày.
Tối hôm con gái chị trở lại nhà thì chị phát hiện đầu gối cháu xước và bầm tím một chút. Chị hỏi han thì cháu bảo là “cô ở cùng bố” quát, đánh và bắt con quỳ xin lỗi, nếu con không ngoan thì cô sẽ đánh con và không cho con sang chơi nữa.
Chị Tâm gọi điện thoại cho chồng cũ để hỏi chuyện thì anh ta không bắt máy. Vốn sẵn bao nhiêu uất ức dồn nén từ trước đến giờ, lần này chị quyết tâm đi sang bên đó để hỏi chuyện cho ra nhẽ.
Khi gặp chị Nguyễn Thị Hồng (người đang sống chung như vợ chồng với chồng cũ) thì hai bên nói chuyện, lời qua tiếng lại rồi dẫn đến xô xát. Chị Tâm dùng tay tát và đánh chị Hồng.
Chồng cũ về thấy cảnh tượng đó thì xông vào tát, đấm chị Tâm. Sau đó còn dùng sống dao đập vào người chị. Chỉ khi mọi người can ngăn và gọi công an đến thì mọi việc mới chấm dứt.
Qua giám định xác định chị Tâm bị thương tích 7%, chị Hường thương tích là 3%. Cả chị Tâm và chồng cũ đều bị khởi tố và truy tố về hành vi cố ý gây thương tích cho người khác với tình tiết là mang tính chất côn đồ.
Chị Tâm vừa là bị hại và cũng vừa là bị can, mặc dù đây là 2 quan hệ pháp luật khác nhau nhưng lại cùng xảy ra trong một vụ việc.
Tình mẫu tử rất thiêng liêng, người làm mẹ, làm cha luôn yêu thương con cái vô bờ bến. Tuy nhiên, khi hành động bất kì vì điều gì cũng cần phải cân nhắc, không phải cứ dùng bạo lực thì sẽ giải quyết được vấn đề. Việc tùy tiện sử dụng bạo lực rất có thể sẽ phải trả giá đắt, chịu xử phạt của pháp luật, mà điều này là không đáng xảy ra.
Tên các nhân vật trong bài được thay đổi.
6 tháng đầu năm, Lạng Sơn tiếp nhận hỗ trợ 3 nạn nhân bị mua bán
Báo cáo từ Ban chỉ đạo 138 tỉnh Lạng Sơn cho biết, từ ngày 01/01/2016 đến ngày 15/6/2020, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh tiếp nhận và hỗ trợ 65 nạn nhân bị mua bán.
Chung tay phòng chống mua bán người và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán. (Ảnh minh họa)
Theo Ban chỉ đạo 138 tỉnh Lạng Sơn, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các cơ quan chức năng ở địa phương trong việc tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về theo quy định của pháp luật, tạo điều kiện cho các nạn nhân bị mua bán trở về được tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ pháp lý, y tế; khuyến khích tổ chức, cá nhân Việt Nam tham gia công tác hỗ trợ nạn nhân... góp phần bảo đảm cho các nạn nhân bị mua bán khi trở về đều có cơ hội tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản, hòa nhập cộng đồng. Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn không có cơ sở hỗ trợ nạn nhân chuyên biệt mà sử dụng Cơ sở Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh vừa là cơ sở tiếp nhận ban đầu, vừa là cơ sở hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về.
Từ ngày 01/01/2016 đến ngày 15/6/2020, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp nhận và hỗ trợ 65 nạn nhân bị mua bán. Trong 6 tháng đầu năm 2020, Cơ sở Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh đã tiếp nhận 3 nạn nhân bị mua bán. Số nạn nhân trên đã được đưa vào Cơ sở Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh và bố trí chỗ ăn, nghỉ, bảo vệ, quản lý, kiểm tra sức khoẻ và chữa bệnh ban đầu.
Ngoài ra, Cơ sở Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh còn tiếp nhận và hỗ trợ cho gần 1.000 trường hợp là công dân Việt Nam xuất cảnh trái phép bị trao trả do các lực lượng chức năng tỉnh chuyển đến. Sau khi cơ quan công an hoàn tất công tác điều tra, xác minh và phân loại đối tượng, Cơ sở Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh tiếp tục hướng dẫn đối tượng hoàn tất thủ tục, đồng thời hỗ trợ tiền ăn đường, tiền tàu xe cho họ trở về gia đình.
Do đặc thù địa hình là tỉnh biên giới nên hơn 90% các nạn nhân được tiếp nhận là người ngoài tỉnh, do đó công tác hỗ trợ tập trung chủ yếu vào hỗ trợ nhu cầu thiết yếu và hỗ trợ đi lại cho các nạn nhân. Trong 5 năm không tiếp nhận trường hợp nạn nhân bị mua bán là người dân trong tỉnh.
Luật sư cung cấp chứng cứ ngoại phạm của Hồ Duy Hải đến Chủ tịch nước Ngày 14/5, luật sư Trần Hồng Phong, người hỗ trợ pháp lý cho gia đình Hồ Duy Hải, cho biết vừa gửi đơn và cung cấp chứng ngoại phạm của Hồ Duy Hải đến Chủ tịch nước. Theo luật sư Phong, ngay sau phiên toà giám đốc thẩm, ông cùng cộng sự rà soát lại toàn bộ hồ sơ vụ án và phát...