Hạ chuẩn tín dụng vay phải đề phòng phát sinh nợ xấu
Theo Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú, NHNN đã và đang chỉ đạo toàn ngành triển khai nhanh nhất để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng quán triệt quan điểm, tháo gỡ khó khăn nhưng không hạ chuẩn tín dụng trong cho vay.
LienVietPostBank cam kết đủ nguồn lực tín dụng để hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại do COVID-19. Linh Cầm.
Ông Nguyễn Quốc Hùng – Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) cho biết: Sau hơn 2 tháng triển khai quyết liệt, tính đến ngày 25/5, các tổ chức tín dụng (TCTD), kể cả công ty tài chính, ngân hàng nước ngoài đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho hơn 223.000 khách hàng với dư nợ hơn 151.000 tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho hơn 320.000 khách hàng với dư nợ trên 1,14 triệu tỷ đồng.
Ngoài ra, các TCTD cho vay mới lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ ngày 23/1 đến nay đạt trên 767.000 tỷ đồng cho hơn 196.000 khách hàng, lãi suất thấp hơn phổ biến từ 0,5 – 2,5% so với trước dịch. Ngân hàng chính sách xã hội đã gia hạn nợ cho hơn 150.000 khách hàng với dư nợ hơn 3.800 tỷ đồng, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ cho hơn 75.000 khách hàng với dư nợ gần 1.600 tỷ đồng, cho vay mới đối với hơn 680.000 khách hàng với dư nợ hơn 25 nghìn tỷ đồng.
Để chia sẻ khó khăn cho doanh nghiệp, từ đầu năm 2020 đến nay, NHNN đã 2 lần công bố giảm lãi suất cho vay đối với 5 nhóm lĩnh vực ưu tiên với mức giảm lên tới 1% về còn tối đa là 5% đã hỗ trợ cho các đối tượng này tiết giảm chi phí vốn, vượt qua những khó khăn do đại dịch COVID-19 gây ra.
Theo các doanh nghiệp vay vốn, để được vay vốn với lãi suất ưu đãi, các đối tượng vẫn phải đáp ứng các tiêu chí của các ngân hàng. Căn cứ vào Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay, các ngân hàng xây dựng tiêu chí khách hàng được vay vốn ngắn hạn bằng VND với lãi suất thấp khác nhau, tùy thuộc vào phân khúc khách hàng, thị trường của ngân hàng và năng lực tài chính của mỗi ngân hàng.
Tuy nhiên, tiêu chí phổ biến nhất mà các ngân hàng đang áp dụng đối với khách hàng vay vốn ngắn hạn bằng VND là doanh nghiệp phải hoạt động có lãi 3 năm liên tiếp, phương án sản xuất kinh doanh khả thi và tình hình tài chính minh bạch. Với những điều kiện này, không ít doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) bị loại khi nộp hồ sơ vay vốn.
Video đang HOT
Đề cập ngân hàng cần nới lỏng, hạ tiêu chuẩn vay vốn để doanh nghiệp dễ tiếp cận hơn, chuyên gia ngân hàng, Tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu nói: “Không nên thực hiện hạ chuẩn cho vay. Hạ chuẩn cho vay tức là chúng ta phải chấp nhận nợ xấu thời điểm hiện tại và cả tương lai. Đó là điều rất rủi ro cho hệ thống nên vấn đề hạ chuẩn là không thể. Đặc biệt trong lúc này, nền kinh tế, doanh nghiệp suy yếu, nếu lơ là quản lý thì gặp rủi ro là phải trả giá đắt, dù hiểu doanh nghiệp đang rất cần hỗ trợ”.
Theo TS Nguyễn Trí Hiếu, để doanh nghiệp vẫn tiếp cận được vốn mà ngân hàng không cần hạ chuẩn tín dụng thì cần tăng cường vai trò hệ thống Quỹ bảo lãnh tín dụng (BLTD) cho DNNVV. Chỉ có hệ thống này mới giúp DNNVV và doanh nghiệp đang bị tác động bởi dịch bệnh có thể vay được vốn mới tại các ngân hàng. Tình hình tài chính của nhiều doanh nghiệp hiện suy giảm, không còn tài sản bảo đảm, thanh khoản dòng tiền. Do vậy, nếu không có sự bảo lãnh của Quỹ BLTD thì không thể vay được vốn tại ngân hàng.
“Về nguyên tắc của tín dụng, hạ chuẩn đồng nghĩa với mất an toàn cho chính bản thân TCTD và mất an toàn cho cả hệ thống tài chính quốc gia. Vì vậy, trách nhiệm của các TCTD là phải thực hiện việc này”, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú nhấn mạnh.
Theo ông Đào Minh Tú, những doanh nghiệp có dự án hiệu quả vẫn đang được các TCTD giải ngân rất tích cực. Những doanh nghiệp chưa có nhu cầu vay vốn thì được giãn, hoãn trả các khoản nợ cũ một cách hợp lý để giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp. Chính vì thế, việc hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp hiện nay cùng với việc đảm bảo chất lượng tín dụng phải luôn được song hành. “Việc các TCTD không hạ chuẩn tín dụng cũng không ảnh hưởng tới chuyện hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp và người dân hiện nay”, Phó Thống đốc nhấn mạnh.
Đã miễn giảm, hạ lãi suất với hơn 1,08 triệu tỷ đồng
Số liệu mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, đến nay, các tổ chức tín dụng đã miễn, giảm, hạ lãi suất cho 260.000 khách hàng với dư nợ trên 1,08 triệu tỷ đồng.
Số liệu được lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước thông tin tại Hội nghị tăng cường triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 diễn ra ngày 14/5.
Cụ thể, sau 2 tháng triển khai các giải pháp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, đã có trên 215.000 khách hàng với dư nợ hơn 130.000 tỷ đồng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Số dư nợ được miễn, giảm, hạ lãi suất đến cuối tháng 4 cũng lên tới 1,08 triệu tỷ đồng.
Cùng với đó, doanh số cho vay mới với lãi suất ưu đãi từ 23/1 đến nay đã đạt 630.000 tỷ. Trong đó, lãi suất phổ biến thấp hơn 0,5-2,5% so với trước dịch.
Số liệu cập nhật từ cơ quan quản lý cũng cho biết, riêng ngân hàng Chính sách xã hội đã gia hạn nợ cho gần 103.000 khách hàng với dư nợ trên 2.800 tỷ, và cho vay mới gần 19.000 tỷ đồng dư nợ.
Phó thống đốc Đào Minh Tú cho biết, dịch Covid-19 đã tác động đến mọi mặt kinh tế, xã hội, đời sống của người dân. Ngay khi bắt đầu có dịch, NHNN đã dự báo, triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong đó, cơ quan quản lý tiền tệ ưu tiên phát triển mạnh các dịch vụ thanh toán trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt, tạo điều kiện thuận lợi phục vụ sinh hoạt của người dân trong giai đoạn giãn cách xã hội.
Các ngân hàng đã miễn giảm, hạ lãi suất với hơn 1,08 triệu tỷ dư nợ của người dân và doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Ảnh: Việt Linh.
Cùng với đó là việc miễn, giảm phí thanh toán của cả NHNN và các TCTD nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trên quy mô lớn. Đến nay, số phí được miễn, giảm đã đạt trên 1.004 tỷ đồng.
Đặc biệt, NHNN đã thực hiện cho vay tái cấp vốn 16.000 tỷ đồng, lãi suất 0%, không tài sản bảo đảm để ngân hàng Chính sách xã hội có nguồn vốn cho vay doanh nghiệp trả lương cho người lao động.
Cũng tại hội nghị, ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ tín dụng cho biết, tính đến trung tuần tháng 5 năm nay, tín dụng toàn nền kinh tế mới tăng 1,2%, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Trong đó, tín dụng đến hết tháng 1 mới tăng 0,1%; tháng 2 tăng 0,07%; tháng 3 tăng 1,1%; tháng 4 tăng 1,42% và giảm xuống 1,2% đến trung tuần tháng 5. Xu hướng ghi nhận trên thị trường tiền tệ là doanh nghiệp đẩy mạnh trả nợ, trong khi nhu cầu vốn mới hạn chế.
Vị lãnh đạo Vụ tín dụng cũng thông tin thêm, dù dịch bệnh đã được kiểm soát trong nước nhưng nhu cầu vốn mới của các doanh nghiệp vẫn thấp. Trong khi đó, một số doanh nghiệp có nhu cầu, ngân hàng muốn giải ngân nhưng không được vì không đảm bảo được khả năng thu hồi vốn, khách hàng không có phương án kinh doanh rõ ràng.
Về việc một số doanh nghiệp vừa và nhỏ đề nghị vay không tài sản đảm bảo, ông Hùng cho hay, các ngân hàng có thể đáp ứng được nhưng phải kiểm soát được dòng tiền. Với các doanh nghiệp chứng minh được phương án kinh doanh hiệu quả, ngân hàng luôn sẵn sàng cung ứng vốn.
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Đình Vinh, Phó tổng giám đốc Vietinbank cho hay, ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt. Các ngân hàng cần phải huy động nguồn vốn nhưng trong bối cảnh hiện nay, rất khó để huy động vốn giá rẻ.
Trong khi đó, ngân hàng cũng phải đảm bảo an toàn nguồn vốn đi vay của mình, vì vậy các khoản vay vẫn phải đủ khả năng trả nợ cả gốc và lãi. Do đó việc không hạ chuẩn tín dụng cũng là tinh thần xuyên suốt trong quá trình cho vay doanh nghiệp.
Tính đến này, nhà băng này dự tính sẽ phải giảm lợi nhuận từ 3.000-4.000 tỷ đồng để hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Ám ảnh nợ xấu ngân hàng Với tình hình dịch bệnh phức tạp cũng như sự giảm tốc của kinh tế toàn cầu, nỗi lo nợ xấu gia tăng lại trở về với ngành ngân hàng. Hoạt động nghiệp vụ tại BaoVietBank chi nhánh Hà Nội. Ảnh: Hải Linh Lo dịch bệnh ảnh hưởng đến dòng tiền trả nợ Tại hội nghị tháo gỡ khó khăn cho DN mới...