Hạ cam vùng kín – Căn bệnh “lạ” đáng sợ
Hạ cam là bệnh gì?
Căn bệnh có cái tên lạ tai này là một dạng bệnh nhiễm khuẩn gây … sùi loét “vùng kín” do trực khuẩn Hemophilus ducreyi gây nên. Bệnh hạ cam phổ biến ở khắp thế giới, nhất là ở các nước nhiệt đới đang phát triển, với tỉ lệ “hòm hòm” 50 – 60/1.000 người.
“Không kiêng dè” XY và tấn công luôn cả XX, bệnh hạ cam tỏ ra khá “sừng sỏ” trong việc lây nhiễm. Đặc biệt, những XY nào không cắt bao quy đầu thì càng dễ trở thành “đối tượng” lây nhiễm của căn bệnh này.
Bệnh này lây truyền như thế nào nhỉ?
Đặc trưng của bệnh hạ cam là chỉ lây truyền qua đường XXX (chứ không phải qua hắt hơi, sổ mũi, tiêm chích,… đâu nhé). Vì vi khuẩn H.ducreyi chỉ có thể “tung hoành” được nhờ các yếu tố có trong hồng cầu, do vậy H.ducreyi không thể sống sót trong môi trường ngoài bình thường được.
Tuy nhiên điều đáng gờm là XXX dưới mọi hình thức mà không có biện pháp bảo vệ (âm đạo, hậu môn, miệng) đều có thể làm lây truyền căn bệnh này.
Làm sao để nhận biết mình đã bị “dính” bệnh hạ cam?
Bởi vì đây là bệnh gây sùi loét “vùng kín” nên có thể “nhận diện” nó khá dễ dàng. Thời gian ủ bệnh của hạ cam từ 1 – 15 ngày, do đó nếu sau khi XXX mà thấy các dấu hiệu sau thì bạn nên nghĩ đến căn bệnh này nhé!
“Vùng kín” của bạn đột nhiên xuất hiện một mụn mủ, sau đó, mụn biến thành vết loét sâu có hình tròn hoặc hình bầu dục, kích thước không đều, có thể thấy bờ đôi với viền ngoài màu đỏ, viền trong màu vàng. Đáy vết loét lổn nhổn, trên phủ một lớp mủ. Nền vét loét mềm trên vùng da sưng phù (nên còn gọi là bệnh hạ cam mềm).
Khoảng một nửa XY mắc bệnh hạ cam chỉ có một vết loét đơn độc, trong khi đó XX thường có từ 4 vết loét trở lên. Những vết loét này xuất hiện ở những vị trí đặc trưng.
Ở XY thường là ở bao quy đầu, rãnh sau bao quy đầu, rãnh của “cậu nhỏ”, quy đầu, lỗ niệu đạo, bìu. Ở XX, vị trí loét phổ biến nhất là môi ngoài của âm đạo và các vết loét thường đối diện với bề mặt môi âm đạo. Những vùng khác cũng “nằm trong vùng phủ sóng của loét” là bên trong môi âm đạo, vùng giữa “cô bé” và hậu môn, bẹn (phần phía trong bắp đùi). Bên cạnh các vết loét, XX thường thấy đau khi “đi tè” và XXX.
Video đang HOT
Có tới 50% người bị nhiễm hạ cam có các hạch bạch huyết lan rộng ở bẹn, vùng giữa chân và bụng dưới. Và cũng khoảng 50% người có hạch bạch huyết ở bẹn bị phồng lên, nóng, đỏ, rất đau, có thể vỡ ra và chảy mủ. Ngoài ra có thể gặp loét hạ cam ở ngoài “vùng kín” như lưỡi, miệng, môi, “núi đôi” do quan hệ tình dục.
Bệnh hạ cam có biến chứng gì không?
Căn bệnh này có thể dẫn tới những biến chứng “to đùng” đấy nhé. Các ổ loét của hạ cam có thể bị nhiễm khuẩn, có thể gây viêm phần phụ do bội nhiễm, áp xe hạch bẹn. Biến chứng bao gồm rò niệu đạo và những vết sẹo “xấu xí” trên da bao quy đầu “cậu nhỏ” ở những người không cắt bao quy đầu đó.
Ngoài ra những “nhân” bị hạ cam còn cần phải được kiểm tra bệnh giang mai nè, HIV và cả chứng mụn rộp cơ quan sinh dục nữa.
Điều trị bệnh hạ cam có khó không?
“Nhân” nào đang lo lắng mình bị hạ cam có thể thở phào vì căn bệnh này hoàn toàn có thể chữa khỏi, tất nhiên là việc điều trị phải nhờ đến bác sĩ và bệnh nhân thì phải tuân thủ tuyệt đối quá trình điều trị rùi.
Trước tiên, bạn sẽ được chẩn đoán bằng việc quan sát vết loét và kiểm tra độ sưng của hạch bạch huyết cũng như bằng việc “cấy” vi khuẩn từ đáy vết loét. Tiếp đó, bạn sẽ được điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu uống hoặc tiêm. Đối với hạch bị viêm sẽ phải chọc hút mủ nhiều lần, tránh lỗ rò, hoặc có thể phẫu thuật cục bộ. Quá trình điều trị có thể kéo dài trong nhiều tháng đấy.
Túm lại là: Hạ cam là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính lây truyền qua đường sinh dục nên … không XXX là biện pháp ngăn ngừa chắc chắn nhất rùi. Tuy nhiên, XXX an toàn như dùng bao cao cũng rất hữu ích trong việc ngăn ngừa căn bệnh này.
6 thủ phạm khiến hậu môn giở chứng
Bạn đã bao giờ bị những cơn ngứa bỏng rát vùng hậu môn hoành hành dữ dội đến nỗi bạn phải liên tục đưa tay ra mà gãi vụng trộm chưa?
1. Chả hiểu sao đứa bạn gái thân của em gần đây lại thường kêu hay ngứa ngáy hậu môn. Nó bảo chỉ 2 đứa biết chuyện này thui vì nói cho người thứ 3 nó thấy xí hổ lắm. Nhưng em đang có thắc mắc là không biết tại sao vùng ấy lại có thể ngứa chứ! (Bảo Lan, HCM)
Trả lời:
Bảo Lan thân mến!
Theo như lời bạn hỏi thì chúng mình đoán rằng bạn chưa bao giờ bị ngứa hậu môn đúng không? Nhưng bạn có biết là, vùng hậu môn cũng như những vùng khác trên cơ thể cũng có thể bị ngứa và rất dễ ngứa là đằng khác.
Do chứa nhiều dây thần kinh nên vùng hậu môn cũng được coi là vùng khá nhạy cảm trên cơ thể đấy bạn ạ. Vì thế, chỉ một bệnh tật dù nhỏ nhất cũng sẽ khiến cho vùng này bị kích thích cọ sát mà gây nên đau hoặc ngứa ngáy đấy. Hãy nhắc bạn của bạn đi khám đi nhé bởi nếu không đi khám,những cơn ngứa này sẽ rất khó dứt và làm bạn của bạn khó chịu đến mất ăn mất ngủ nữa cơ.
2. Phải thú thực là mình cũng đã từng bị những cơn ngứa ngáy vùng hậu môn hành hạ. Tuy nhiên chưa bao giờ mình dám nói chuyện với ai cả, ngay cả đứa bạn thân nhất của mình cũng không biết. Mình lo lắm, không hiểu sao mình lại hay bị ngứa hậu môn như vậy? (Đinh Tùng, 18 tuổi)
Trả lời:
Đinh Tùng thân mến!
Ngứa hậu môn cũng như các vùng khác trên cơ thể là điều hoàn toàn bình thường thui bạn ạ. Vì thế bạn không phải ngại ngần hay xí hổ nhé.
Còn vùng ấy của bạn thường bị ngứa rất có thể do những thủ phạm sau đấy:
Lũ giun sán hoành hành: Nếu như bạn không tẩy giun định kỳ 6 tháng/ 1 lần và ăn uống vệ sinh hằng ngày không sạch sẽ, không ăn chín uống sôi thì rất có thể bạn đã bị nhiễm giun sán rùi đấy. Giun có thể bành trướng khắp nơi, gây ra ngứa hậu môn. Nó cũng thường kèm theo triệu chứng đau bụng, tiêu chảy nữa đấy.
Nấm Candida Albicans hoặc bệnh tật truyền nhiễm: Nếu mặc quần áo bằng chất liệu không thấm hút nồ hôi thì sẽ khiến vùng hậu môn bị thường xuyên ẩm ướt và có thể bị lên nấm đấy. Khi ấy, vùng da xung quanh hậu môn sẽ trở nên đỏ và ngứa ngáy khó chịu. Ngoài ra, những bệnh lây qua đường tình dục như như hoa mai, giang liễu,...cũng khiến vùng hậu môn giở chứng ngứa ngáy.
Do cơ địa dị ứng với hóa mỹ phẩm hoặc thức ăn: Đôi khi nó không phải do một số bệnh tật nào như đã kể trên mà nó chỉ đơn giản là bệnh ngứa ngoài da do dị ứng thui. Ở một số nhân có thể do cơ địa quá nhạy cảm với một số chất hoá học hoặc thức ăn lạ mà có thể tự nhiên nổi ngứa đấy. . Bạn có thể liệt kê những thủ phạm gây dị ứng như: nước hoa, chất phẩm mầu, các loại xà phòng, một số hàng vải hoặc thuốc tẩy quần áo, và ngay cả các loại thuốc nhét hoặc kem thoa hậu môn hoặc một số thức ăn lạ.
Hậu quả của những bệnh ngứa ngoài da: Nếu như bạn bị một số bệnh ngứa ngoài da như psoriasis, eczema,mà không chịu điều trị ngay lập tức và điều trị dứt điểm thì hậu quả là nó có thể lây lan thêm vùng phủ sóng ngứa ngáy đấy, và tất nhiên nó sẽ lan tới tận hậu môn thui.
Do bị táo bón và tiêu chảy lâu: Bạn sẽ ngạc nhiên vì sao 2 thủ phạm này lại có thể gây ngứa ngáy hậu môn được chứ? Thế mà thực tế lại đúng vậy đó bạn. Khi bị táo bón, tiêu chảy lâu ngày, một ít phân sót lại có thể làm viêm lớp da non chung quanh hậu môn. Lâu dần lớp da nầy có thể bị làm độc, lở loát hoặc nứt gây ra đau và ngứa ngáy hậu môn đấy.
Chưa vệ sinh hậu môn đúng cách: Cũng giống như vùng bikini, với hậu môn bạn cũng phải biết vệ sinh đúng cách đấy. Nếu để vùng này quá sạch sẽ, hoặc quá dơ bẩn thì bạn cũng sẽ đều bị ngứa ngáy. Lý do nếu quá sạch sẽ, chất nhờn bảo vệ da hậu môn bị giảm dần khi được lau rửa một cách quá kỹ lưỡng. Sự cọ sát thái quá nầy làm tổn thương da hậu môn gây ra ngứa ngáy khó chịu.
3. Mình cũng 2-3 lần bị ngứa vùng "bí mật" rồi, cảm giác khó chịu lắm. Nhưng may mà nó không bị ngứa lâu. Có cách nào để hạn chế hoặc xóa tan những cơn ngứa vùng ấy không? (Lê Minh, HN)
Trả lời:
Chào bạn Lê Minh!
Khi bị ngứa ngáy vùng bí mật ấy, tất nhiên là bạn sẽ cảm thấy khó chịu rồi. Tuy nhiên vẫn có những cách thật hiệu quả hạn chế và chữa khỏi những cơn ngứa vùng này đấy. Bạn hãy lưu ý và làm theo những chỉ dẫn sau đây:
- Giữ vệ sinh vùng ấy đúng cách: Khi đi tiểu, bạn đừng lau vùng ấy quá nhiều sẽ khiến da bị khô rát. Bạn nên dùng nước ấm sạch để vệ sinh vùng ấy hằng ngày nhé, hạn chế dùng khăn giấy vệ sinh hoặc xà bông để lau rửa nhé.
- Khi bị ngứa, bạn không nên dùng tay để gãi vì càng gãi càng ngứa. Hơn nữa, gãi có thể khiến da bị tổn thương và ngứa càng lan rộng hơn.
- Mặc những quần chíp và quần ngoài chất liệu nhẹ nhàng, thoáng mát, thấm hút mồ hôi để vùng ấy không ẩm thấp.
- Hạn chế hoặc tránh những hóa chất, thức ăn có thể khiến bạn bị nổi cơn dị ứng vùng ấy.
- Bạn hãy gạt bỏ ngại ngần và nhanh chóng đi khám bác sỹ để được dùng thuốc điều trị dứt cơn ngứa ngáy khó chịu nhé.