‘Hà Bá’ tấn công làng biển
Tình trạng sạt lở bờ biển thôn Hà Lộc, xã Tam Tiến, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam diễn ra ngày càng nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp đến nhiều nhà cửa của các hộ dân sinh sống nơi đây.
Hiện bờ biển thôn Hà Lộc bị sạt lở nhiều km, ăn sâu vào bờ biền từ 5 đến 10m tạo thành các bờ vực cao hơn 2vm hoặc hàm ếch sâu hơn 1m. Sóng biển đã đánh sập đổ, hư hỏng một bức tường rào dài hơn 10 m của một hộ dân, nhiều diện tích đất vườn, cây cối của bà con bị sạt lở xuống biển…
Người dân ở đây cho biết, trước sạt lở lấn vào bờ 1 đến 3m, nhưng sau đó được bồi lấp lại. Thế nhưng năm 2020 và thời gian gần đây, sóng biển động mạnh liên tiếp đánh mạnh bờ nên người dân rất lo sợ nhà cửa, tài sản “Hà Bá” nhấn chìm xuống biển. Nhiều hộ dân đã tự bỏ tiền mua tre, đá, tôn xi măng và các vật liệu khác đem về gia cố lại bờ biển.
Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp tạm thời, muốn giải quyết dứt điểm tình trạng sạt lở bờ biển này chỉ có biện pháp xây kè cứng. Bà con bày tỏ lo sợ không xử lý trước mùa mưa đến thì bờ biển lại bị sạt lở ăn sâu vào đất liền đe dọa đến nhà cửa, ruộng vườn.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Xuân Luận, Chủ tịch UBND xã Tam Tiến cho biết: Qua kiểm tra thì bờ biển sạt lở dài khoảng 3km, ăn sâu vào trong bờ khoảng 20m, trung bình mỗi năm bờ biển bị sạt lở vào 5m, đe dọa đến 50 ngôi nhà của các hộ dân nằm dọc khu vực ven biển. Hiện tại chính quyền xã Tam Tiến đã báo cáo sự việc này lên huyện cũng như tỉnh để xin hỗ trợ xây dựng một tuyến kè kiên cố giúp bà con ổn định cuộc sống.
Sạt lở bờ biển đe dọa tính mạng nhiều hộ dân
Thiên tai năm 2020 đã khiến cho gần 1km bờ biển ở huyện Núi Thành (tỉnh Quảng Nam) sạt lở nghiêm trọng. Hàng chục công trình, nhà dân bị sóng biển đánh hư hỏng nặng.
Một nhà dân ở thôn Hà Lộc phải di chuyển đi nơi khác vì sạt lở ăn sâu vào sát móng nhà. Ảnh: L.K.
Nhiều năm qua, cứ bắt đầu vào mùa mưa bão, người dân thôn Hà Lộc (xã Tam Tiến, huyện Núi Thành) lại nơm nớp lo sợ biển xâm thực, ăn sâu vào đất liền. Đến nay, đã có hàng chục mét đất dọc bờ biển tại thôn này "biến mất" vì sạt lở. Đặc biệt, sau cơn bão số 9 vào năm 2020, tình trạng sạt lở diễn ra càng trầm trọng hơn.
Bà Lê Thị Phương (75 tuổi, trú thôn Hà Lộc, xã Tam Tiến) cho biết, chưa thấy năm nào mà bờ biển này lại sạt lở mạnh như năm vừa qua. Một vài nhà dân bị cuốn trôi một phần. Nhiều ngôi nhà khác sóng biển xâm thực vào sát móng, có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào. "Thấy vậy nên một số người đành phải bỏ nhà đi chỗ khác thuê trọ ở rồi".
Sóng biển ăn sâu vào đất liền, tạo thành những "hàm ếch" cao từ 2 - 3m. Ảnh: L.K.
Cũng theo bà Phương, nếu như trong năm nay không có biện pháp khắc phục thì chắc chắn rằng, vào mùa mưa bão tới đây, sẽ có nhiều ngôi nhà, công trình xây dựng của người dân trong thôn bị sóng biển "nuốt" trọn. Dù người dân bị ảnh hưởng đang tìm cách khắc phục nhưng xem ra cũng không mang lại nhiều hiệu quả.
Qua quan sát, khu vực này có 20 hộ dân sinh sống chủ yếu làm nghề khai thác hải sản gần bờ. Trong đó có khoảng 13 ngôi nhà có nguy cơ bị "xóa sổ" khi sóng biển lấn sâu vào chân móng. Một số khu vực nhà dân còn ngổn ngang gạch đá vì bị sóng biển đánh sập. Vài nơi khác bị biển xâm thực sâu, tạo thành "hàm ếch" cao từ 2 - 3m.
Tại những điểm có nguy cơ ảnh hưởng, các hộ dân đã tự bỏ tiền ra để mua để mua tre hoặc đá, tôn xi măng đem về gia cố lại bờ biển. Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp mang tính tạm thời.
Người dân phải dùng cọc tre để khắc phục tạm thời. Ảnh: L.K.
Được biết, bãi biển thôn Hà Lộc còn là chợ cá bãi ngang lớn nhất tỉnh Quảng Nam. Tình trạng sạt lở bờ biển cũng khiến cho các tuyến đường vận chuyển hải sản bị ảnh hưởng gây khó khăn cho người dân trong hoạt động vận chuyển, mua bán.
"Tất cả các ghe thuyền của ngư dân đều tập trung ở đây. Trong khi đó, đường vận chuyển hải sản rất nhỏ, lại bị nước biển khoét vào sâu, tạo thành độ dốc lớn, xe không ra vào được nên ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế của người dân ở đây", anh Vũ Tường Vị (trú thôn Hà Lộc, xã Tam Tiến) chia sẻ.
Ông Nguyễn Xuân Huy, Phó chủ tịch UBND xã Tam Tiến (huyện Núi Thành) cho biết, năm 2020, đất liền xã Tam Tiến chịu tác động nặng nề của thiên tai và thời tiết. Trong đó đặc biệt là cơn bão số 9. Đối với bờ biển thôn Hà Lộc, sóng biển dâng cao, xâm thực với chiều dài khoảng 1.000m và hiện nay đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống dân sinh của trên 20 hộ dân.
"Trong thời gian qua, chính quyền địa phương đã vận động nhân dân để khắc phục tạm thời, đảm bảo sản xuất mùa vụ trên biển. Chúng tôi cũng đã kiến nghị lên cấp trên xin kinh phí xây dựng kè chống sạt lở, làm đường ra bãi biển cho thôn Hà Lộc để người dân an tâm sản xuất, dễ dàng vận chuyển hải sản đi tiêu thụ", ông Huy nói.
Sạt lở nghiêm trọng khu vực ven biển ở Bình Thuận Sạt lở bờ biển đang gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của các hộ dân sinh sống và kinh doanh ở khu vực ven biển. Trong những ngày qua, mưa lớn, sóng to, gió mạnh, làm nước biển dâng cao cùng với triều cường đã làm nhiều khu vực ven biển ở Bình Thuận bị sạt lở nặng. Nhiều cây dương...