Hà Anh: ‘Tôi không bị cấm lấy chồng Tây’
Người mẫu gốc Hà thành thẳng thắn chia sẻ quan điểm của mình về hiện tượng sao Việt ngày càng có thiên hướng yêu và kết hôn với người nước ngoài.
- Hà Anh có thời gian dài sống, học tập và làm việc cùng nhiều thanh niên ngoại quốc. Theo chị, trong công việc tính cách, độ nhanh nhạy, thông minh của đàn ông Tây và ta khác nhau như thế nào?
- Tôi thấy thật khó so sánh, bởi nó không nằm ở phạm trù giới tính, là nam hay nữ, ngoại quốc hay Việt Nam, mà nó nằm ở phạm trù văn hoá, khả năng và tính cách từng người. Đối với những người không hiểu nhiều văn hoá của Phương Tây sẽ nghĩ rằng, đàn ông ngoại quốc rất khác biệt… vì họ là “Tây”. Thực ra, khi chúng ta đã làm việc và gắn bó như bạn bè, họ cũng như chúng ta thôi.
Họ có những người nhiều điểm mạnh như năng động, tháo vát, am hiểu, tự lập. Một số người khác cũng lười lao động, sống phụ thuộc vào xã hội. Tuy nhiên do tính chất và sự ràng buộc gia đình giữa các nước Phương Tây và Việt Nam là khác nhau, nên người Tây Âu ít chịu ảnh hưởng từ gia đình, cộng đồng cho quyết định công việc, tình cảm riêng. Còn đối với người đàn ông Việt, gia đình chấp nhận người yêu mình, đồng tình với quyết định nghề nghiệp của mình là rất quan trọng.
- Từ khi chị lấn sân ca hát, bạn diễn trong các MV của chị hầu hết là những anh chàng Tây rất điển trai, xứng đôi vừa lứa với chị. Vì sao chị lại có lựa chọn này trong khi ở Việt Nam, đồng nghiệp nam rất nhiều?
- Sự thật là trong MV đầu tiên Model (Take my picture), chàng diễn viên điển trai của tôi là diễn viên Đức Hải, người Việt 100%. Ở MV thứ hai From The Very Start, tôi hợp tác cùng người mẫu đến từ Anh Quốc Matthew James Morris, bởi qua casting, anh ấy rất phù hợp với nội dung ca khúc. Những hình ảnh tôi hướng tới trong các MV đều do yếu tố nghệ thuật và nội dung quyết định, không giới hạn quốc tịch của những diễn viên tham gia.
- Gần đây, mỹ nhân Việt đồng loạt công khai bạn trai ngoại quốc. Theo chị, đàn ông ngoại quốc có điểm gì hấp dẫn khiến mỹ nhân Việt lại mê mệt đến vậy?
- Con số các cặp đôi này có thể đếm trên đầu ngón tay, làm sao có thể so được với rất nhiều các cặp đôi vợ chồng Việt – Việt? Tôi nghĩ chắc do yếu tố này đang là mới và lạ nên mọi người chú ý đến và cho rằng nhiều.
Tôi nghĩ là do môi trường làm việc của giới showbiz mang đến nhiều cơ hội để giao tiếp với các bạn bè, đối tác quốc tế. Việt Nam cũng ngày càng hội nhập về văn hoá, kinh tế… nên có nhiều người nước ngoài đến làm việc và sinh sống. Trong quá trình này họ tìm kiếm và tìm hiểu người phụ nữ mà họ yêu thương, điều này cũng bình thường. Tôi không nghĩ vì họ là ngoại quốc nên họ được mê mệt. Đối với người ngoài nhìn vào có thể nghĩ vậy, nhưng thực sự họ cũng chỉ bình thường như bao người đàn ông khác.
- Nhiều người cho rằng, trong tình yêu của người đàn ông phương Tây, họ ga lăng, cưng chiều người yêu hết mực, không quan tâm đến quá khứ của người yêu. Đây là điều đàn ông Việt ít người làm được. Chị thấy nhận định này đúng không?
- Chúng ta không thể “vơ đũa cả nắm”, bởi xét về kinh nghiệm riêng của tôi, người đàn ông yêu mình và chân thành với mình là người đàn ông tốt, bất kể họ đến từ đất nước nào. Tôi từng có bạn trai là người Việt và anh ấy cũng đã rất tuyệt vời.
- Các mỹ nhân tên tuổi của làng giải trí đều kết hôn với doanh nhân nước ngoài hoặc lựa chọn người yêu là các chàng trai ngoại quốc. Theo chị, đàn ông Việt cần phải tự soi gương, nhìn lại chính mình hay chưa?
Video đang HOT
- Tôi không nghĩ là chúng ta cần quan trọng hóa vấn đề như vậy. Tôi làm việc ở Anh, Pháp, Mỹ… và thấy rằng các gia đình, xã hội đều chấp nhận những đôi vợ chồng khác quốc tịch và đó thực sự là những điều bình thường. Trên thế giới, xu hướng di cư để làm việc, học tập, sinh sống là rất nhiều, nên việc đi đến một đất nước, tìm được tình yêu và xây dựng gia đình là một điều rất tự nhiên thôi.
Nếu hỏi ngược lại, vì sao các chàng trai ngoại quốc lại yêu và lập gia đình với phụ nữ châu Á, chẳng nhẽ phụ nữ nước này phải nhìn lại chính mình? Tôi nghĩ không phải vậy đâu.
- Bản thân chị, điều gì ở người đàn ông dễ làm chị rung động nhất?
- Tôi nghĩ đó là sự chân thành. Đối với tôi, trong vai trò của một người của công chúng… với bề ngoài là những thứ hào nhoáng, xa xỉ và đôi khi vô nghĩa, tôi rất mong muốn người đàn ông có thể nhìn qua được những giá trị bề mặt ấy và yêu thương mình với sự chân thành và giản dị của một người đàn ông dành cho người phụ nữ của mình.
– Trong làng giải trí, Hà Anh là một siêu mẫu, ca sĩ khá kín tiếng về chuyện tình cảm. Có tin đồn cho rằng, chị đã có bạn trai và anh ấy cũng là một siêu mẫu nước ngoài, thi thoảng vẫn xuất hiện ở Việt Nam và đôi ba lần chị hẹn hò anh ấy nơi quán xá. Chị giải thích sao về tin đồn này?
- Tin đồn này không đúng đâu. Tôi là người quảng giao, có nhiều bạn bè nên chuyện gặp gỡ cà phê với bạn là chuyện bình thường. Còn lý do tôi luôn kín tiếng trong chuyện tình cảm riêng là vì tôi muốn được biết đến về khả năng chuyên môn hơn, thay vì những câu chuyện yêu đương đôi lứa. Trong cuộc sống riêng, tôi mong muốn có được sự bình dị, và việc không chia sẻ về “người ấy” sẽ bảo vệ được hạnh phúc và cuộc sống riêng tư của cả hai người khỏi những áp lực không cần thiết.
- Gia đình chị có cấm cản nếu chị yêu và lấy một người nước khác làm chồng hay không? Theo chị, sự khác nhau về bản sắc văn hóa, ngôn ngữ, tập quán có làm chi phối những cuộc tình vượt biên giới hay không?
- Gia đình tôi không bao giờ cấm cản con cái trong bất cứ chuyện gì. Tôi là một cô gái trưởng thành và tự lập. Họ sẽ yêu thương bất kể người đàn ông nào yêu thương, chân thành và làm tôi hạnh phúc. Đôi khi sự khác nhau sẽ tạo nên khó khăn, đôi khi nó lại là điểm hấp dẫn để người ta tìm hiểu, khám phá. Tôi nghĩ, ngoài tình yêu, nếu hai người khác nhau về văn hoá, ngôn ngữ…. cần phải rất sẵn lòng tìm hiểu, học hỏi, chấp nhận và hòa nhập với những điểm giống và khác của nhau.
- Có người quan niệm, gái hư mới phải yêu trai ngoại quốc để che lấp quá khứ. Quan niệm này có hơi quá không khi tình yêu là sự hòa hợp của hai trái tim cùng chung nhịp đập? Chỉ có tình yêu vụ lợi, tính toán thì mới phù hợp với quan điểm tìm cách che lấp quá khứ?
- Tôi nghĩ đây là quan niệm một chiều, không chính xác, phù hợp với thế giới hiện đại. Một lần nữa, khi nhìn vào một con người, đừng nhìn vào quốc tịch, màu da của họ, hãy nhìn vào con người họ và trái tim họ. Chúng ta sinh ra không được quyền lựa chọn quốc tịch, giới tính, màu da… vậy hãy nhìn nhau và đối xử với nhau bình đẳng, yêu thương như những con người bé nhỏ trong nhân loại.
Theo Phunutoday
Đức Hải: 'Coi thường tiền là coi thường chính bản thân'
"Bản thân tiền không có tội, tuy nhiên con người làm ra đồng tiền như thế nào mới là điều đáng phải suy nghĩ...", nam nghệ sĩ xứ Bắc chia sẻ.
- Nếu ai đó nói rằng tiền không phải là tất cả, thì đó chỉ là lý luận biện hộ của một kẻ thất bại, vì muốn làm bất kỳ điều gì cũng phải cần đến tiền. Anh nghĩ sao?
- Gần đúng, nhưng thất bại đôi khi không phải là bất tài, có thể vì chưa gặp may, gặp thời, gặp người. Vì vậy, chúng ta phải luôn bình tĩnh trước mọi phát ngôn.
- Mục đích phấn đấu trong cuộc sống của anh đặt ra có phải vì tiền?
- Tại sao không? Nhưng tiền chỉ là một trong những tiêu chí chủ chốt nà tôi phải phấn đấu.
- Từ nhỏ đến giờ, anh có nhớ thời điểm nào mình thiếu tiền nhất không?
- Lần đầu tiên tôi cảm nhận được giá trị của đồng tiền là khi tôi 11 tuổi. Lúc ấy, tôi bị ốm. Nhà tôi rất nghèo, đông anh chị em, lớn lên trong thời lửa đạn, chiến tranh ác liệt. Còn nhớ ngày giặc Mỹ dội bom xuống phố Khâm Thiên - Hà Nội, lửa cháy đỏ rực góc trời, mẹ bảo chạy ngay xuống hầm trú ẩn, tôi lê mãi, lê mãi từng bước chân mà không tới được cửa hầm. Tôi cảm giác mình như người thiếu sinh lực, thiếu một chất gì đó như là vôi hay thứ gì đó trong một món ăn mà lâu lắm tôi chưa được ăn. Mẹ bảo con muốn ăn gì mẹ sẽ cố gắng mua cho con, nhưng phải đợi máy bay địch đi xa đã.
Ngồi trong hầm tối đen như mực, không rõ mặt người mà tôi và mẹ đều thấy rất rõ những dòng nước mắt của nhau. Khổ quá và nghèo quá! Tôi bảo bánh cuốn mẹ nhé! Mẹ tôi lần từng đồng xu để tối sẽ mua cho được một đĩa bánh cuốn Thanh Trì. Khi bình tâm trở lại, mẹ bảo: "Vào nhà nằm đi, mẹ sẽ mua ngay một đĩa bánh cuốn cho con bồi dưỡng". Tôi cắt lời mẹ: "Không cần đâu, mẹ cứ đưa cho con". Mẹ tôi nhét vào lòng bàn tay nhỏ xíu của tôi mấy hào. Tôi đứng bật dậy, bật tung nắp hầm tăng xê rồi lao vút đi như tên bắn tới hàng bánh cuốn. Và, tôi hiểu rằng, mình đã khỏi ốm ngay từ lúc mẹ tôi lần đếm từng đồng xu.
- Khoản tiền đầu tiên anh kiếm được trong đời là khi nào? Có tiền rồi, việc đầu tiên anh nghĩ đến là gì?
- Đó là tháng lương đầu tiên khi tốt nghiệp diễn viên. Tôi đã tính trước sẽ mua hộp sữa đặc cho mẹ và gói thuốc lào cho bố - đúng sở thích của hai người.
- Có bao giờ anh tự nghĩ mình cũng là người tiêu tiền thông minh, biết sử dụng hợp lý đồng tiền?
- Không! Tôi vẫn dại lắm. Thực tế có rất nhiều ông chồng lén vợ lập quỹ đen.
- Theo anh vợ chồng có nên có quỹ đen riêng?
- Điều này phụ thuộc vào mối quan hệ và sự tin cậy giữa vợ và chồng, thậm chí, phụ thuộc một phần vào hoàn cảnh kinh tế của bên nội, bên ngoại hoặc thói quen mua sắm, thói quen tiết kiệm, thói quen lười biếng... của cả hai bên. Người nào càng ít phụ thuộc càng sướng, càng thanh thản.
- Bình thường ra đường anh có bao nhiêu tiền trong túi?
- Không nói được nhé! Nguy hiểm đấy! Vả lại hay ho gì việc khoe khoang ra đường mình mang bao nhiêu tiền (cười).
- Là một nghệ sĩ, anh nghĩ thế nào về giá trị của đồng tiền trong giới showbiz hiện nay?
- Tôi nghĩ khó đánh giá lắm. Có người xứng đáng nhận những đồng tiền do công sức và tài năng của họ, cũng có người mình nên thông cảm do tài năng chưa đủ chín nhưng được số đông tán thưởng và cái tên ấy trở thành tên bán vé. Bản thân họ cũng rất cần tiền có thể vì những lý do như gia đình ở quê còn nghèo, vì có người mang bệnh, vì muốn dùng tiền vào việc từ thiện... Vấn đề ở đây là tâm hồn, là tấm lòng của họ như thế nào?
Giới showbiz ngày xưa có mấy khi nghĩ đến tiền đâu. Họ vẫn sống mãi trong lòng khán giả đấy thôi. Cô Trà Giang, chú Trần Hiếu, chú Thế Anh, chú Quý Dương, chú Đình Nghi, chú Dương Ngọc Đức, bác Trần Phương... chắc chắn họ cũng hiểu tiền thật quan trọng, nhưng không phải là tất cả.
- Hiện nay nhiều người cho rằng cát-xê của nghệ sĩ càng cao càng khẳng định được thương hiệu của họ, ý anh thế nào?
- Không đúng! Ảo tưởng!
- Trường hợp hàng loạt các chân dài người mẫu bị khui ra trong đường dây "gái gọi" thời gian gần đây theo anh có phải là vì họ "yêu tiền" hoặc "thiếu tiền" nên sẵn sàng bán rẻ thân xác và nhân phẩm?
- Không, đó là sự suy đồi về đạo đức và lối sống. Nhân đây tôi cũng muốn bộc lộ quan điểm qua hàng loạt vụ mại dâm đã và sẽ bị phát hiện. Tôi nghĩ đã công khai danh tính người bán dâm, nhất thiết phải công khai danh tính kẻ mua dâm. Che đậy cái gì nữa? Nhân văn cái gì nữa? Hệ lụy đến gia đình, uy tín, nghề nghiệp cái gì? Và thật không công bằng. Người xưa có câu "Có gan ăn cắp, có gan chịu đòn". Trong một thể chế mà bán dâm là điều cấm kỵ thì mua dâm cũng phải được coi như vậy, thể chế không cho phép mà anh vụng trộm thì anh là thằng ăn cắp. Mà ăn cắp thì phải...chịu đòn.
- Có một ví von khá thú vị là tiền có thể ví như giấy quỳ, nó làm hiện rõ bản chất con người, nếu một người là ích kỷ xấu xa thì tiền sẽ làm cho anh ta thêm ích kỷ xấu xa. Ngược lại, nếu bạn hào hiệp tốt bụng, biết yêu thương người khác thì tiền sẽ giúp bạn tốt hơn. Anh có nghĩ vậy không?
- Tiền và giấy quỳ khác nhau hoàn toàn, hơn nữa tiền bây giờ là kim loại, polime, là chất liệu gì nữa mà loài người chưa nghĩ đến. Bản chất con người phức tạp hơn, tiền không đại diện cho bất cứ phép thử nào để đánh giá bản chất con người được.
Theo TGĐA
'Chuẩn men' và chuyện đồng tính ở showbiz Việt Trước khi ca sĩ Cao Thái Sơn bị một nam thanh niên "tố đồng tính" thì giới showbiz Việt đã có rất nhiều nghệ sĩ phải đối diện với những tin đồn mà đằng sau nó, có cả sự thật, được chính những người trong giới xác nhận... Nhiều năm về trước, các cụm từ như "giới tính thứ ba", "gay", "bóng", "pê...