Hạ 10 độ, miền Bắc chuyển lạnh
Phẫn nộ trước việc heo nhốt ở lò giết mổ tập trung lăn ra chết không rõ nguyên nhân chỉ sau một đêm, hàng chục tiểu thương chợ Đông Phú, “ tố cáo” khu giết mổ tập trung “ vô trách nhiệm”.
Liên quan đến vấn đề trên, PV báo Người Đưa Tin đã ghi nhận nhiều ý kiến trái chiều từ các bên liên quan. Vậy đâu mới là sự thật?
Hàng loạt tiểu thương tố cáo
Những ngày vừa qua, PV báo Người Đưa Tin nhận được hàng chục cuộc điện thoại của tiểu thương chợ Đông Phú (thị trấn Đông Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam) phản ánh nỗi phẫn uất về việc heo các tiểu thương bỗng dưng chết hàng loạt ở khu lò mổ tập trung Đông Phú trước khi giết mổ. Sự việc trên khiến các tiểu thương lao đao, dư luận xôn xao trái chiều.
Tiểu thương Hồ Thị Hòa, đại diện cho nhiều tiểu thương chợ Đông Phú (huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam) trao đổi với PV
Ngày 28/10, PV trực tiếp có mặt tại chợ Đông Phú để ghi nhận sự việc. Thay mặt cho nhiều tiểu thương, chị Hồ Thị Hòa (35 tuổi, một tiểu thương) bày tỏ: “Lò mổ hoạt động chưa đến 1 năm mà riêng tôi đã có hơn 10 con heo bị chết, tính rộng ra cả chợ đã có hơn 50 con heo đã bị chết không rõ nguyên do trước khi giết mổ”.
Theo lời các tiểu thương, có nhiều trường hợp heo đưa vào lò mổ luôn khỏe mạnh, thậm chí đã được Trạm thú y huyện Quế Sơn kiểm tra, đảm bảo. Nhưng đến sáng mai thì heo lăn ra chết.
Nói về nguyên nhân dẫn đến việc heo chết, các tiểu thương nơi đây bức xúc chỉ rõ: “Heo chúng tôi đưa vào chiều hôm nay, sáng mai đã lăn đùng ra chết. Cái chúng tôi muốn nói ở đây là vấn đề nhốt heo ở lò mổ không đảm bảo, không an toàn, không vệ sinh, không có nước heo uống chứ không phải vấn đề ở con heo. Còn hoàn toàn không có chuyện heo Quảng Nam bị bệnh, bởi trước lúc vào khu nhốt nó rất khỏe mạnh”, tiểu thương Hòa nói.
Ông Nguyễn Quang, chủ cơ sở giết mổ heo tập trung Đông Phú phản bác lại những “tố cáo” của tiểu thương”
Để có nguồn thông tin khách quan hơn, PV tiếp tục có buổi làm việc với ông Nguyễn Quang (55 tuổi, trú thị trấn Đông Phú, huyện Quế Sơn), là chủ cơ sở giết mổ tập trung Đông Phú.
Theo lời ông Quang, cơ sở này được ông cùng ông Nguyễn Minh Hùng (một người địa phương) mở ra. “Lò mổ tập trung tại thị trấn Đông Phú này và đưa vào sử dụng vào ngày 1/11/2014, với 100 con được mổ mỗi ngày, đến nay đã có 22 hộ dân thuộc 9 xã, thị trấn của huyện đã đăng ký giết mổ heo tại lò này”, ông Quang nói.
“Tôi nói thật ở đây quy định chỉ được nhốt heo không quá 2 đêm. Tức là làm thịt 2 con thì được nhốt 4 con, làm thịt 3 con thì được nhốt 6 con. Nhưng họ (chỉ các tiểu thương – PV) tha thiết xin nhốt thêm vì điều kiện chở heo khó khăn nên mình cũng du di cho họ nhốt 5, 7 ngày. Quãng thời gian lâu nên có thể dẫn đến việc heo chết.
Thực tình chỉ có một số hộ là hay phản ánh thôi, các hộ kia chỉ a dua theo. Họ làm vậy là muốn cơ sở này bị dẹp bỏ đi, họ được về nhà tự giết mổ”.
Có hay không chuyện: “Heo chết vẫn mổ bán”?
Video đang HOT
Theo các tiểu thương chợ Đông Phú như: Huỳnh Thị Nhì, Hồ Thị Hòa, Huỳnh Thị Thọ thì: Ngoài việc để heo họ chết, chủ cơ sở giết mổ cũng như Trạm thú y (đơn vị kiểm tra heo trước khi cho vào cơ sở – PV) không hề chịu trách nhiệm hay giải thích gì với việc heo các tiểu thương “tự dưng” chết.
Một số thịt heo được bày bán tại chợ Đông Phú
Ở một diễn biến khác liên quan đến câu chuyện trên, PV còn ghi nhận được một luồng thông tin đáng chú ý. Theo các tiểu thương trên, khi heo họ chết trước khi giết mổ dù không rõ nguyên nhân, nhưng Trạm thú y huyện Quế Sơn vẫn “dỗ dành” các tiểu thương bán heo chết. “Heo chết, chúng tôi bán không được, người tiêu dùng ai lỡ mua thì chúng tôi mang tội lừa dối. Nhưng bên thú y họ vẫn bảo chúng tôi mổ bán, rồi đóng dấu kiểm dịch vô nữa”, một tiểu thương nói.
Liên quan đến sự việc nhạy cảm này, PV đã liên hệ với ông Nguyễn Huệ, Trạm trưởng Trạm thú y huyện Quế Sơn (tỉnh Quảng Nam), đơn vị trực tiếp quản lý, cấp dấu an toàn thực phẩm cho số thịt heo tại lò mổ tập trung Đông Phú. Ông Huệ cho hay: Những phản ánh trên của các tiểu là không chính đáng, ảnh hưởng đến uy tín của Trạm thú y huyện Quế Sơn.
Đầu tiên, theo lời ông Huệ, số heo chết trước khi giết mổ như đã phản ánh của các hộ tiểu thương là hoàn toàn không đúng thực tế. Tại đây, ông Huệ đã cung cấp cho PV những số liệu cụ thể kèm biên bản các vụ việc.
“Qua báo cáo cụ thể của cán bộ trực tiếp làm nhiệm vụ Kiểm soát giết mổ thì số lượng heo chết trước khi giết mổ tại cơ sở này từ trước đến nay là 10 chứ không phải 50 con như lời của các hộ.
Cụ thể: hộ ông Giáp (xã Quế Châu): 01 con; ông Hoàng (xã Quế Minh): 01 con; ông Việt (xã Quế Phong): 01 con, ông Ba (xã Quế Thuận): 01 con; ông Công (xã Quế Thuận): 02 con; ông Bác (thị trấn Đồng Phú): 02 con; bà Sáu (xã Quế Phong): 01 con; bà Thanh (thị trấn Đồng Phú): 01 con”, ông Huệ khẳng định.
Chợ Đông Phú, nơi xảy ra vụ việc
Vị này cho biết thêm, không có chuyện Trạm thú y “khuyến khích” người dân giết mổ, bày bán heo đã chết. Mà quy trình kiểm soát giết mổ từ khâu nhập heo cho đến đóng dấu lưu hành đều được các cán bộ Trạm thú y huyện Quế Sơn thực hiện đúng trình tự.
“Riêng heo bị chết, Trạm thú y sẽ kiểm tra, xác định nguyên nhân, ví như đối với con heo của ông Bác (trú thị trấn Đống Phú) chết ngày 27/10 vừa rồi thì chúng tôi xác định do nhiễm bệnh Suyển ghép với Tụ huyết trùng cấp tính nên đã buộc phải xử lý vệ sinh Thú y bằng cách luộc chín toàn bộ thịt trước khi cho tiêu thụ và tiêu hủy phần nội tạng. Tuy nhiên hộ ông Bác không chấp hành và chúng tôi đã buộc phải tiêu hủy (chôn) chứ không cho lưu thông”, ông Huệ nói thêm.
Cũng hoàn toàn không như lời các tiểu thương chợ Đông Phú “tố cáo”: “Trạm thú y không hề có hỗ trợ gì đến các tiểu thương”, thì ông Huệ chia sẻ: “Đối với một số hộ có heo bị chết thì chủ cơ sở giết mổ tập trung đã cùng với cơ quan Thú y chia xẻ rủi ro và đã hỗ trợ một phần thiệt hại cho bà con, đơn cử như: hộ ông Ba (xã Quế Thuận): 600.000 đồng; hộ ông Hoàng (xã Quế Minh): 600.000 đồng và thực hiện miễn giảm phí giết mổ sau đó cho các hộ. Riêng đối với hộ ông Bác (mới bị ngày 27/10) thì chúng tôi đã thống nhất và đã hứa với gia đình ông là sẽ hỗ trợ: 1 triệu đồng”.
Ngoài ra, theo tìm hiểu của chúng tôi, chủ cơ sở giết mổ như ông Quang cũng đã thực hiện miễn giảm phí giết mổ sau đó cho các hộ trên.
Không có chuyện bày bán heo chết không rõ nguồn gốc Trao đổi với chúng ông Nguyễn Huệ, Trạm trưởng trạm Thú y huyện Quế Sơn (tỉnh Quảng Nam) khẳng định: “Trạm Thú y huyện Quế Sơn có đầy đủ trang thiết bị đảm bảo kiểm tra, kiểm soát chất lượng heo giết mổ trên địa bàn. Chúng tôi không bao giờ cho phép bày bán heo chết, không rõ nguồn gốc ảnh hưởng đến người dân.Trong quá trình khi cán bộ thú y đã kiểm tra và đóng dấu trên thịt heo, cho xuất lò và lưu thông thì phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc làm của mình trước người tiêu dùng và pháp luật”.
NHÂM THÂN
Theo_Người Đưa Tin
Sự thật vụ tiểu thương tố cáo hàng loạt heo chết trước giờ giết mổ
Phẫn nộ trước việc heo nhốt ở lò giết mổ tập trung lăn ra chết không rõ nguyên nhân chỉ sau một đêm, hàng chục tiểu thương chợ Đông Phú, "tố cáo" khu giết mổ tập trung "vô trách nhiệm".
Liên quan đến vấn đề trên, PV báo Người Đưa Tin đã ghi nhận nhiều ý kiến trái chiều từ các bên liên quan. Vậy đâu mới là sự thật?
Hàng loạt tiểu thương tố cáo
Những ngày vừa qua, PV báo Người Đưa Tin nhận được hàng chục cuộc điện thoại của tiểu thương chợ Đông Phú (thị trấn Đông Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam) phản ánh nỗi phẫn uất về việc heo các tiểu thương bỗng dưng chết hàng loạt ở khu lò mổ tập trung Đông Phú trước khi giết mổ. Sự việc trên khiến các tiểu thương lao đao, dư luận xôn xao trái chiều.
Tiểu thương Hồ Thị Hòa, đại diện cho nhiều tiểu thương chợ Đông Phú (huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam) trao đổi với PV
Ngày 28/10, PV trực tiếp có mặt tại chợ Đông Phú để ghi nhận sự việc. Thay mặt cho nhiều tiểu thương, chị Hồ Thị Hòa (35 tuổi, một tiểu thương) bày tỏ: "Lò mổ hoạt động chưa đến 1 năm mà riêng tôi đã có hơn 10 con heo bị chết, tính rộng ra cả chợ đã có hơn 50 con heo đã bị chết không rõ nguyên do trước khi giết mổ".
Theo lời các tiểu thương, có nhiều trường hợp heo đưa vào lò mổ luôn khỏe mạnh, thậm chí đã được Trạm thú y huyện Quế Sơn kiểm tra, đảm bảo. Nhưng đến sáng mai thì heo lăn ra chết.
Nói về nguyên nhân dẫn đến việc heo chết, các tiểu thương nơi đây bức xúc chỉ rõ: "Heo chúng tôi đưa vào chiều hôm nay, sáng mai đã lăn đùng ra chết. Cái chúng tôi muốn nói ở đây là vấn đề nhốt heo ở lò mổ không đảm bảo, không an toàn, không vệ sinh, không có nước heo uống chứ không phải vấn đề ở con heo. Còn hoàn toàn không có chuyện heo Quảng Nam bị bệnh, bởi trước lúc vào khu nhốt nó rất khỏe mạnh", tiểu thương Hòa nói.
Ông Nguyễn Quang, chủ cơ sở giết mổ heo tập trung Đông Phú phản bác lại những "tố cáo" của tiểu thương"
Để có nguồn thông tin khách quan hơn, PV tiếp tục có buổi làm việc với ông Nguyễn Quang (55 tuổi, trú thị trấn Đông Phú, huyện Quế Sơn), là chủ cơ sở giết mổ tập trung Đông Phú.
Theo lời ông Quang, cơ sở này được ông cùng ông Nguyễn Minh Hùng (một người địa phương) mở ra. "Lò mổ tập trung tại thị trấn Đông Phú này và đưa vào sử dụng vào ngày 1/11/2014, với 100 con được mổ mỗi ngày, đến nay đã có 22 hộ dân thuộc 9 xã, thị trấn của huyện đã đăng ký giết mổ heo tại lò này", ông Quang nói.
"Tôi nói thật ở đây quy định chỉ được nhốt heo không quá 2 đêm. Tức là làm thịt 2 con thì được nhốt 4 con, làm thịt 3 con thì được nhốt 6 con. Nhưng họ (chỉ các tiểu thương - PV) tha thiết xin nhốt thêm vì điều kiện chở heo khó khăn nên mình cũng du di cho họ nhốt 5, 7 ngày. Quãng thời gian lâu nên có thể dẫn đến việc heo chết.
Thực tình chỉ có một số hộ là hay phản ánh thôi, các hộ kia chỉ a dua theo. Họ làm vậy là muốn cơ sở này bị dẹp bỏ đi, họ được về nhà tự giết mổ".
Có hay không chuyện: "Heo chết vẫn mổ bán"?
Theo các tiểu thương chợ Đông Phú như: Huỳnh Thị Nhì, Hồ Thị Hòa, Huỳnh Thị Thọ thì: Ngoài việc để heo họ chết, chủ cơ sở giết mổ cũng như Trạm thú y (đơn vị kiểm tra heo trước khi cho vào cơ sở - PV) không hề chịu trách nhiệm hay giải thích gì với việc heo các tiểu thương "tự dưng" chết.
Một số thịt heo được bày bán tại chợ Đông Phú
Ở một diễn biến khác liên quan đến câu chuyện trên, PV còn ghi nhận được một luồng thông tin đáng chú ý. Theo các tiểu thương trên, khi heo họ chết trước khi giết mổ dù không rõ nguyên nhân, nhưng Trạm thú y huyện Quế Sơn vẫn "dỗ dành" các tiểu thương bán heo chết. "Heo chết, chúng tôi bán không được, người tiêu dùng ai lỡ mua thì chúng tôi mang tội lừa dối. Nhưng bên thú y họ vẫn bảo chúng tôi mổ bán, rồi đóng dấu kiểm dịch vô nữa", một tiểu thương nói.
Liên quan đến sự việc nhạy cảm này, PV đã liên hệ với ông Nguyễn Huệ, Trạm trưởng Trạm thú y huyện Quế Sơn (tỉnh Quảng Nam), đơn vị trực tiếp quản lý, cấp dấu an toàn thực phẩm cho số thịt heo tại lò mổ tập trung Đông Phú. Ông Huệ cho hay: Những phản ánh trên của các tiểu là không chính đáng, ảnh hưởng đến uy tín của Trạm thú y huyện Quế Sơn.
Đầu tiên, theo lời ông Huệ, số heo chết trước khi giết mổ như đã phản ánh của các hộ tiểu thương là hoàn toàn không đúng thực tế. Tại đây, ông Huệ đã cung cấp cho PV những số liệu cụ thể kèm biên bản các vụ việc.
"Qua báo cáo cụ thể của cán bộ trực tiếp làm nhiệm vụ Kiểm soát giết mổ thì số lượng heo chết trước khi giết mổ tại cơ sở này từ trước đến nay là 10 chứ không phải 50 con như lời của các hộ.
Cụ thể: hộ ông Giáp (xã Quế Châu): 01 con; ông Hoàng (xã Quế Minh): 01 con; ông Việt (xã Quế Phong): 01 con, ông Ba (xã Quế Thuận): 01 con; ông Công (xã Quế Thuận): 02 con; ông Bác (thị trấn Đồng Phú): 02 con; bà Sáu (xã Quế Phong): 01 con; bà Thanh (thị trấn Đồng Phú): 01 con", ông Huệ khẳng định.
Chợ Đông Phú, nơi xảy ra vụ việc
Vị này cho biết thêm, không có chuyện Trạm thú y "khuyến khích" người dân giết mổ, bày bán heo đã chết. Mà quy trình kiểm soát giết mổ từ khâu nhập heo cho đến đóng dấu lưu hành đều được các cán bộ Trạm thú y huyện Quế Sơn thực hiện đúng trình tự.
"Riêng heo bị chết, Trạm thú y sẽ kiểm tra, xác định nguyên nhân, ví như đối với con heo của ông Bác (trú thị trấn Đống Phú) chết ngày 27/10 vừa rồi thì chúng tôi xác định do nhiễm bệnh Suyển ghép với Tụ huyết trùng cấp tính nên đã buộc phải xử lý vệ sinh Thú y bằng cách luộc chín toàn bộ thịt trước khi cho tiêu thụ và tiêu hủy phần nội tạng. Tuy nhiên hộ ông Bác không chấp hành và chúng tôi đã buộc phải tiêu hủy (chôn) chứ không cho lưu thông", ông Huệ nói thêm.
Cũng hoàn toàn không như lời các tiểu thương chợ Đông Phú "tố cáo": "Trạm thú y không hề có hỗ trợ gì đến các tiểu thương", thì ông Huệ chia sẻ: "Đối với một số hộ có heo bị chết thì chủ cơ sở giết mổ tập trung đã cùng với cơ quan Thú y chia xẻ rủi ro và đã hỗ trợ một phần thiệt hại cho bà con, đơn cử như: hộ ông Ba (xã Quế Thuận): 600.000 đồng; hộ ông Hoàng (xã Quế Minh): 600.000 đồng và thực hiện miễn giảm phí giết mổ sau đó cho các hộ. Riêng đối với hộ ông Bác (mới bị ngày 27/10) thì chúng tôi đã thống nhất và đã hứa với gia đình ông là sẽ hỗ trợ: 1 triệu đồng".
Ngoài ra, theo tìm hiểu của chúng tôi, chủ cơ sở giết mổ như ông Quang cũng đã thực hiện miễn giảm phí giết mổ sau đó cho các hộ trên.
Không có chuyện bày bán heo chết không rõ nguồn gốc Trao đổi với chúng ông Nguyễn Huệ, Trạm trưởng trạm Thú y huyện Quế Sơn (tỉnh Quảng Nam) khẳng định: "Trạm Thú y huyện Quế Sơn có đầy đủ trang thiết bị đảm bảo kiểm tra, kiểm soát chất lượng heo giết mổ trên địa bàn. Chúng tôi không bao giờ cho phép bày bán heo chết, không rõ nguồn gốc ảnh hưởng đến người dân.Trong quá trình khi cán bộ thú y đã kiểm tra và đóng dấu trên thịt heo, cho xuất lò và lưu thông thì phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc làm của mình trước người tiêu dùng và pháp luật".
NHÂM THÂN
Theo_Người Đưa Tin
Nhiều nơi có sương mù, gió đông bắc cấp 2 Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, hôm nay (26/10), nhiêu nơi có sương mù, gió đông bắc đên đông câp 2. Phía Tây Bắc Bộ Mây thay đổi, có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù. Gió nhẹ. Nhiệt độ thấp nhất từ 19 - 220C, có nơi dưới 180C. Nhiệt độ cao nhất từ...