H5N1 bùng phát ở Nam Định, 70 người được giám sát chặt chẽ
Sở Y tế Nam Định đang theo dõi chặt tình hình sức khỏe đối với 70 người ở các hộ chăn nuôi có gia cầm nhiễm cúm ốm, chết.
Bệnh nhân nhiễm cúm A/ H5N1 rất dễ tử vong.
Đến thời điểm này, sức khỏe của 70 người ở các hộ chăn nuôi có gia cầm nhiễm cúm ốm, chết và những người có liên quan trong khu vực có dịch hiện vẫn bình thường.
Tại Nam Định chưa phát hiện trường hợp nào bị nhiễm cúm liên quan đến gia cầm. Tuy nhiên, Sở Y tế Nam Định yêu cầu các bệnh viện chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, vật tư, phương tiện để ứng phó kịp thời với mọi tình huống xảy ra.
Sở Y tế tỉnh Nam Định đã có công văn gửi các địa phương nhằm giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh đường hô hấp tại các cơ sở y tế và cộng đồng. Đặc biệt, lưu ý các trường hợp có tiền sử tiếp xúc với gia cầm ốm, chết để báo cho Trung tâm y tế huyện, thành phố, lấy mẫu bệnh phẩm gửi về Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương xét nghiệm và tìm các biện pháp các ly, điều trị, phòng chống dịch bệnh.
Ngoài ra, tất cả những người ở các hộ có gia cầm ốm, chết và những người thực hiện nhiệm vụ trong vùng dịch, tham gia tiêu hủy gia cầm đều được lập danh sách theo dõi, báo cáo sức khỏe hàng ngày.
Video đang HOT
Tại Nam Định, từ đầu năm 2017 đến nay, dịch cúm gia cầm A/H5N1 tiếp tục xảy ra ở 8 hộ chăn nuôi, tổng số gia cầm phải tiêu hủy lên tới trên 9.100 con.
Lãnh đạo Cục Y tế Dự phòng cũng cho biết, hiện chưa có thuốc điều trị và vắc-xin phòng cúm A/H5N1 trong khi đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, dễ tử vong.
Virus cúm gây bệnh có nhiều trong chất bài tiết như dịch mũi, họng, phân gia cầm bệnh. Người tiếp xúc trực tiếp với gia cầm bệnh hoặc đồ dùng, dụng cụ chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ bị nhiễm phân, chất tiết của gia cầm bệnh sẽ dễ mắc bệnh.
Những người có yếu tố nguy cơ cao là người ở trong vùng dịch cúm gia cầm trong vòng 2 tuần, tiếp xúc gần với gia cầm bị bệnh (nuôi, buôn bán, vận chuyển, giết mổ, chế biến, ăn thịt gia cầm bị bệnh, ăn tiết canh…); tiếp xúc gần gũi với người bệnh đang nghi ngờ hoặc đã xác định mắc cúm A/H5N1.
Biểu hiện nhiễm cúm A/H5N1 – Sốt trên 38 độ C. – Các triệu chứng về hô hấp như: Ho khan hoặc có đờm, tức ngực, thở nhanh, tím tái…, có thể có ran khi nghe phổi. Diễn biến nhanh chóng tới suy hô hấp. – Xuất hiện các triệu chứng tuần hoàn: nhịp tim nhanh, huyết áp hạ, sốc. – Ngoài ra, một số các triệu chứng khác cũng xuất hiện như: đau đầu, đau cơ, tiêu chảy, suy đa tạng. Thêm nữa, với thời tiết thất thường như hiện nay, các bệnh hô hấp, bệnh cúm thường lây lan rất nhanh, người dân cần có ý thức phòng bệnh.
Theo Danviet
Chủng virus cúm độc lực cực cao chưa từng thấy có thể tràn vào VN
Cục Y tế Dự phòng cảnh báo, virus cúm gia cầm A/H7N9, A/H5N2, A/H5N8... có độc lực cao đang có nguy cơ xâm nhiễm từ Trung Quốc, Campuchia vào Việt Nam.
Các chuyên gia dịch tễ lo ngại cúm gia cầm có độc lực cao sẽ vào Việt Nam
Bộ Y tế vừa phát đi công điện về việc phòng các chủng virus cúm có độc lực cực cao vào Việt Nam.
Theo công điện, tình hình dịch bệnh cúm A/H7N9 đang diễn biến phức tạp ở 13 tỉnh, thành phố của Trung Quốc với số mắc tăng cao đột biến, tỉ lệ tử vong cao (khoảng 40%).
Chỉ trong 2 tháng qua, Trung Quốc ghi nhận hơn 340 trường hợp nhiễm cúm A/H7N9.
Cũng theo thông báo của Tổ chức Thú y quốc tế (OIE), trong tháng 1-2017, đã xảy ra một số ổ dịch cúm A/H5N1 trên gia cầm tại tỉnh Sveyrieng (Campuchia) - địa phương có chung đường biên giới với nước ta.
Trước tình hình trên, Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ cúm A/H7N9 lây lan vào Việt Nam là khó tránh khỏi nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Theo nhận định của Bộ NN-PTNT, virus A/H7N9 và các chủng virus độc lực cao khác như A/H5N2, A/H5N8... chưa từng xuất hiện ở Việt Nam đang có nguy cơ xâm nhiễm vào nước ta, thông qua hoạt động giao thương, nhập lậu gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc từ các tỉnh biên giới giáp với Trung Quốc và Campuchia.
PGS-TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế lo ngại, sự xuất hiện thêm những chủng cúm mới khiến chúng ta phải cảnh giác hơn. Nguy cơ bùng phát cúm gia cầm và các loại cúm gia cầm mới có khả năng lây lan sang người vẫn thường trực.
Các chuyên gia nhận định, virus cúm gia cầm ngày càng nhân rộng và làm thay đổi "bản đồ" bệnh tật của con người. "Các nhà khoa học ước tính có khoảng 144 loại virus cúm. Các chủng cúm ngày càng mạnh mẽ hơn và sinh sôi thêm nhiều "nhánh" mới".
Ngoài ra, nguy hiểm nhất là hiện nay một số virus trước đây có độc lực rất cao như H5N1 chỉ lây ở gia cầm có thể đột biến hoặc tái tổ hợp với virus cúm H1N1 (loại virus lây lan qua đường hô hấp ở người nhưng có một phần gien từ cúm gia cầm) để thành một chủng mới có độc lực mạnh. Khi đó, virus có khả năng lây lan qua đường hô hấp từ người thì có thể sẽ là "thảm họa" của loài người.
Nhận thấy mức độ nguy hiểm của những chủng virus cúm này, Bộ NN-PTNT và Bộ Y tế đề nghị các địa phương, bộ ngành liên quan, chỉ đạo ngăn chặn, nghiêm cấm việc vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu qua biên giới. Ngành y tế khuyến cáo người dân không ăn gia cầm không rõ nguồn gốc.
Theo Danviet
70 xe khách phản đối phân luồng: "Đưa xe về Hà Nội là không đúng" Liên quan đến việc hàng chục chiếc xe khách thuộc các tỉnh Thái Bình, Nam Định đi xe không về Hà Nội để phản ánh việc điều chuyển luồng tuyến tại các bến xe trên địa bàn TP.Hà Nội, lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội cho rằng các nhà xe làm như vậy là không đúng. Có mặt tại bến xe Nước Ngầm...