H là cho Hà Nội
Elizabeth Rush là nhà văn, nhà nhiếp ảnh người Mỹ. Chị đến Hà Nội lần đầu tiên năm 2007 và hiện đang có mặt ở Hà Nội để thực hiện triển lãm ảnh cùng với 4 tác giả khác tại Viện Goethe từ 15.4 – 15.5 và ra mắt độc giả Việt Nam cuốn sách “Lost & Found Hanoi” (Tạm dịch: Hà Nội: Lạc lối và Tìm thấy).
Elizabeth Rush là nhà thơ, nhà văn và nhà nhiếp ảnh người Mỹ. Hiện chị đang ở Hà Nội để thực hiện triển lãm “Lost & Found Hanoi” và giới thiệu cuốn sách cùng tên tới độc giả Việt Nam. Ảnh: Twitter
Elizabeth là người chịu trách nhiệm biên tập và là một trong 5 nhà nhiếp ảnh của cuốn sách “Lost & Found Hanoi” do Things Asian Press xuất bản. Cuốn sách ảnh dày 240 trang đem đến cho độc giả 5 góc nhìn khác biệt về những góc khuất của Hà Nội, về thành phố nơi họ sinh sống và yêu thương, gắn bó, hay là nơi họ từng đặt chân đến và bị vẻ đẹp giản dị trộn lẫn giữa xưa cũ và tươi mới của nó mê hoặc.
Theo Elizabeth, “Lost & Found Hanoi” là “một bộ sưu tập các bức ảnh của những con người yêu thành phố đầy phức tạp này. Yêu Hà Nội có nghĩa là phải chịu đựng trước những tầng lớp, những mê cung của thành phố này – những ngõ ngách, những câu chuyện ngụ ngôn, những người mẫu thời trang, thợ sửa máy và xe máy nhiều như cá con. Khi bạn đã có tình cảm với Hà Nội, thành phố đặc biệt này sẽ đưa trả bạn một chiếc chìa khóa kỳ diệu mở ra cánh cửa ngăn cách giữa quá khứ và hiện tại”.
Video đang HOT
“H is for Hanoi” đánh dấu sự hợp tác của Elizabeth Rush và họa sĩ Nguyễn Nghĩa Cương. Những bức tranh minh họa độc đáo và khôi hài của họa sĩ Cương kết hợp hoàn hảo với cốt truyện của Elizabeth, tạo nên cuốn sách gối đầu giường của trẻ em cho đến rất nhiều năm về sau. Ảnh: elizabethrush.net
Dự định ban đầu của Elizabeth là đặt chân đến đất Lào. Nhưng từ sự gợi ý của một người bạn, chị đã thay đổi ý định và “bén duyên” nghệ thuật với Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến. Chị viết: “Năm 2007 khi tôi đến sống tại Hà Nội, thành phố này cho tôi cảm giác như không thể nào hòa nhập được – ồn ào, hỗn loạn, thách thức và vô cùng chật chội. Chỉ đến khi ra đến ngoại thành, nơi có những căn nhà một gian dựng bằng tre và những cánh đồng được san bằng dần nhường chỗ cho các đô thị, tôi mới bắt đầu hiểu được khoảng cách về tinh thần và tâm linh mà người Hà Nội phải vượt qua mỗi ngày. Ở đâu đó trên quãng đường từ hồ Trúc Bạch ra đến Big C, tôi chợt nhận ra người Hà Nội sống trong vài thế kỷ khác nhau ở cùng một thời điểm”.
Elizabeth bị quyến rũ bởi vẻ đẹp của những thứ tưởng như bình thường nhất: Cây hoa sữa tắm mình trong ánh đèn nê-ông trang trí, vườn bắp cải dưới chân cầu Long Biên, tấm bạt che sờn rách ở chợ nông sản trên đường Thụy Khuê, những ngăn để đồ bằng bêtông nơi người thợ máy để bữa trưa, một khung cửa sổ mở… Từ những bề bộn xô bồ, những vẻ đẹp bất ngờ hiện ra. Ngay cả lớp bụi trong không khí như dính cả vào răng khi phóng xe trên đường vào những buổi chiều tà cũng khiến chị cảm thấy thích thú.
“Ở Hà Nội, ngày nào cũng đều đều như nhau” – chị nhận xét – “Ngày tiếp ngày, rồi lại tiếp ngày trôi đi như hòa tan vào nhau. Ở đây, thời gian như một dòng sông nơi mà mọi thứ từ lịch sử, kiến trúc, ngôn ngữ, vận may cùng hòa chung. Sống ở Hà Nội là phải hòa mình cùng dòng chảy ấy, dòng chảy của nghìn năm văn hiến”.
Trong 5 năm qua, Elizabeth đã hợp tác với nhiều nghệ sĩ đương đại Châu Á trong dự án xuất bản loạt sách “The Alphabetical World” ( Thế giới qua bảng chữ cái) với nguyện vọng khiến các nền văn hóa khác nhau ở Châu Á trở nên gần gũi hơn với trẻ em thông qua các tác phẩm nghệ thuật.
Trong dự án “The Alphabetical World”, Elizabeth đã xuất bản các cuốn “H is for Hanoi”, “I is for Indonesia” và “M is for Myanmar”. “H is for Hanoi” là câu chuyện về hành trình tìm lại ký ức của một người nghệ sĩ sau một thời gian dài xa quê hương. Nó giống như một câu chuyện cổ tích ru trẻ vào giấc ngủ hằng đêm trong giấc mơ về một thành phố đặc biệt và dần in sâu trong tiềm thức trẻ hành trình kỳ lạ đó, với người nghệ sĩ bay trong đêm Hà Nội tĩnh lặng cùng đàn chim, với mùi hương hoa sữa ngọt ngào và tiếng rao của những người bán hàng rong, với quãng đường tìm về sông Hồng cùng rùa thần, bài ca dao về hoa sen và một ông già “cổ kính như một ngôi chùa”…
Hiện tại, chị đang thực hiện dự án sách ghi lại câu chuyện có thật về cách thức đối phó với vấn đề nước biển dâng của những người dân sống tách biệt với xã hội. Sắp tới, chị sẽ tiếp tục hợp tác với Nhà xuất bản Things Asian Press để cho ra mắt cuốn sách “Still Lifes from a Vanishing City” (Tạm dịch: Thành phố đang biến mất nhưng sự sống vẫn tồn tại). Cuốn sách ghi lại quá trình tái chiếm không gian đô thị của vùng thuộc địa ở thành phố Yangon (Myanmar), dự định phát hành trong năm 2014.
“Tôi biết, có thể đây là cơ hội cuối cùng được đặt chân đến Yangon – một thành phố vượt xa khỏi sự tưởng tượng của những người xây dựng lên nó, một thành phố không còn tập trung vào sự ngạo mạn và tiến bộ, mà thay vào đó là sự khiêm nhường và sự tồn tại bền bỉ, thầm lặng. “Still Lifes from a Vanishing City” là tập hợp những câu chuyện về cuộc sống trên nền đống đổ nát của một đế chế bị bỏ rơi. Có thể trong một vài thập kỷ tới, chúng ta sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về cách ta sẽ sống như thế nào trong một thành phố được dựng lên bởi một hệ thống thiếu bền vững và cách những người dân thiếu may mắn ở đây đã sống như thế nào từ những thứ người khác bỏ lại phía sau”.
Theo Laodong
"Bậc thầy nghệ thuật truyện ngắn đương đại" đoạt giải Nobel Văn học
Nữ văn sĩ Canada Alice Monro - một bậc thầy của truyện ngắn đương đại, đã được Viện Hàn lâm Thụy Điển vinh danh là người đoạt giải Nobel Văn học năm 2013.
Nữ văn sĩ Canada Alice Monro
Nhà văn Alice Monro sinh ngày 10-7-1931 tại Wingham, Ontario, Canada. Alice Monro đam mê viết truyện ngắn từ khi bà còn nhỏ, nhưng mãi tới năm 1968 mới xuất bản truyện ngắn đầu tay "Khiêu vũ với bóng hạnh phúc", gây tiếng vang trong văn giới tại Canada. Phần lớn các tác phẩm được bà khai thác từ những đề tài về chính cuộc sống nơi bà sinh sống, xoay quanh các vấn đề đời sống, xã hội mang đậm tính nhân văn. Các nhân vật được bà xây dựng hình tượng hết sức chân thật nhưng "cái kết" của cốt truyện lại khiến độc giả khó đoán.
Do vậy, bà được nhiều người so sánh với bậc thầy về nghệ thuật truyện ngắn của Nga Anton Chekhov. Những tác phẩm của bà được nhiều độc giả biết đến như Runaway, Hateship, Friendship, Courtship, Loveship, Marriage... và bà đã xuất bản 15 tập truyện ngắn. Tập truyện ngắn "Thân gửi cuộc đời" (tạm dịch) được xem như lời giã từ sự nghiệp văn chương của bà. Được biết, Alice Monro là nhà văn đầu tiên của thể loại truyện ngắn được vinh danh nhận giải Nobel Văn học, xóa bỏ truyền thống chỉ tôn vinh những tiểu thuyết gia.
Theo ANTD
Báo chí vô cảm: Việt Nam cũng dự phần Câu chuyện thông tin và đạo đức báo chí lâu nay đã làm tốn không biết bao nhiêu giấy mực của chính báo chí, nhưng nó vẫn luôn nóng hổi như mới hôm qua. Việc Đài truyền hình KBS nổi tiếng của Hàn Quốc quay lại toàn bộ vụ tự tử của đại diện tổ chức phi chính phủ Korean Men's Association đã...